Cách nói "thằng đàn bà" liệu có mang ý xem thường phụ nữ?

  1. Xã hội

Mình là nữ, lần đầu nghe câu này mình thấy kỳ kỳ. Kiểu sao đàn bà lại thành đối tượng để so sánh với một người có tính xấu.

Nhưng dựa vào quan sát hơn 20 năm cuộc đời, thì những tính được cho là đàn bà đúng là xuất hiện ở nữ nhiều hơn -_- (không biết do bản tính bẩm sinh hay do môi trường, cách dạy dỗ nữa).

Có "thằng đàn bà" tức là đàn ông cũng có tính cách đó. Sao không dùng sự phong phú của tiếng Việt để miêu tả nhỉ mà lại gom chung hết các tính cách xấu đó thành "đàn bà".

Chưa kể có những trường hợp chẳng phải xấu tính gì đâu, chỉ là đang tranh luận thì bạn nữ đuối lý nên bảo bạn nam đàn bà, đàn ông mà đôi co với phụ nữ.

Vậy là đàn bà thì mặc định gắn với cái xấu, đàn bà mới tranh luận với nhau còn đàn ông thì ở tầm khác, đừng chấp làm gì ấy hả?

Câu này có từ xưa mà thời đó thì phụ nữ không được học nên kém cỏi cũng phải. Nhưng giờ thì khác nên có lẽ câu này cũng không còn phù hợp nữa nhỉ?


Từ khóa: 

xã hội

Trả lời 1 cách đơn giản là nó ko có ý xem thường phụ nữ mà xem thường tên kia.
1 cái bếp thì phải nóng mới là cái bếp, cũng như tủ lạnh phải thật lạnh. Nếu đổi ngược lại cái bếp gì mà "nguội ngắt" như cái tủ lạnh, còn tủ lạnh gì mà "nóng sôi sôi" như cái lò. 2 câu này đâu thể nói là xem thường cái tủ hay cái bếp hay cái tính lạnh, nóng đâu đúng ko? Chỉ là đang xem thường cái lò lạnh ko thể nấu và cái tủ nóng ko thể trữ thức ăn thôi.
Cái tính chất áp ko đúng chỗ ko phải là tính chất sai mà cái chỗ áp cái tính đó mới là thứ sai. Bản chất thế này mà lại làm như thế kia thì bị chửi thôi. Nên với những cô gái cục mịch, tính cách, hành động như nam giới thì ng ta cũng kêu cái "bà đàn ông" đấy thôi :D
Ví von vậy là xem thường ng bị ví chứ ko phải xem thường ng đc đem ra ví đâu :D
Trả lời
Trả lời 1 cách đơn giản là nó ko có ý xem thường phụ nữ mà xem thường tên kia.
1 cái bếp thì phải nóng mới là cái bếp, cũng như tủ lạnh phải thật lạnh. Nếu đổi ngược lại cái bếp gì mà "nguội ngắt" như cái tủ lạnh, còn tủ lạnh gì mà "nóng sôi sôi" như cái lò. 2 câu này đâu thể nói là xem thường cái tủ hay cái bếp hay cái tính lạnh, nóng đâu đúng ko? Chỉ là đang xem thường cái lò lạnh ko thể nấu và cái tủ nóng ko thể trữ thức ăn thôi.
Cái tính chất áp ko đúng chỗ ko phải là tính chất sai mà cái chỗ áp cái tính đó mới là thứ sai. Bản chất thế này mà lại làm như thế kia thì bị chửi thôi. Nên với những cô gái cục mịch, tính cách, hành động như nam giới thì ng ta cũng kêu cái "bà đàn ông" đấy thôi :D
Ví von vậy là xem thường ng bị ví chứ ko phải xem thường ng đc đem ra ví đâu :D

Haha, đây là một câu hỏi hay, trên Noron xứng đáng có thêm những câu thú vị như vầy 😂

Để mà nói về việc ví von thì các cụ ngày xưa cái gì cũng hay! Không chỉ riêng giới tính "đàn bà" bị gắn ghép những hình ảnh tiêu cực mà còn là vùng miền, hình dáng nữa, ví dụ như câu:

"dân Thanh Hóa ă*********************u" 

(Ở đây nói người Thanh Hóa tính ăn người, keo kiệt lại còn bẩn tính)

hay

"Nhất lé, nhì lùn, tam hô, tứ rỗ" 

(chỉ người có tích cách xấu, tiểu nhân đều tồn tại 4 loại hình thức: mắt lé, chiều cao lùn, răng hô, mặt rỗ)

Ở đây, từ "đàn bà" được miêu tả cho tính cách lắm chuyện, cãi cùn, cãi cố, ẻo lả hoặc vô duyên. Nói chung là, người ta quy chụp cái phần đa số của ngày xưa (thực chất chả phải đa số lắm, nhưng do tính khinh nữ nên vậy) lên toàn bộ người phụ nữ ở mọi thời đại. 

Cái tư tưởng này thực sự thì không đúng khi nói về phụ nữ hiện đại ngày nay (có ăn, có học, cư xử văn minh, xinh đẹp, lắm tài,...) nhưng nó vẫn tồn tại ở nhiều người đàn ông và cũng tồn tại ở chính phụ nữ. Như bạn, tôi cũng đã bắt gặp không ít những trường hợp đuối lý xong rồi phản biện lại bằng cái câu mang đậm tính trù ẻo bản thân (gậy ông đập lưng ông) như thế này "THẰNG ĐÀN BÀ" hay "MÀY MẶC VÁY VÀO ĐI" (một trang phục mà phụ nữ thường mặc). 

Đồng quan điểm với bạn vì câu nói này đúng là mang ý xem thường phụ nữ và mang đậm định kiến thời xưa (tư duy trọng nam khinh nữ). Cần được loại bỏ trong tâm thức cũng như là phải được tuyên truyền tháo gỡ những định kiến xưa cũ kiểu như thế này!

Tớ đã nghe nhiều người nói một người đàn ông là "thằng đàn bà rất nhiều. Đại loại là “Con trai con đứa gì mà suốt ngày khóc như đàn bà ấy" hay " Sao cứ chuyện bé xé ra to mấy mụ đàn bà thế nhỉ?” hay "đàn ông mặc váy".....

Câu chuyện này có lẽ không có gì xa lạ nữa rồi và có thể bạn vừa phải chịu tổn thương, có thể bạn vừa mới là người thốt ra những lời đó. 
Tớ cũng biết là trong xã hội ngày nay, không riêng gì với nước mình mà các quốc gia khác vẫn còn rất nhiều thành kiến với người phụ nữ. Hay chung quy lại thì là "đàn bà" ấy:))))
Nào là đàn bà tay yếu chân mề, yếu đuối, nước mắt cá xấu, ăn vạ, chanh chua, đanh đá, nhỏ mọn, ích kỉ.  Khi đàn bà được lấy ra làm hình tượng so sánh, điều đó có nghĩa là gì? Mà cái so sánh ở đây lại là trong những trường hợp mà người nói thốt ra những lời nói không mấy hoa mĩ về người đàn ông. Đối với nữ giới điều này chính xác là một sự miệt thị và xúc phạm. Đối với một người nam giới bị lấy ra so sánh, điều này phủ nhận đồng thời cũng nhắc nhở con người họ phải cư xử “phù hợp giới tính” hơn. 
Mình thấy người đàn ông mà bị so sánh là yếu đuối hay mau nước mắt như đàn bà thực sự chẳng đáng thương bằng cái việc họ cũng nào cũng phải gồng mình và thể hiện cái chất "manly" của mình, lúc nào cũng ngẩng cao đầu mà ưỡn vai, ưỡn ngực với đời. Chính những người không cho phép mình yếu đuối mới là những người sống vô cảm, không có chính kiến, dễ sa vào tệ nạn xã hội. Việc cuộc đời của con người bị gò bó trong một khuôn mẫu chật hẹp như vậy thì thực sự là quá mệt mỏi. 
Theo tớ, tốt nhất, thay vì so sánh hay gọi là "thằng đàn ông", "con đàn bà" thì hãy để họ là chính mình đi. Ngay cả khi người ta sống đúng với bản chất của mình cũng đã có nhiều định kiến và áp lực rồi:>

Và, như anh Nam có nói ở dưới đó, hãy có ý thức với những phát ngôn của bản thân, bởi ai cũng có ít nhất một người phụ nữ mà họ biết ơn trong đời. 
Đàn bà đái ngồi nên thằng đàn bà thấp hơn thằng đàn ông là đúng rồi.hi

Điều này liên quan đến nhận thức mang tính chất hình mẫu, áp đặt về đặc điểm của người đàn ông. Nếu quan tâm và muốn tìm hiểu rõ hơn bạn tìm đọc cuốn "Mặt nạ nam tính" của Lewis Howes nhé.

Còn mình nghĩ không ai tỉnh táo mà lại đi xem thường phụ nữ, vì ai cũng có một người mẹ đúng không? 

Nhiều lúc cũng vô thức sử dụng câu nói này khi tranh cãi với một vài bạn nam vô duyên, khinh thường phụ nữ cậu ạ. 🙃

Tớ nghĩ là tớ sẽ không sử dụng câu này nữa và chuyển sang công kích kiểu có học hơn 😅.

Mình nghĩ cái này còn xuất phát từ định kiến giới nữa. Con trai thì lúc nào cũng phải galant, tử tế, nhường nhịn con gái. Còn con gái lúc nào cũng phải nhu mì, nghe lời, dịu dàng, biết điều. Dùng "thằng đàn bà" vô hình trung cổ súy cho định kiến giới dù bây giờ là xã hội hiện đại rồi và người ta lúc nào cũng rao giảng về bình đẳng giới. 

Mỗi khi muốn chửi thầm ai đó, mình đều nghĩ tới câu hỏi này của bạn và cố gắng tìm một ngôn ngữ khác thay thế. Theo mình, "thằng đàn bà" đúng là văn phong của sự bất lực và coi thường phụ nữ. Nói "thằng đàn bà", người ta sẽ mặc định đàn bà là thứ chả ra gì, lúc nào cũng mặc váy phán xét vô cùng thiển cận. Mọi sự tiêu cực, mọi điều không tốt đẹp đều hướng tới phụ nữ. Như vậy chả khác nào phụ nữ thì tự hạ thấp giá trị của mình chỉ bằng mấy "thằng đàn bà", mấy người không ra gì; còn đàn ông thì hả hê cho rằng chỉ có phụ nữ mới xứng đáng bị gián tiếp phê phán như thế. 

https://cdn.noron.vn/2022/12/09/224296863098855-1670559541.jpg

Chưa kể, cách nói "thằng đàn bà" còn vô tình đụng chạm tới những bạn LGBT đồng tính nam. Thử nghĩ mà xem, khi xã hội còn chưa hoàn toàn chấp thuận LGBT, dùng "thằng đàn bà" hay "thằng mặc váy" có phải là một sự khinh bỉ rất lớn đối với xu hướng tình dục của họ hay không? 

Mình không tán thành cách nói "thằng đàn bà" này. Không thể dùng giới tính ra để bêu rếu, trêu đùa, phê phán, bởi nếu tiếp tục như vậy thì chúng ta cũng không khác gì kẻ xấu hay người thiếu kiến thức cả.