Làm thế nào để đặt câu hỏi một cách thông minh?

  1. Kỹ năng mềm

Đã bao giờ bạn có câu hỏi nhưng lại sợ những gì người khác nghĩ chưa? Hoặc bạn lo rằng mình sẽ không được trả lời đúng ý? Hay nghĩ rằng nếu đặt câu hỏi đó ra thì mình sẽ bị đánh giá là người thiếu hiểu biết? Mình đã rất nhiều lần bị như thế, và vẫn chưa biết cách nên đặt câu hỏi như thế nào để có thể nhận được một câu trả lời vừa ý nhất.

Từ khóa: 

kỹ năng mềm

Hãy suy nghĩ kĩ theo một số hướng sau xem sao bạn nhé:
Vì sao phải hỏi câu đó?
Câu hỏi đó có ý nghĩa gì? Tác động tới ai? Nên hỏi ai? Hỏi thế nào?
Khi suy nghĩ thông suốt rồi mới hỏi để làm rõ thì không ai ngại trả lời bạn đâu. Trừ khi em ngu ngơ dại khờ nên gỉ gi gì cũng hỏi thì cũng hơi khó thật.
Trả lời
Hãy suy nghĩ kĩ theo một số hướng sau xem sao bạn nhé:
Vì sao phải hỏi câu đó?
Câu hỏi đó có ý nghĩa gì? Tác động tới ai? Nên hỏi ai? Hỏi thế nào?
Khi suy nghĩ thông suốt rồi mới hỏi để làm rõ thì không ai ngại trả lời bạn đâu. Trừ khi em ngu ngơ dại khờ nên gỉ gi gì cũng hỏi thì cũng hơi khó thật.

Theo tôi thì bạn hãy quên chuyện đặt câu hỏi thông minh đi, thay vào đó hãy quan tâm đến việc đặt câu hỏi có thể giúp được bạn.

Chúng ta thường nghĩ quá nhiều thứ không cần và không nên nghĩ khi trước khi làm một việc. Việc bạn nên nghĩ khi đặt câu hỏi là "Vấn đề của tôi là gì?" và "Làm thế nào để giải quyết vấn đề đó?" Chẳng hạn, nếu bạn mới vào công ty và không hiểu cách đặt phòng họp, hãy hỏi một câu hỏi để người ta có thể chỉ cho bạn cách làm, chỉ thế thôi.

Không chỉ trong việc đặt câu hỏi, trong tất cả mọi việc mà bạn làm, hãy nghĩ đến mục đích của bạn, và chuyện sẽ xảy ra sau khi bạn làm. Chẳng hạn, khi viết, chúng ta không cố chứng tỏ cho người đọc thấy rằng mình có thể dùng một loại tiếng Việt hàn lâm làm người đọc phải vừa tra từ điển vừa đọc, có oai một chút đấy nhưng nếu không làm người đọc hiểu điều ta muốn họ hiểu, thì làm thế chỉ tự làm phiền mình.

Suy nghĩ của người khác không thể làm hại bạn được, hãy mặc kệ nó. Bạn không biết và phải hỏi thì sự thật là bạn thiếu hiểu biết rồi, có dùng một từ khác đẹp hơn để nói về chuyện ấy thì sự thật vẫn là bạn không biết nên phải hỏi. Đừng tìm câu trả lời vừa ý nhất, một con người bình thường chỉ đủ hiểu biết về người khác và về bản thân để biết câu trả lời nào là "vừa ý" mình thôi, còn "vừa ý nhất" thì ...

Hơn thế nữa, nếu được, hãy quên cả chuyện câu trả lời có vừa ý hay không đi. Cái bạn cần để tâm là câu trả lời có giúp được bạn hay không. Nếu bạn hỏi cấp trên về những điều bạn phải cố gắng thêm, mà họ nói bạn tốt quá rồi, thì nghe có vẻ vui đấy, nhưng đa phần những câu trả lời kiểu ấy là có hại cho bạn, hoặc nhẹ nhất thì cũng chẳng có lợi gì.

Tóm lại, hãy mặc kệ người khác nghĩ gì đi, và tìm cách đặt một câu hỏi mà câu trả lời sẽ có ích cho bạn. Nếu hôm nay bạn thiếu hiểu biết thì chỉ là bạn giống mọi người thôi, nhưng nếu ngày mai vẫn thế, vì bạn không hỏi, thì rõ ràng đó là lỗi của bạn.

Mình nghĩ bài viết này của chị Thanh Mai sẽ cho bạn những giải pháp bổ ích!

phải chấp nhận hạ mình xuống và tự nhận là mình ngu trước đã 😅 ok tôi rất ngu, tiếp thu chậm, và tôi rất thiếu kiến thức về vấn đề này, đối với bạn có thể nó chỉ là một câu hỏi đơn giản, nhưng xin hãy chỉ bảo cặn kẽ cho tôi, vì tôi ngu lắm. rồi xong, đặt câu hỏi. khi đó chẳng ai nói bạn ngu vì đặt một câu hỏi quá đơn giản nữa, thậm chí họ còn tận tình chỉ bảo cho bạn đến nơi đến chốn. và điều quan trọng hơn để người ta đánh giá cao bạn là sau khi bạn tiếp thu được kiến thức từ họ thì hãy hỏi các câu hỏi khó hơn về vấn đề đó để họ thấy được là bạn thật sự đã hiểu được vấn đề và còn biết phát huy sự hiểu biết ở mức độ cao hơn. chúc bạn tinh tấn!

Phải khẳng định một điều rằng, việc đặt câu hỏi là một trong những việc quan trọng trong trong giao tiếp hằng ngày. Thế nhưng đúng là không phải ai cũng có khả năng đặt ra những câu hỏi thông minh, phù hợp để có thể nhận được câu trả lời thỏa đáng nhất. Bạn có thể tìm thấy một vài mẹo nhỏ trên mạng để đặt được những câu hỏi rõ ý và thoáng đạt, tuy nhiên, nếu bạn cần thêm sự trợ giúp cụ thể hơn, mình có thể chia sẻ một số điều sau:

  • Trước tiên, phải tỏ ra tự tin. Bạn hãy thể hiện rằng mình là người thông minh và đã chú ý tối đa, tuy nhiên, chỉ là có chút vấn đề trong khi trao đổi thông tin.
  • Thứ hai, nói rõ ràng, rành mạch hết sức có thể. Khi nói, hãy dùng ngôn ngữ chuẩn mực với từ ngữ phù hợp và ngữ pháp chính xác. Việc này sẽ rất có ích trong việc khiến bạn và câu hỏi của bạn trở nên thông minh hơn.
  • Thứ ba, phải hỏi đúng trọng tâm. Điều quan trọng nhất khi đặt ra một câu hỏi thông minh là: có vừa đủ thông tin để hỏi, biết về những điều mình sắp nói và không đặt ra câu hỏi ngớ ngẩn. Nói chung, không có câu hỏi nào là ngớ ngẩn, nhưng nếu bạn có thể tự tìm được câu trả lời thông qua Google mà vẫn đi hỏi thì như vậy là ngớ ngẩn. Hãy học cách hoàn thiện câu hỏi trước khi nhờ người khác giải đáp.
  • Thứ tư, cân nhắc mục đích. Bạn cần phải quyết định xem câu hỏi của mình có mục đích gì, câu trả lời sẽ giúp bạn đạt được điều gì? Việc này sẽ có ích khi bạn cần quyết định mình cần thông tin gì từ người được hỏi. Bạn càng hiểu rõ điều mình cần, câu hỏi của bạn sẽ càng thông minh hơn và bạn cũng sẽ có vẻ như vậy.
  • Cuối cùng, hãy tìm đúng người để hỏi. Một yếu tố quan trọng khác khi muốn đặt ra câu hỏi thông minh là đảm bảo bạn đã hỏi đúng người. Nếu hỏi đúng người, bạn mới có thể nhận được một câu trả lời đúng và thỏa đáng nhất.

Hy vọng những chia sẻ của mình sẽ thật sự hữu ích với bạn!