Cam kết năm mới hay lời hứa cho vui?

  1. Tâm sự cuộc sống

Ngoài bánh chưng bánh tét, thịt mỡ dưa hành, bầu cua xì dách,… thì Tết còn có một “truyền thống” khác nữa, đó là đưa ra những cam kết, hứa hẹn cho năm mới. Nhưng mọi người nghĩ là mấy ai thực hiện được những lời hứa đó.

Từ khóa: 

tâm sự cuộc sống

Mục tiêu là 1 chuyện, thực hiện là việc khác. Hứa hẹn chỉ là đưa ra 1 cái bia với cái hồng tâm là cái đích cuối cùng để mũi tên bắn đến. Nhưng bắn trúng hay trật là ở khả năng mỗi con người và 1 chút may mắn trong đó.

Như năm rồi công ty mình, sếp có những chủ trương, hướng đi. Đùng 1 cái Covid, rồi kẹt thêm thay đổi hồ sơ, giấy tờ, nhất là cái Nghị định 68, hồ sơ xong cả nhưng kẹt cứng. Cuối năm hoàn thành chỉ được 2 phần 3. Đấy chẳng thể gọi là lời hứa cho vui được, chỉ là có cố gắng nhưng ko có may mắn.

1 cá nhâm cũng vậy, năm nay mình sẽ mua đất, năm nay phải làm dư đc vài trăm, năm nay phải cưới vợ. Mục tiêu là vậy, có thể có cố gắng kiếm tiền, nhưng sốt đất chẳng thể đủ tiền mua, Covid thu còn ko có lấy gì lương, cả nước giãn cách ai cho tổ chức mà lấy vợ, kiểu kiểu vậy. Người ngoài nhìn vào thì thấy hứa lèo nhưng đâu thể biết người ta có cố gắng hay ko.

Nên chăng, cam kết hay hứa lèo, chẳng qua do cái mục tiêu nó quá xa để đạt đến như việc cầm cây Ak phạm vi hiệu quả 400m mà nhắm cái hồng tâm cách 2 cây số vậy. Hoặc là chưa lượng được bản thân hoặc là chưa thấy đc cái xa vời của cái đích đấy. Đâu phải trẻ con mà đặt càng cái mục tiêu sẽ trở thành học sinh giỏi để bố mẹ đỡ nhắc trong cái ăn chơi ngày Tết.

Trả lời

Mục tiêu là 1 chuyện, thực hiện là việc khác. Hứa hẹn chỉ là đưa ra 1 cái bia với cái hồng tâm là cái đích cuối cùng để mũi tên bắn đến. Nhưng bắn trúng hay trật là ở khả năng mỗi con người và 1 chút may mắn trong đó.

Như năm rồi công ty mình, sếp có những chủ trương, hướng đi. Đùng 1 cái Covid, rồi kẹt thêm thay đổi hồ sơ, giấy tờ, nhất là cái Nghị định 68, hồ sơ xong cả nhưng kẹt cứng. Cuối năm hoàn thành chỉ được 2 phần 3. Đấy chẳng thể gọi là lời hứa cho vui được, chỉ là có cố gắng nhưng ko có may mắn.

1 cá nhâm cũng vậy, năm nay mình sẽ mua đất, năm nay phải làm dư đc vài trăm, năm nay phải cưới vợ. Mục tiêu là vậy, có thể có cố gắng kiếm tiền, nhưng sốt đất chẳng thể đủ tiền mua, Covid thu còn ko có lấy gì lương, cả nước giãn cách ai cho tổ chức mà lấy vợ, kiểu kiểu vậy. Người ngoài nhìn vào thì thấy hứa lèo nhưng đâu thể biết người ta có cố gắng hay ko.

Nên chăng, cam kết hay hứa lèo, chẳng qua do cái mục tiêu nó quá xa để đạt đến như việc cầm cây Ak phạm vi hiệu quả 400m mà nhắm cái hồng tâm cách 2 cây số vậy. Hoặc là chưa lượng được bản thân hoặc là chưa thấy đc cái xa vời của cái đích đấy. Đâu phải trẻ con mà đặt càng cái mục tiêu sẽ trở thành học sinh giỏi để bố mẹ đỡ nhắc trong cái ăn chơi ngày Tết.

Việc thất bại trong chuyện thực hiện lời hứa năm mới của chính mình không phải hiếm, thế nhưng nguyên do là vì đâu?Theo nghiên cứu trên tạp chí Personality and Social Psychology Bulletin do Kaitlin Woolley (Đại học Cornell) và Ayelet Fishbach (Đại học Chicago) thực hiện, 55.2% các lời cam kết có liên quan đến sức khỏe, cụ thể 31,3% hứa sẽ tập thể dục, 10,4% sẽ ăn uống “heo thì”, và 13,5% sẽ cố gắng tập tành những thói quen lành mạnh hơn.

Tiếp đó là những cam kết liên quan đến vấn đề tài chính, như sẽ để dành một khoản tiết kiệm (20,8%), hay sẽ trả hết những khoản nợ nần (12,5%),… Sức khỏe và tài chính đều là những chuyện khó thực hiện và khó cam kết ở bất cứ thời điểm nào trong năm, chứ đừng nói đến quãng thời gian ngay sau kỳ nghỉ.

Những đối tượng thí nghiệm tham gia nghiên cứu cho biết, sự thích thú / hưởng thụ (enjoyment) và tầm quan trọng (importance) là 2 yếu tố mà họ tin rằng sẽ giúp họ kiên trì với những cam kết của mình. Thực tế thì sao? Kết quả nghiên cứu cho biết, chỉ có sự thích thú mới là thứ quan trọng nhất.

Nói cách khác, chúng ta thường lầm tưởng rằng việc ta thực hiện một hành động hay duy trì một thói quen nào đó là do ta tin tưởng vào tầm quan trọng của nó, ví dụ như ăn uống lành mạnh hoặc tập thể dục thường xuyên là việc quan trọng, vì nó có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều thực sự tác động đến việc ta có duy trì thói quen nào đó hay không lại là kết quả mà việc đó mang lại. Kết quả càng xảy ra nhanh chóng thì khả năng tiếp tục hành động càng cao hơn.