Bạn có nghĩ người Việt chăm chỉ, giỏi giang nhưng không muốn người khác giỏi hơn mình?

  1. Văn hóa

Tình trạng thầy giấu nghề, sếp giấu chiêu ở người Việt nhiều không?

Mới đây, ông Phạm Hồng Hải, Tổng giám đốc HSBC có phát biểu rằng: "Có một số đặc điểm của người Việt Nam mà tôi nhận thấy được qua nhiều lần tiếp xúc, nói chuyện: học giỏi, chăm chỉ, cần cù nhưng làm việc nhóm yếu, đặc biệt thấy người khác thành công mình lại không thích, không vui."

Từ khóa: 

người việt

,

văn hóa doanh nghiệp

,

môi trường làm việc

,

văn hóa

Người Việt đúng là giỏi nhưng chăm thì no no, lười bỏ xừ. Ngày trc Liên Xô qua giúp VN hay có mấy câu tiếng Việt: Việt Nam ăn cắp với VN làm biếng. Siêng chỉ vài người thôi.

Còn việc hơn thua ở đâu chẳng có đố kỵ. Nhưng ở phương Đông có tật xấu là hơn đc ng ta tí là vênh mặt lên vuông góc với cái cổ thì bảo sao ng ta ko ghét mà muốn leo lên cái bản mặt đó mà đứng. Rồi thì lên đó lại đi theo vết xe đổ, cái mặt lại càng vênh hơn nữa. Dân Việt cũng thuộc hàng rảnh rỗi ngồi lê đôi mách rồi thì so sánh, đâm chọt nhau. Dần dần hình thành nên cái lòng tự ái. Mà ng Việt thì lại khá gắn kết với nhau nữa chứ, ko có đố kỵ, GATO mới là chuyện lạ.

Thằng làm 100, thằng làm 300. Xứ ng ta thì thằng làm 300 cứ làm, thằng làm 100 cũng cứ làm, nhỡ có đang làm mà vô tình thấy thì cũng, uhm, nhiều đó, nhưng "kememay" ta lo làm đã. Còn ở VN thử thằng làm 300 ko bô bô lương tháng m có 100 cũng đòi đi nhà hàng. Ai vui cho nổi. Và rồi đi đía quanh làng thằng này thế kia thế nọ. Chung quy thì đến con gà còn tức nhau vì tiếng gáy mà.

Trả lời

Người Việt đúng là giỏi nhưng chăm thì no no, lười bỏ xừ. Ngày trc Liên Xô qua giúp VN hay có mấy câu tiếng Việt: Việt Nam ăn cắp với VN làm biếng. Siêng chỉ vài người thôi.

Còn việc hơn thua ở đâu chẳng có đố kỵ. Nhưng ở phương Đông có tật xấu là hơn đc ng ta tí là vênh mặt lên vuông góc với cái cổ thì bảo sao ng ta ko ghét mà muốn leo lên cái bản mặt đó mà đứng. Rồi thì lên đó lại đi theo vết xe đổ, cái mặt lại càng vênh hơn nữa. Dân Việt cũng thuộc hàng rảnh rỗi ngồi lê đôi mách rồi thì so sánh, đâm chọt nhau. Dần dần hình thành nên cái lòng tự ái. Mà ng Việt thì lại khá gắn kết với nhau nữa chứ, ko có đố kỵ, GATO mới là chuyện lạ.

Thằng làm 100, thằng làm 300. Xứ ng ta thì thằng làm 300 cứ làm, thằng làm 100 cũng cứ làm, nhỡ có đang làm mà vô tình thấy thì cũng, uhm, nhiều đó, nhưng "kememay" ta lo làm đã. Còn ở VN thử thằng làm 300 ko bô bô lương tháng m có 100 cũng đòi đi nhà hàng. Ai vui cho nổi. Và rồi đi đía quanh làng thằng này thế kia thế nọ. Chung quy thì đến con gà còn tức nhau vì tiếng gáy mà.

Theo ý kiến cá nhân mình.

Thứ nhất, người Việt hiện tại hoàn toàn ko chăm chỉ, có thể là với thế hệ cũ sinh ra trong điều kiện khó khăn, phải làm việc ko ngừng để kiếm sống thì họ khá là chăm chỉ. Còn thế hệ hiện tại thì nói thật là lười, rất lười, bản thân mình cũng là 1 thành phần lười biếng =)). Tất nhiên ko phải nói tất cả, nhưng phần lớn là thế.

Thứ hai, giỏi thì cũng chẳng giỏi hơn ai cả. Chúng ta luôn được bơm tư tưởng là người VN thông minh giỏi giang bla bla, nhưng cái giỏi đấy thể hiện ở đâu vậy. Học sinh của chúng ta có thể đạt giải cao ở mấy cuộc thi Olympic với 1 mớ lý thuyết, nhưng rồi sao nữa. Ko có cái gì được mang ra áp dụng vào thực tế cả, GDP đầu người của chúng ta nằm trong top 100+, thành tựu khoa học kỹ thuật mới đều ko thấy mặt chúng ta ở đâu, các trường đại học của chúng ta thì còn ko vào nổi top 500 trên thế giới.

Còn kiêu ngạo và ghen tỵ thì nó là bản chất của con người rồi, người ở đâu cũng thế cả thôi. Còn việc ở nước ta nó thể hiện ra ngoài nhiều hơn thì mình thấy là chủ yếu là văn hóa của chúng ta khác với nước khác.


Theo mình nghĩ người Việt mình cũng được xếp vào top 10 những chủng tộc thông minh nhất thế giới. Đồng Thời người Việt Nam bản chất là con người tốt, ham học hỏi, chăm chỉ, cần cù. Nhưng có bao giờ bạn nghĩ chính vì phương pháp giáo dục hay lối sống văn hóa đã tạo ra con người Việt giờ hay không

mình cho 1 ví dụ cụ thể giữa người Viêt học tập và sống tại Việt Nam và 1 người Việt sống và học tập ở mỹ như sau:

Người sống ở Việt Nam sau khi tốt nghiệp và làm việc họ có thói quen rất xấu đó là không thích làm việc nhóm, luôn có tính cách cá nhân cao và đặc biệt luôn ghen ghét những người thành công hơn mình, đặc biệt là luôn so sánh mình với người khác và tự đề cao mình

Người sống ở Mỹ sau khi tốt nghiệp và làm việc họ luôn thích làm việc nhóm và đặc biệt có tinh thần tự giác cao và luôn chia sẽ và hướng mình năng cao giátrị người khác hơn

Trên thực tế mình không muốn đi sâu vào phân tích khía cạnh giáo dục của nước nhà nhưng mình cảm nhận sau khi được học hỏi và tìm hiểu mình thấy phương pháp giáo dục của chúng ta là hoàn toàn sai vì nó đã tạo cho chúng ta sự phân bì so sánh, làm chúng ta mất đoàn kết ngay từ đầu, đẩy chúng ta tơi thủ đoạn, thậm chí dạy hư chúng ta từ khi chúng ta bập bẹ đánh vần.

Vì vậy tôi không đánh giá bạn hay đánh giá con người Việt mà tôi chỉ quan tâm khi nào chúng ta thoát khỏi sự sai sót này

Đồng thời nó cũng là câu trả lời vấn đề trên là đúng


Thực sự thì mình ko có câu trả lời cho câu hỏi này. Bởi cá nhân mình thấy cũng tùy người mới có tính ghen ghét đố kỵ. Cái đó là 1 trong những bản năng của con người. Mà đã là bản năng thì người tây hay người ta cũng đều có hết.

Tuy nhiên, mình cũng đồng tình với mấy bạn commentators ở đây là giáo dục VN cũng có đóng góp 1 phần vào việc hình thành tâm lý Chu Du-tâm lý ghen ghét đố kỵ của 1 bộ phận người Việt. Cá nhân mình nghĩ là do phần lớn cha mẹ ông bà, những người Việt thuộc thế hệ cũ, có thói quen khi dạy và phạt con, lại thường đem con so sánh với bạn bè đồng trang lứa của con, hoặc với anh chị em trong nhà. Việc này vô tình tạo tâm lý sợ thua kém người khác trong con (bởi vì chúng nó nghĩ thua kém người khác có nghĩa là sẽ bị mắng bị phạt).

Tâm lý ghen ghét đó, nếu ko để ý và kiểm soát nó, thì lâu dần sẽ chuyển thành tâm lý tự ti, nặng hơn nữa là tâm lý buông xuôi, bất đắc chí. Hoặc phát triển theo hướng khác, chủ thể trở thành 1 người thích gièm pha, dìm hàng, thọc gậy bánh xe người khác.

Ngoài ra, quan sát ở mức độ vĩ mô hơn, chúng ta sẽ thấy rằng cả thế giới này thực chất luôn vận hành theo cách tôn sùng những "kẻ chiến thắng" (những người giàu có, thành đạt, nổi tiếng) và coi khinh những "kẻ thua cuộc". Những kẻ chiến thắng này thường đc hưởng những phúc lợi xa hoa mà những kẻ thua cuộc chỉ dám mơ ước đến. Và điều đáng buồn là ở chỗ, những phúc lợi xa hoa này lại quá đc xã hội và truyền thông ca tụng và đề cao. Tất cả những điều đó dẫn đến việc đại bộ phận con người trong xã hội hiện nay luôn luôn sống trong những ham muốn và tham vọng. Và chuyện gì sẽ xảy ra nếu tham vọng của bản thân ko đạt đc, trong khi chứng kiến những người xung quanh gặt hái các "phúc lợi xa hoa"?? Tất nhiên là tâm lý ghen ghét sẽ trỗi dậy!

Ý mình muốn nói ở đây là, con người sống trong guồng quay danh lợi như hiện nay, tâm lý ghen ghét tị nạnh là có thể hiểu đc. Thế nên nhiệm vụ của mỗi chúng ta là cố gắng kiểm soát tham vọng của mình, đồng thời nuôi dưỡng lòng tự tin, đừng vì thấy người khác phất lên mà cảm thấy mình nhỏ bé, thua cuộc.

Thân.