"Chảy máu chất xám" đã trở thành một vấn đề lỗi thời?

  1. Giáo dục

Nhắc đến giáo dục Vn, người ta hay nói về "chảy máu chất xám". Nhân tài xứ Việt vì tìm thấy những cơ hội phát triển tốt hơn tại nước ngoài mà sau khi du học hoặc được tiến cử xuất ngoại công tác, thì hầu hết quyết định "một đi không trở lại".

Nhiều người cũng bàn tán về chương trình Đường lên đỉnh Olympia, vốn là một chương trình được tổ chức với mục đích đi tìm các tài năng trẻ cho...nước Úc, quan ngại chuyện trong suốt 20 năm tổ chức, số lượng nhà vô địch Olympia quyết định quay trở lại Vn đóng góp cho tổ quốc chỉ vỏn vẹn...2 người.

Nhưng trong bối cảnh toàn cầu hoá hiện nay, khi mà việc hợp tác trong công việc, giáo dục diễn ra xuyên biên giới, các "Việt kiều" có vô số cách thức khác để đóng góp cho tổ quốc mà không cần phải về nước. Đơn cử có trường hợp của tiến sỹ Alan Phan, được rất nhiều bạn trẻ biết đến và ngưỡng mộ.

Theo bạn thì khái niệm "chảy máu chất xám" đã trở nên lỗi thời chưa?

undefined
Từ khóa: 

chảy máu chất xám

,

brain drain

,

olympia

,

nhân tài

,

giáo dục

Mình cho rằng có nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề này, cho nên nó tuỳ vào việc bạn đứng ở đâu.

Nếu bạn xem thế giới này là phẳng, mọi người đều có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước và thế giới, thông qua những ý kiến, chia sẻ, hợp tác,... thì đúng là chẳng có khái niệm "chảy máu chất xám" gì ở đây cả. Mình cũng thích suy nghĩ này.

Tuy nhiên, ở khía cạnh quốc gia thì không. Bản chất của một quốc gia nằm ở chỗ "thu thuế", mọi quốc gia đều thu thuế, và dùng thuế để tái phân bổ năng lực kinh tế cho người dân. Vấn đề "chảy máu chất xám" được đưa ra nằm ở tầng này, tức là các quốc gia cố gắng chống lại "chảy máu chất xám" chung qui lại là để thu thuế từ các hoạt động kinh tế và sản xuất.

Diễn dịch cụ thể hơn: Một nhân tài sinh ra và lớn lên ở VN, sau đó ra đi nước ngoài làm việc, đóng góp công sức làm nên một sản phẩm ở nước ngoài, sản phẩm đó mang lại giá trị, và nước ngoài đó thu thuế trên giá trị đó, rồi dùng tiền thuế để tái đầu tư vào nước ngoài đó. Như vậy, phía VN đã sử dụng nguồn lực kinh tế để nuôi và dạy một nhân tài, cuối cùng thì khi nhân tài đó làm ra vật chất thì VN không được nhận bất cứ phần tiền thuế nào. Đó là bản chất của "chảy máu chất xám".

Như vậy, liệu vấn đề này có lỗi thời không? Mình cho rằng "không bao giờ", chừng nào còn khái niệm "quốc gia" và còn "thu thuế".

Tái bút: Mình thật sự ủng hộ việc loại bỏ khái niệm "quốc gia", cả thế giới là chung, và đóng thuế cho cái gọi là "chính quyền thế giới". Ha ha, mà chuyện này đi ngoài lề rồi...

Trả lời

Mình cho rằng có nhiều góc nhìn khác nhau về vấn đề này, cho nên nó tuỳ vào việc bạn đứng ở đâu.

Nếu bạn xem thế giới này là phẳng, mọi người đều có thể đóng góp cho sự phát triển của đất nước và thế giới, thông qua những ý kiến, chia sẻ, hợp tác,... thì đúng là chẳng có khái niệm "chảy máu chất xám" gì ở đây cả. Mình cũng thích suy nghĩ này.

Tuy nhiên, ở khía cạnh quốc gia thì không. Bản chất của một quốc gia nằm ở chỗ "thu thuế", mọi quốc gia đều thu thuế, và dùng thuế để tái phân bổ năng lực kinh tế cho người dân. Vấn đề "chảy máu chất xám" được đưa ra nằm ở tầng này, tức là các quốc gia cố gắng chống lại "chảy máu chất xám" chung qui lại là để thu thuế từ các hoạt động kinh tế và sản xuất.

Diễn dịch cụ thể hơn: Một nhân tài sinh ra và lớn lên ở VN, sau đó ra đi nước ngoài làm việc, đóng góp công sức làm nên một sản phẩm ở nước ngoài, sản phẩm đó mang lại giá trị, và nước ngoài đó thu thuế trên giá trị đó, rồi dùng tiền thuế để tái đầu tư vào nước ngoài đó. Như vậy, phía VN đã sử dụng nguồn lực kinh tế để nuôi và dạy một nhân tài, cuối cùng thì khi nhân tài đó làm ra vật chất thì VN không được nhận bất cứ phần tiền thuế nào. Đó là bản chất của "chảy máu chất xám".

Như vậy, liệu vấn đề này có lỗi thời không? Mình cho rằng "không bao giờ", chừng nào còn khái niệm "quốc gia" và còn "thu thuế".

Tái bút: Mình thật sự ủng hộ việc loại bỏ khái niệm "quốc gia", cả thế giới là chung, và đóng thuế cho cái gọi là "chính quyền thế giới". Ha ha, mà chuyện này đi ngoài lề rồi...