"Chiến Tranh Nam-Bắc Triều" hay "Lê Mạc Diễn Nghĩa"

  1. Lịch sử

Nhà Lê Sơ từ khi Thái tổ Lê Lợi dựng nghiệp đến thời Lê Thánh Tông, hùng khí dân tộc Đại Việt mạnh như sóng cồn, văn trị võ công rạng rỡ đến tột bực,đánh Chiêm bình Ai lao. Đáng tiếc cực thịnh rồi suy, sau đời Thánh tông thì cái đà tiến của dân tộc bị chặn lại, các vua kế tục người chết yểu, kẻ kém tài đức, đẩy dân tộc vào đêm dài tăm tối, dần dần suy vong.

Lịch sử gần 100 năm kéo dài từ vua Uy Mục lên ngôi đến khi nhà Mạc diệt vong, chúa Trịnh chúa Nguyễn chia nhau thiên hạ của nhà Lê là thời điểm xã hội rối ren, hoàng quyền suy yếu đến cùng cực, cũng là cơ hội để những nhân vật như Trịnh Duy Sản, Trần Chân, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Hoằng Dụ, Nguyễn Kim, Trịnh Kiểm lần lượt bước lên vũ đài chính trị. Nắm thiên hạ lệnh chư hầu, ai là anh hùng, ai là gian thần, cách nhau chỉ trong gang tấc. Chỉ tiếc rằng tư liệu lịch sử về một thời kỳ binh đao khói lửa triền miên quả thật quá ít, các sử gia viết quá ngắn gọn và thiên kiến theo tư tưởng phong kiến xưa.

Hải viết series "Chiến tranh Nam- Bắc triều" không ngoài mục đích muốn thổi một luồng gió mới vào việc đọc và tìm hiểu lịch sử, đồng thời cung cấp một góc nhìn khác hơn cho mọi người. Chỉ mong nhiều thật nhiều bạn hiểu rõ và say mê hơn với thời kỳ lịch sử này. Series mình xin chia làm hai phần:

Phần 1: kéo dài từ đời vua Uy Mục tới khi Mạc Đăng Dung phế vua Lê lên ngôi.

Phần 2: kéo dài từ khi Mạc Đăng Dung lên ngôi tới khi chúa Trịnh- Nguyễn chia nhau thiên hạ.

Link chap 1:

CHIẾN TRANH NAM-BẮC TRIỀU: Chap I : Vua Uy Mục- Nạn Nhân Của Cuộc Chiến Vương Quyền.

noron.vn

468
Từ khóa: 

tinh hoa việt nam

,

lịch sử

Ảnh các nhân vật của bạn bị nhầm hết rồi kìa.

Với hai nữa việc nhận định "Khoảng thời gian từ lúc Uy Mục lên ngôi tới lúc nhà Mạc diệt vong là thời gian đà tiến dân tộc bị chặn lại, đẩy dân tộc vào đêm dài tăm tối, dần dần suy vong ... v.v " mình không đồng ý lắm.

 Nếu bạn tìm hiểu kĩ về thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh, bạn sẽ thấy đây là thời kì mà lãnh thổ VN mở rộng nhanh hơn bao giờ hết, biến những vùng rừng thiêng nước độc chưa được khai phá thành những thương cảng, đô thị như Gia Định, Hội An, phố Hiến, Chợ Lớn ...sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ, kinh tế vẫn phát triển đáng kinh ngạc: dẫn chứng khách quan trong ghi chép "Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài" của giáo sĩ phương Tây. Chỉ 1 khoảng thời gian ngắn mà lãnh thổ mở rộng từ miền Nghệ An xuống tận Hà Tiên, gấp đôi lãnh thổ trước đó mấy trăm năm. Thời kì này cũng xuất hiện những thiên tài quân sự, những quân sư lỗi lạc không kém thời Tam Quốc của Trung Quốc như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật .v.v. Vậy nên việc nhận định thời kì này đen tối thì mình không đồng ý. Nếu đen tối thì là thời Uy Mục, Tương Dực mà thôi.

Trả lời

Ảnh các nhân vật của bạn bị nhầm hết rồi kìa.

Với hai nữa việc nhận định "Khoảng thời gian từ lúc Uy Mục lên ngôi tới lúc nhà Mạc diệt vong là thời gian đà tiến dân tộc bị chặn lại, đẩy dân tộc vào đêm dài tăm tối, dần dần suy vong ... v.v " mình không đồng ý lắm.

 Nếu bạn tìm hiểu kĩ về thời gian Trịnh Nguyễn phân tranh, bạn sẽ thấy đây là thời kì mà lãnh thổ VN mở rộng nhanh hơn bao giờ hết, biến những vùng rừng thiêng nước độc chưa được khai phá thành những thương cảng, đô thị như Gia Định, Hội An, phố Hiến, Chợ Lớn ...sầm uất bậc nhất lúc bấy giờ, kinh tế vẫn phát triển đáng kinh ngạc: dẫn chứng khách quan trong ghi chép "Lịch sử vương quốc Đàng Ngoài" của giáo sĩ phương Tây. Chỉ 1 khoảng thời gian ngắn mà lãnh thổ mở rộng từ miền Nghệ An xuống tận Hà Tiên, gấp đôi lãnh thổ trước đó mấy trăm năm. Thời kì này cũng xuất hiện những thiên tài quân sự, những quân sư lỗi lạc không kém thời Tam Quốc của Trung Quốc như Đào Duy Từ, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Hữu Dật .v.v. Vậy nên việc nhận định thời kì này đen tối thì mình không đồng ý. Nếu đen tối thì là thời Uy Mục, Tương Dực mà thôi.

hay quá anh, trước giờ chỉ đọc rời rạc từng mẩu chuyện, chưa được hệ thống hóa lại để dễ hiểu, dễ nhớ

Theo e không nên dùng hình vị A để minh hoạ vị B, đã không có thì thôi chứ râu ông cắm cằm bà này vô tình làm mất hết giá trị
Có điều này em chưa rõ về thứ tự của sơ đồ; đúng ra phải là Nguyễn Văn Lang, Lương Đắc Bằng, Trịnh Duy Sản, Nguyễn Hoằng Dụ, Trịnh Tuy, Trần Cảo, Trần Chân, Mạc Đăng Dung, Nguyễn Kim, Vũ Văn Uyên chứ ạ

Thích cách đặt tiêu đề của anh quá ạ. =))) "Vua mặt đẹp mà tướng lợn, bản chất hay nạn nhân?" Hóng bài này ạ.

Hóng các bài viết chi tiết của mỗi nhân vật anh ơii

Vua tương dực lại lấy ảnh nguyễn công trứ là sao hả ad