Cách kể các câu chuyện truyền thông?

  1. Marketing

Như bản thân mình, đối với đa phần các video quảng cáo không có câu chuyện sâu sắc, mình có thể cảm nhận được nó là 1 video quảng cáo trong 5s đầu tiên và thường sẽ chuyển kênh, đóng video và quên đi thông điệp mới xem ngay lập tức.

Vì mọi người thông thường sẽ thích và lưu nhớ những câu chuyện có nội dung, cốt truyện, tình tiết thắt mở hơn là các sự kiện, lời kêu gọi không sâu sắc. nên người làm truyền thông sẽ cần nghĩ ra các Câu chuyện truyền thông có đầu đuôi và cảm xúc..

Làm thế nào để câu chuyện truyền thông chạm được đến người nghe mục tiêu của mình? Các bước brainstorm cơ bản để phác họa được Câu chuyện truyền thông cho một brand mới ra mắt trên thị trường là gì? Mọi người chia sẻ giúp mình với ạ.

Từ khóa: 

branding

,

truyền thông

,

marketing

Brand story nó không chỉ là cái video quảng cáo, bạn nên phân biệt rõ brand story là gì trước khi đi sâu về cách kể chuyện như thế nào.

Video, hình ảnh, visual art... nó chỉ là công cụ kể câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm của bạn mà thôi.

Để kể câu chuyện về thương hiệu, trước tiên bạn phải đảm bảo bạn biết bạn đang nói về cái gì? 

  • Hãy đảm bảo bạn hiểu về định vị thương hiệu & làm rõ các thông tin , ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc: Thương hiệu / DN bạn là ai - Hoạt động trong lĩnh vực gì (What/ Who) ; Tại sao bạn lại có mặt , ra đời/ lựa chọn ? Sự khác biệt của thương hiệu của bạn là gì (Why) ; giá trị của thương hiệu của bạn được thể hiện như thế nào? ...
  • Sau khi có rõ ràng, đầy đủ thông tin; để kể chuyện hãy sắp xếp cho câu chuyện của bạn một bố cục chặt chẽ & thống nhất với mọi đối tượng. Ví dụ với các thông tin đã làm rõ ở bước 1, bạn có thể bắt đầu kể về câu chuyện tại sao sản phẩm lại hình thành, hình thành vì sứ mệnh gì, rồi từ đó xây dựng 1 chuỗi tiếp nối các nội dung. (Như là cách bạn làm văn, có mở bài thân bài kết luận, thì đoạn này bạn hãy hình thành bố cục , sắp xếp mạch lạc cho các thông tin của bạn) 
  • Thêm gia vị, thắt mở cho câu chuyện -> Thêm "muối" & tạo ra cá tính cho brand của bạn, đây là đoạn bạn truyền được cảm hứng, tinh thần của brand cho khách hàng. Từ việc định hình tính cách, tinh thần, giá trị thương hiệu đem lại cho khách hàng, đến đoạn này bạn có thể thêm "gia vị" để tạo ra cảm hứng. Đó có thể là nhân cách hóa qua hình tượng một cá nhân, hoặc chọn những điểm chạm cảm xúc muốn tạo ra với đối tượng mục tiêu. Ở phần này nếu bạn có thể hình dung tốt thì các video, visual art... sẽ có khá nhiều đất giúp bạn sáng tạo, truyền cảm hứng cho audience của bạn.

Trả lời

Brand story nó không chỉ là cái video quảng cáo, bạn nên phân biệt rõ brand story là gì trước khi đi sâu về cách kể chuyện như thế nào.

Video, hình ảnh, visual art... nó chỉ là công cụ kể câu chuyện về thương hiệu, sản phẩm của bạn mà thôi.

Để kể câu chuyện về thương hiệu, trước tiên bạn phải đảm bảo bạn biết bạn đang nói về cái gì? 

  • Hãy đảm bảo bạn hiểu về định vị thương hiệu & làm rõ các thông tin , ý tưởng một cách rõ ràng, mạch lạc: Thương hiệu / DN bạn là ai - Hoạt động trong lĩnh vực gì (What/ Who) ; Tại sao bạn lại có mặt , ra đời/ lựa chọn ? Sự khác biệt của thương hiệu của bạn là gì (Why) ; giá trị của thương hiệu của bạn được thể hiện như thế nào? ...
  • Sau khi có rõ ràng, đầy đủ thông tin; để kể chuyện hãy sắp xếp cho câu chuyện của bạn một bố cục chặt chẽ & thống nhất với mọi đối tượng. Ví dụ với các thông tin đã làm rõ ở bước 1, bạn có thể bắt đầu kể về câu chuyện tại sao sản phẩm lại hình thành, hình thành vì sứ mệnh gì, rồi từ đó xây dựng 1 chuỗi tiếp nối các nội dung. (Như là cách bạn làm văn, có mở bài thân bài kết luận, thì đoạn này bạn hãy hình thành bố cục , sắp xếp mạch lạc cho các thông tin của bạn) 
  • Thêm gia vị, thắt mở cho câu chuyện -> Thêm "muối" & tạo ra cá tính cho brand của bạn, đây là đoạn bạn truyền được cảm hứng, tinh thần của brand cho khách hàng. Từ việc định hình tính cách, tinh thần, giá trị thương hiệu đem lại cho khách hàng, đến đoạn này bạn có thể thêm "gia vị" để tạo ra cảm hứng. Đó có thể là nhân cách hóa qua hình tượng một cá nhân, hoặc chọn những điểm chạm cảm xúc muốn tạo ra với đối tượng mục tiêu. Ở phần này nếu bạn có thể hình dung tốt thì các video, visual art... sẽ có khá nhiều đất giúp bạn sáng tạo, truyền cảm hứng cho audience của bạn.