Chỉ số S của Nhật Bản tính như thế nào?
kiến thức chung
1.Chính sách đối nội
-Về chính sách đối nội, Thủ tướng Abe cam kết tiếp tục thúc đẩy các chương trình cải cách, thực hiện những biện pháp cơ bản nhằm cải thiện hệ thống giáo dục và đẩy nhanh tiến trình sửa đổi Hiến pháp hòa bình năm 1947 của Nhật Bản để đảm bảo cho mọi công dân Nhật Bản được hưởng những quyền lợi chính đáng nhất
-Nhật bản tăng cường chi phí phúc lợi cho công dân (Tổng chi phí phúc lợi xã hội tăng từ 47.220 tỷ yên lên tới 81.400 tỷ yên vào năm 2001).DO:
+Kể từ năm 1990, số người thất nghiệp đã tăng gấp đôi, tình trạng thất nghiệp gia tăng đã gây ra một số hậu quả nghiêm trọng.
+Số vụ tự tử tăng lên rõ rệt.
-Nhật Bản có những chính sách bảo vệ công dân Nhật như sự kiện gần đây nhất là:Hội đồng An ninh quốc gia Nhật Bản đã tiến hành thảo luận về các phương án sơ tán gần 60.000 công dân nước này đang sinh sống ở Hàn Quốc nếu không may cuộc chiến trên bán đảo Triều Tiên bùng nổ.
2.Chính sách đối ngoại
- Từ nhiều thập niên qua, các giới cầm quyền Nhật Bản thi hành một chính sách đối ngoại mềm mỏng về chính trị và tập trung vào phát triển các quan hệ kinh tế đối ngoại như trao đổi buôn bán, tiến hành đầu tư và viện trợ cho các nước, đặc biệt đối với các nước Đông Nam Á. Từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX, Nhật Bản nỗ lực vươn lên trở thành một cường quốc chính trị để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế của mình.
-Từ sau Chiến tranh lạnh, Nhật Bản bước vào thời điểm bước ngoặt điều chỉnh chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động và tích cực hơn nhằm vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát huy vai trò, và ảnh hưởng trên thế giới và vùng Châu Á - Thái Bình Dương. Theo đó, chính sách đối ngoại được triển khai theo 5 hướng cơ bản là:
+Giải quyết hòa bình các cuộc xung đột khu vực.
+Giải trừ quân bị và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
+Duy trì phát triển kinh tế thế giới.
+Hợp tác với các nước đang phát triển và các nước đang trong giai đoạn chuyển đổi kinh tế.
+Giải quyết các vấn đề toàn cầu.
-Mặc dù vẫn lấy quan hệ Nhật - Mỹ làm nền tảng chính sách đối ngoại, song gần đây Nhật Bản tăng cường chiến lược "Trở lại châu Á", phát huy vai trò người đại diện cho Châu Á trong Khối G8 lấy châu Á làm bàn đạp để từng bước đưa Nhật Bản trở thành cường quốc về chính trị
-Thúc đẩy cải cách Liên Hiệp Quốc thực hiện mục tiêu trở thành thành viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên hiệp Quốc thông qua các đề nghị, các đóng góp cụ thể trong các lĩnh vực an ninh, kinh tế và các vấn đề toàn cầu (Nhật Bản hiện cũng là thành viên không thường trực Hội đồng Bảo an).
Tuy nhiên còn một số hạn chế cơ bản: nội bộ chưa thống nhất, còn nhiều tranh cãi; hạn chế về hiến pháp và các luật lệ trong nước; bị kiềm chế bởi các cường quốc khác. Chính quyền của thủ tướng Koizumi đã thực hiện thăm dò khả năng sửa đổi hiến pháp, cho phép Nhật có quân đội và quyền tự vệ tập thể. Tuy nhiên điều này gây ra phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, đặc biệt là Trung Quốc, Hàn Quốc...
-Nhìn toàn cục, ở chừng mực nhất định, vai trò quốc tế của Nhật Bản đã được cải thiện hơn; vị thế của Nhật Bản đã được coi trọng hơn trong một số vấn đề quốc tế và khu vực như WTO, Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), ARF, ASEM, UNHCR, G8, Ủy ban Sông Mê Koong, ADB - Ngân hàng phát triển Châu Á... Dư luận chung tỏ ý đồng tình với việc Nhật Bản cần có vai trò to lớn hơn, đặc biệt trong những vấn đề kinh tế và các vấn đề toàn cầu vì Nhật Bản có ưu thế về tài chính.
(http://www.inas.gov.vn/ )
-Một số vấn đề nóng về ngoại giao Nhật Bản
+ Nhật Bản cũng vướng vào những vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng: với Nga về chủ quyền trên quần đảo Nam Kuril
+Tranh chấp với Hàn Quốc về chủ quyền trên đảo Liancourt
+Quốc gia này cũng đang phải đối mặt với mâu thuẫn từ vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên bắt cóc công dân Nhật Bản trong quá khứ, cũng như các căng thẳng xung quanh chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa trên bán đảo Triều Tiên
(https://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%ADt_B%E1%BA%A3n#.C4.90.E1.BB.91i_ngo.E1.BA.A1i_v.C3.A0_qu.E1.BB.91c_ph.C3.B2ng )
+ Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, tình hình tại biển Hoa Đông đang trở nên tồi tệ hơn. Thống kê của phía Nhật Bản cho thấy số lượng và thời gian tàu của Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc tiến vào vùng biển chủ quyền Nhật Bản quanh Senkaku liên tục tăng lên.
Vào năm 2008, số lần tàu Trung Quốc tiến vào vùng biển chủ quyền Nhật Bản quanh Senkaku là 1 lần/năm thì từ năm 2012, số lần đã tăng nhanh lên 3-8 lần/tháng.
Kích cỡ các con tàu cũng ngày càng tăng, từ tàu tải trọng trên 3.000 tấn, đến những con tàu 5.000 tấn và vào tháng 7/2016 còn xuất hiện những con tàu trên 10.000 tấn. Từ tháng 12-2015, các tàu Trung Quốc cũng đã có các dấu hiệu cho thấy chúng được trang bị cả vũ khí.
(http://www.bienphong.com.vn/vi-sao-quan-dao-senkaku-la-diem-nong-trong-quan-he-trung-nhat )
Nội dung liên quan
Quỳnh Hồng Văn