Tại sao Việt Nam không giỏi trong việc ngăn chặn "chảy máu chất xám" của người Việt giỏi ra nước ngoài?

  1. Tâm sự cuộc sống

  2. Văn hóa

  3. Phong cách sống

Từ trước đến nay, phần lớn những người Việt giỏi, số ít họ ở lại và cống hiến cho đất nước của mình, còn lại hầu như đều được công ty phương Tây mời gọi để làm việc cho họ, với những nhiều lợi ích trong cơ hội nghề nghiệp, cũng như mức sống được cải thiện, văn minh hơn. Tại sao chính phủ hay các công ty tư nhân, doanh nghiệp vẫn không chưa có giải pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn sự chảy máu chất xám này. Đất nước mà có những người giỏi lại đi đóng góp hết cho nước ngta rồi?

Từ khóa: 

chay mau chat xam

,

tâm sự cuộc sống

,

văn hóa

,

phong cách sống

Bản thân những du học sinh đã thích một môi trường làm việc văn minh với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc thoải mái và chú trọng vào chất lượng hơn là các quy định ngặt nghèo về đồng phục, thời gian làm việc cũng như các thủ tục hành chính vất vả như ở Việt Nam rồi. Nếu trở lại thì người ta vẫn có cơ hội làm việc tại các công ty dù lớn đến mấy nhưng vẫn có những bất cập, vấn đề xung đột tư tưởng, khó làm việc lâu dài. Cốt lại thì tôi nghĩ rằng khi họ ở Việt Nam, họ chưa chắc đã được đánh giá và được đối xử một cách bền vững và xứng đáng nhất đâu. 
Trả lời
Bản thân những du học sinh đã thích một môi trường làm việc văn minh với công nghệ hiện đại, phong cách làm việc thoải mái và chú trọng vào chất lượng hơn là các quy định ngặt nghèo về đồng phục, thời gian làm việc cũng như các thủ tục hành chính vất vả như ở Việt Nam rồi. Nếu trở lại thì người ta vẫn có cơ hội làm việc tại các công ty dù lớn đến mấy nhưng vẫn có những bất cập, vấn đề xung đột tư tưởng, khó làm việc lâu dài. Cốt lại thì tôi nghĩ rằng khi họ ở Việt Nam, họ chưa chắc đã được đánh giá và được đối xử một cách bền vững và xứng đáng nhất đâu. 

Xét về các yếu tố khách quan như nước ngoài có nền tảng kiến thức rộng, khu vực kinh tế phát triển, con người có chuyên môn cao, được cọ xát, va chạm, phát triển bản thân, điều kiện sống và tiền lương tốt hơn. Ngược lại thì VN không có cơ sở vật chất tốt như nước ngoài, điều kiện, quyền lợi cũng thế, để phát triển đôi khi lại là đơn phương độc mã, bởi không có quá nhiều 1 người giỏi trong 1 lĩnh vực nào đấy cả, nhân tài ít được trọng dụng và được bồi đắp. Khi nhìn vào những quyền lợi của doanh nghiệp Phương Tây có thể đảm bảo cho chúng ta, thì tội gì bản thân không phát triển nhỉ? Đâu có sống 2 cuộc đời 1 lần đâu! 

Còn yếu tố chủ quan, thì người giỏi - họ không bao giờ muốn ngừng phát triển cả, họ sẽ luôn tìm một nơi mà cơ hội và khả năng của họ được đẩy lên cao nhất chứ. Ở VN còn sướng chán, quá sướng ở đằng khác. Tôi chưa thấy công việc hành chính nào mà người ta dành toàn tâm toàn sức trong 8 tiếng làm việc cả, có khi chơi hết 3 tiếng, 1h30 ngủ nghỉ ăn trưa, còn lại 3 tiếng rưỡi là làm. Phải chăng quá nhàn hạ sao. Một người Việt chắc chắn là nhận thức được vấn đề và hoàn cảnh. Nên họ đi cũng là lẽ thường mà thôi! 

Người ta gọi là Bụt chùa nhà không thiêng đó

Các ý kiến chung thì mọi người chắc cũng đã ít nhiều nói rồi. Mình chỉ chia sẻ 1 góc nhìn khác là góc nhìn ý thức dân tộc. Nghe có vẻ khá hoành tráng nhưng chỉ cần nhìn sang anh hàng xóm TQ . Phải công bằng mà nói ý thức của họ về TQ hùng mạnh cùng tư tưởng Hán Hóa khiến họ thu hút đc nhiều chất xám chảy ngược về nội địa. Nếu nhìn ở 1 góc độ khác về ăn cắp công nghệ quân sự của người gốc Hoa. Đó là 1 sự dâng hiến không hề nhỏ. Mình được dạy rằng yếu kém hơn thì phải cúi đầu học hỏi . Nhiều người chê bai TQ là đạo nhái, ăn cắp công nghệ vvv. Nhưng đằng sau sự ăn cắp công nghệ đó là sự hi sinh không hề nhỏ của Hoa kiều. 

Biện pháp thì tôi thấy cũng chả có nhiều, mà thực tế nó còn chẳng hiệu quả nữa. Về khoa học công nghê hay ti tỉ những công việc khác thì tôi kbt tnao nhưng hầu hết Việt kiều họ vẫn đóng góp cho chúng ta nhiều mà, về kiến thức, kĩ năng cho đến giải trí, tôi vẫn mày mò và xem suốt những video, blog của những người sinh sống ở nước ngoài. Họ vẫn đóng góp hằng ngày cho chúng ta đấy thôi. 

Chào bạn, ở tầm vĩ mô thì tạm thời mình chưa bàn đến. Vì sự chênh lệch trong việc tạo điều kiện cho nhân tài giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển là khá rõ ràng (trong câu hỏi của bạn đã phần nào có lời giải, khi nhắc tới "nhiều lợi ích trong cơ hội nghề nghiệp, cũng như mức sống được cải thiện, văn minh hơn")

Qua những điều mình thấy thường ngày, thì "chảy máu chất xám" dường như vẫn đang diễn ra ở các tổ chức, đơn vị ngay trong nước.

Có thể do có một số nguyên nhân sau: 

  1. Đơn vị muốn giao việc cho người giỏi nhất, nhưng đãi ngộ chưa phải ở mức tốt nhất.
  2. Chưa chấp nhận việc tìm ra người tài là để họ cố vấn, mà thường tìm người tài để giao việc cho họ làm.
  3. Ngần ngại trong việc trao quyền cho người tài vì lo bị họ thay thế vị trí.
  4. Vừa dùng nhưng lại vừa kiểm soát người tài vì nghi ngại sự phát triển của họ. Cộng thêm áp lực của tập thể đè nén người tài không được phép tỏ ra có tài.
  5. Dùng người tài theo kiểu "mất tiền mùa mâm thì đâm cho thủng, mất tiền mua thúng thì đụng cho mòn".

Bên cạnh đó, giỏi về chuyên môn không có nghĩa là trọn vẹn về đạo đức (khác với ngày xưa khi đi học: học sinh giỏi thường đi kèm với hạnh kiểm tốt). Người tài cũng có tật và cũng có tham vọng cá nhân, triết lý sống của riêng họ. Nên cố gắng giữ người tài không phải là thượng sách.

Mình nghĩ một đơn vị thành công là một đơn vị thu hút được nhiều cá nhân có tiềm năng. Sẽ có người đến, người đi. Dần dần thời gian sẽ sàng lọc lại những nhân sự phù hợp để lãnh đạo có định hướng đào tạo, bồi dưỡng họ trở thành nhân tài (trong trường hợp lãnh đạo cũng có thực tài và sáng suốt).