Chiếc áo là biểu tượng cho con người trong ca dao tục ngữ Việt Nam ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Lí do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao được coi như những câu hát trữ tình đằm thắm phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta. Có thể nói, muốn hiểu về thế giới nội tâm của nhân dân Việt Nam thì không thể không nghiên cứu ca dao. Điều đó, có nghĩa là việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm văn hoá của dân tộc. Nghiên cứu ca dao nhiều người đã nhận thấy các biểu tượng nghệ thuật có vị trí quan trọng đặc biệt trong ngôn ngữ của thể loại này. Có thể nói ngôn ngữ ca dao phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng. Có đi sâu tìm hiểu về thế giới biểu tượng trong ca dao chúng ta mới hiểu được thấu đáo những nét đặc thù trong lời ăn tiếng nói, nếp nghĩ, nế sống của nhân dân lao động, nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với tư cách là một thành tố trong thi pháp ca dao, biểu tượng có nhiều tác động thậm chí có chi phối sự hình thành cấu trúc chung của các đơn vị tác phẩm. Trong ca dao trữ tình người Việt chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều hình ảnh chiếc áo và không phải ngẫu nhiên chiếc áo lại xuất hiện với tần suất lớn đến như vậy. Hình ảnh chiếc áo có mối quan hệ đặc biệt với đời sống con người. Trong cuộc sống đời thường áo mặc là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người. Từ ý nghĩa thiết thực đó trong đời sống vật chất, chiếc áo đã đi vào thế giới tinh thần của con người, nó thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người.. Như vậy có thể thấy rằng chiếc áo gần gũi với cuộc đời một con người và nó được coi như sự ứng nghiệm của tâm linh. Nghiên cứu biểu tượng trong ca dao nói chung và biểu tượng chiếc áo nói riêng là cơ sở để giải mã một số đặc trưng văn hóa Việt. Vì vậy ở tiểu luận này, chúng tôi chọn đề tài “Biểu tượng chiếc áo trong ca dao người Việt” nhằm đi sâu nghiên cứu biểu tượng chiếc áo cụ thể là biểu tượng chiếc áo trong ca dao trữ tình với mong muốn đi sâu tìm hiểu khai thác nét đặc sắc trong văn hoá ăn mặc của nhân dân, và đó thấy được sự sáng tạo cũng như đời sống tình cảm của nhân dân ta. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Biểu tượng chiếc áo trong ca dao người Việt” hướng tới mục đích sau: - Tiến hành thống kê, khảo sát biểu tượng chiếc áo trong ca dao Việt Nam - Nghiên cứu ý nghĩa của biểu tượng chiếc áo trong ca dao người Việt. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê Việc sử dụng phương pháp thống kê cho phép chúng tôi tính toàn được số lần xuất hiện của biểu tượng chiếc áo, qua đó, nhận biết được vị trí của biểu tượng trong hệ thống biểu tượng ca dao Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu văn học Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu văn học giúp chúng tôi phân tích được ý nghĩa biểu tượng chiếc áo trong các câu ca dao.
Trả lời
1. Lí do chọn đề tài Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao được coi như những câu hát trữ tình đằm thắm phản ánh đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ta. Có thể nói, muốn hiểu về thế giới nội tâm của nhân dân Việt Nam thì không thể không nghiên cứu ca dao. Điều đó, có nghĩa là việc tìm hiểu, nghiên cứu ca dao sẽ giúp chúng ta hiểu biết thêm văn hoá của dân tộc. Nghiên cứu ca dao nhiều người đã nhận thấy các biểu tượng nghệ thuật có vị trí quan trọng đặc biệt trong ngôn ngữ của thể loại này. Có thể nói ngôn ngữ ca dao phần lớn là ngôn ngữ biểu tượng. Có đi sâu tìm hiểu về thế giới biểu tượng trong ca dao chúng ta mới hiểu được thấu đáo những nét đặc thù trong lời ăn tiếng nói, nếp nghĩ, nế sống của nhân dân lao động, nét đặc trưng cơ bản trong văn hóa dân gian Việt Nam. Với tư cách là một thành tố trong thi pháp ca dao, biểu tượng có nhiều tác động thậm chí có chi phối sự hình thành cấu trúc chung của các đơn vị tác phẩm. Trong ca dao trữ tình người Việt chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều hình ảnh chiếc áo và không phải ngẫu nhiên chiếc áo lại xuất hiện với tần suất lớn đến như vậy. Hình ảnh chiếc áo có mối quan hệ đặc biệt với đời sống con người. Trong cuộc sống đời thường áo mặc là nhu cầu thiết yếu không thể thiếu của con người. Từ ý nghĩa thiết thực đó trong đời sống vật chất, chiếc áo đã đi vào thế giới tinh thần của con người, nó thể hiện tình cảm yêu thương gắn bó giữa con người với con người.. Như vậy có thể thấy rằng chiếc áo gần gũi với cuộc đời một con người và nó được coi như sự ứng nghiệm của tâm linh. Nghiên cứu biểu tượng trong ca dao nói chung và biểu tượng chiếc áo nói riêng là cơ sở để giải mã một số đặc trưng văn hóa Việt. Vì vậy ở tiểu luận này, chúng tôi chọn đề tài “Biểu tượng chiếc áo trong ca dao người Việt” nhằm đi sâu nghiên cứu biểu tượng chiếc áo cụ thể là biểu tượng chiếc áo trong ca dao trữ tình với mong muốn đi sâu tìm hiểu khai thác nét đặc sắc trong văn hoá ăn mặc của nhân dân, và đó thấy được sự sáng tạo cũng như đời sống tình cảm của nhân dân ta. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài “Biểu tượng chiếc áo trong ca dao người Việt” hướng tới mục đích sau: - Tiến hành thống kê, khảo sát biểu tượng chiếc áo trong ca dao Việt Nam - Nghiên cứu ý nghĩa của biểu tượng chiếc áo trong ca dao người Việt. 3. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê Việc sử dụng phương pháp thống kê cho phép chúng tôi tính toàn được số lần xuất hiện của biểu tượng chiếc áo, qua đó, nhận biết được vị trí của biểu tượng trong hệ thống biểu tượng ca dao Việt Nam. - Phương pháp nghiên cứu văn học Việc sử dụng phương pháp nghiên cứu văn học giúp chúng tôi phân tích được ý nghĩa biểu tượng chiếc áo trong các câu ca dao.