Cảm giác thế nào khi bạn có bạn bè trái ngược quan điểm chính trị với bạn?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

chính trị

,

quan điểm

,

bạn bè

,

phong cách sống

Hi Adele, a thấy có bạn bè tranh luận qua lại cũng vui. A cũng là người khá quan tâm đến chính trị, dù không rành. Và a nghĩ có bạn bè khác biệt về lập trường chính trị bên cạnh mình, giúp mình có được góc nhìn hoàn chỉnh hơn là điều rất tốt. Không nên ngại tranh luận để bị lộ ra cái ngu cái dốt của bản thân, điều đó thực chất sẽ giúp chúng ta ngày càng thông thái hơn. :D

Trả lời

Hi Adele, a thấy có bạn bè tranh luận qua lại cũng vui. A cũng là người khá quan tâm đến chính trị, dù không rành. Và a nghĩ có bạn bè khác biệt về lập trường chính trị bên cạnh mình, giúp mình có được góc nhìn hoàn chỉnh hơn là điều rất tốt. Không nên ngại tranh luận để bị lộ ra cái ngu cái dốt của bản thân, điều đó thực chất sẽ giúp chúng ta ngày càng thông thái hơn. :D

Mình thường tranh luận chính trị với mọi người, và thực tế là chưa gặp người nào trái ngược quan điểm chính trị, chỉ là không đồng ý ở một vài điểm trong một vấn đề nào đó thôi. Mỗi khi có điểm gì đó trái nghịch thì có thể tranh cãi tới cùng. Nhưng trong vấn đề khác thì có thể lại đồng quan điểm. Chính vì vậy, đây không hề có vấn đề gì cả.

Nói chung, nếu nhìn ngắn thì có thể thấy chúng ta ngược nhau, nhưng nếu tiếp xúc lâu thì có nhiều cái giống nhau hơn là khác biệt. Quan trọng là có đủ kiên nhẫn và kiềm chế lúc mới gặp nhau mà đã ngược ý nhau hay không thôi...
Điều này thật ra không hay cho lắm. Mình thậm chí còn có quan điểm chính trị ngược với người yêu mình và mình cố gắng không nhắc tới nó quá nhiều vì mỗi lần như vậy sẽ dẫn đến những bất đồng không đáng có giữa hai người. Thực tế là ai cũng muốn giữ quan điểm riêng của mình về chính trị, bởi vậy việc thuyết phục hoặc giải thích với người kia về quan điểm của mình nó là một điều khá khó. Cũng giống như tôn giáo, không thể thuyết phục một người theo công giáo bỏ tôn giáo của họ để theo đạo phật giống mình. Vậy nên mọi người đều có quyền tự do chính trị, tôn giáo. Nếu hai người là bạn bè, thì hãy cố gắng thông cảm cho nhau về điều đó. Đừng đem những chủ đề đó ra để tranh luận với nhau vì rất dễ xảy ra mâu thuẫn. 
Quan điểm chính trị của tôi là tôi ko cần biết ai tổ chức nào đang nắm quyền tôi chỉ cần biết họ có làm gì có lợi cho cs của tôi và mọi người hay ko

Nếu để tranh luận về lý lẽ, luận điểm thì mình thấy dễ hơn. Cái mình gặp là bất đồng về niềm tin á.

  • Bạn mình luôn đưa ra những giả định, thuyết âm mưu và những thông tin không chính thống (không có chính thức hay được xác thực)
  • Bạn cũng cho nằng niềm tin của mình là không đúng. VD: Mình tin Việt Nam không giấu dịch còn bạn mình thì không

Đấy thế nên thực ra không tranh luận được nhiều mà toàn đi vào ngõ cụt thôi. Để tránh sứt mẻ tình bạn thì mình vẫn thường tránh nói về chủ đề này. :))

Sự đang dạng về quan điểm chính trị cũng là 1 điều thú vị, quan trọng là mỗi người cần có sự tôn trọng lẫn nhau mà thôi

Cũng hay mà, ngồi bàn luận chính trị, tôn giáo, xong húng lên chửi nhau, độ kèo gì đấy luôn =)).

Mình thấy thú vị đấy chứ. 2 ng trái ng c quan điểm mới có thể tranh cãi đc, chứ đồng quan điểm với nhau thì còn gì để nói. Mình thật buồn vì bạn bè chẳng có ai thể hiện quan điểm chính trị. Chỉ có bố mình thôi. Nhưng với ng lớn hơn thì khó tranh cãi và 2 cha con cũng ít khi ngược quan điểm lắm.