Càng cao tuổi, càng ít ngủ là bình thường?

  1. Sức khoẻ

Mình thấy người già cứ bảo đến tuổi này rồi, ngủ chẳng được nhiều nữa. Nhưng liệu điều đó có đúng không?

Từ khóa: 

sức khoẻ

Tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu ở người cao tuổi có thể hiểu đơn giản là khi già đi, cơ thể thay đổi, những thay đổi này ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe cụ thể của mỗi người mà một hoặc nhiều yếu tố sau đây có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ khi càng lớn tuổi:

  • Sự thay đổi nồng độ hormone Melatonin khiến người càng lớn tuổi càng khó đi vào giấc ngủ. Bởi hormone Melatonin hay còn gọi là hormone bóng đêm được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạng lúc 2-4h sáng, rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện. Melatonin đóng vai trò thiết lập, điều hòa đồng hồ sinh học trong não, điều chỉnh giấc ngủ tự nhiên của con người. Khi càng lớn tuổi, các tế bào phụ trách giấc ngủ chuyên biệt ngày một mất đi dẫn đến giấc ngủ không thể sâu như trước nữa.
  • Mãn kinh gây ra nhiều thay đổi nội tiết ở phụ nữ, dẫn đến vã mồ hôi, các triệu chứng khác lag nguyên nhân gây ra khó ngủ khi càng lớn tuổi
  • Người cao tuổi phải đối mặt với các điều kiện sức khỏe không còn tốt như lúc trẻ. Các căn bệnh mạn tính cản trở giấc ngủ bình thường ví như:
  • Tình trạng viêm khớp gây đau khiến bạn khó ngủ
  • Các bệnh lý như tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt khiến bạn tiểu đêm thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ
  • Bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch khiến tỉnh giấc đột ngột, khó thở hoặc thay đổi nhịp tim ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Bệnh Parkinson, Alzheimer, bệnh lý tâm thần khác gây lo lắng, bồn chồn làm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
  • Các thay đổi trong lối sống ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ:
  • Ít tập thể dục
  • Ngủ trưa nhiều hơn 20 phút, sẽ khiến khó ngủ vào buổi tối
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

(Theo vinmec)

Trả lời

Tình trạng khó ngủ, ngủ không sâu ở người cao tuổi có thể hiểu đơn giản là khi già đi, cơ thể thay đổi, những thay đổi này ảnh hưởng đến thời lượng và chất lượng giấc ngủ. Tùy thuộc vào tình trạng và sức khỏe cụ thể của mỗi người mà một hoặc nhiều yếu tố sau đây có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ khi càng lớn tuổi:

  • Sự thay đổi nồng độ hormone Melatonin khiến người càng lớn tuổi càng khó đi vào giấc ngủ. Bởi hormone Melatonin hay còn gọi là hormone bóng đêm được sản sinh quanh thời điểm mặt trời lặn, tăng mạng lúc 2-4h sáng, rồi giảm dần khi ánh sáng ban ngày xuất hiện. Melatonin đóng vai trò thiết lập, điều hòa đồng hồ sinh học trong não, điều chỉnh giấc ngủ tự nhiên của con người. Khi càng lớn tuổi, các tế bào phụ trách giấc ngủ chuyên biệt ngày một mất đi dẫn đến giấc ngủ không thể sâu như trước nữa.
  • Mãn kinh gây ra nhiều thay đổi nội tiết ở phụ nữ, dẫn đến vã mồ hôi, các triệu chứng khác lag nguyên nhân gây ra khó ngủ khi càng lớn tuổi
  • Người cao tuổi phải đối mặt với các điều kiện sức khỏe không còn tốt như lúc trẻ. Các căn bệnh mạn tính cản trở giấc ngủ bình thường ví như:
  • Tình trạng viêm khớp gây đau khiến bạn khó ngủ
  • Các bệnh lý như tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt khiến bạn tiểu đêm thường xuyên, làm gián đoạn giấc ngủ
  • Bệnh tim, tăng huyết áp, bệnh lý tim mạch khiến tỉnh giấc đột ngột, khó thở hoặc thay đổi nhịp tim ảnh hưởng đến giấc ngủ
  • Bệnh Parkinson, Alzheimer, bệnh lý tâm thần khác gây lo lắng, bồn chồn làm khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu.
  • Các thay đổi trong lối sống ở người cao tuổi cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ:
  • Ít tập thể dục
  • Ngủ trưa nhiều hơn 20 phút, sẽ khiến khó ngủ vào buổi tối
  • Sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá...
  • Sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh gây ảnh hưởng đến giấc ngủ

(Theo vinmec)