Cách ăn thịt chó, dồi chó, nấu thịt chó, nhậu thịt chó

  1. Ẩm thực

  • Thịt chó hấp

  • Thịt chó nướng

  • Thịt chó nấu rựa mận

  • Dồi chó

  • Thịt chó xáo măng

  • Thịt chó xào lăn

  • Thịt chó nấu giả cầy

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758372-1628329309.jpg

tại một số bàn nhậu, khi đã ngà ngà say, dân nhậu hay gọi món “khẩu pháo” của chó để ăn với mục đích ăn gì bổ đó

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121958-1628330399.jpg

Mẹt Thịt Chó-đầy đủ các món

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758402-1628330554.jpg

--------------------

Rau thơm ăn kèm gồm lá mơ, mùi tàu, húng quế, …..

Lá mơ

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/thit-cho-an-voi-rau-gi-2-1628329486.jpg

Củ sả

Củ riềng, mẻ

Chuối xanh

Khế chua

Các loại rau thơm

Ngoài lá mơ và sả là hai loại rau chính thường được ăn kèm với thịt chó thì nhiều người còn hay sử dụng một số loại rau thơm, đặc biệt là húng chó chó, húng lủi hay rau ngổ. Mùi hương của các loại rau này sẽ giúp át bớt mùi ‘tanh’ của thịt chó và giúp cho món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn hơn.

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/thit-cho-an-voi-rau-gi-5-1628329486.jpg

7 món chính của cầy tơ là: Luộc (hấp); nướng, chả chìa, nhựa mận, xáo măng, sườn non áp chảo và mòn lòng dồi.

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/871321915916758376-1628329558.jpg

Quan niệm người Việt từ trước đến nay vẫn cho rằng: ăn thịt chó đầu năm, đầu tháng thì sẽ không tốt, không gặp may mắn trong cả năm, cả tháng đó; nhưng ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay thì lại là xua đuổi cái "vận đen" đi. Thịt chó cũng được sử dụng trong các dịp cỗ bàn, gặp mặt, cảm ơn, hội họp, quà tặng.

https://cdn.noron.vn/2021/08/07/68697107351121942-1628329765.jpg

Thịt chó chuẩn phải thui bằng Rơm, chứ không bằng Khò lửa

  • Dồi chó là món khá quan trọng, làm hơi lâu vì ruột nhỏ, công thức cơ bản để làm món dồi chó là đậu xanh rang, lá mơ, hành lá, một chút sả băm, tiết chó, mỡ chài băm nhuyễn trộn chung vào nhau. Các gia vị như hạt nêm, mì chính cho vào đảo đều để đông lại rồi làm dồi. Dồi làm xong đem luộc rồi cuốn chặt vào cây đem nướng qua rơm cho thơm hơn. Gan luộc xong thì gói lá mơ chấm mắm tôm thì còn gì bằng.

  • Món luộc thì chọn thịt mông đùi của con chó và thêm thịt ba rọi loại ngon. Người chế biến thịt chó ngon là khi luộc lên không bị khô, thịt mềm và ngọt, thịt luộc phải bám tí mỡ ăn mới bùi mà ngậy khi quấn chung với lá mơ.

  • Nhựa mận thì là thịt bụng và ba rọi, những miếng thịt mỡ đem thái miếng, bóp với riềng giã nhuyễn, mẻ, mắm tôm. Dân gian có câu: “Kém mẻ, khoẻ riềng, nhiều mắm tôm” là vậy. Nếu mẻ ngấu quá thì nên cho ít lại. Nêm thêm chút bột ngọt, chút hạt nêm và tiết làm dồi còn thừa để nồi nhựa mận trông bắt mắt hơn, ướp nửa tiếng thì bắt đầu đun sôi nhỏ lửa. Nhựa mận phải nấu 2 lửa ăn mới ngon, nghĩa là chín rồi thì tắt bếp đi, khi nào ăn thì đun lại gọi là nhựa mận 2 lửa. Nước nhựa mận mà chan cơm hoặc bún ăn thì trên đời này còn gì thú bằng.

  • Chả chìa là thịt băm nhuyễn, tẩm ướp các gia vị cho vừa ăn, rồi đắp vào 1 đầu cây sả đem nướng lên, mùi sả toát ra quyện với mùi thịt nướng cũng nức mũi không kém

  • Mòn nướng được lấy thịt từ sườn hoặc ba chỉ tuỳ theo sở thích của mỗi người, đem nướng than hoa (than củi) vẫn giữ được nguyên vị ngon ngọt thừ cầy.

  • Xáo măng: Ở đây là măng lứa tươi (măng vàng), măng đem luộc qua với nước muối khoảng 10 phút cho thải bớt mùi và các tạp chất, sau đó rửa sạch, chẻ dọc sợi bằng ngón tay. Xương nấu xáo măng là sương sống, đầu, cổ, chân của chó, đêm xào xơ qua cho ngấm mắm muối, rồi hầm cho ra nước ngọt. Khi gần ăn thì đem măng xào cho ngấm gia vị mắm muối rồi đổ chung với xương đã hầm, nêm nếm vừa ăn. Xáo măng thịt chó ở Nam Định thường cho thêm chút mắm tôm cho thơm, ngoài ra còn hành lá, mùi tàu (ngò gai), rau mùi (ngò rí) để thơm và quyện hơn. Món này ăn với bún thì hợp vô cùng.

Từ khóa: 

ẩm thực