Chiến tranh Việt Nam và Chiến tranh Triều Tiên khác nhau như thế nào?

  1. Lịch sử

Về kết quả thì rõ ràng là nó đã khác nhau, mình muốn hỏi là về tính chất thì c/t vn và c/t triều tiên có gì khác nhau, chiến tranh vn có thể xem là một cuộc nội chiến hay không ? Tất nhiên là đang bàn đến giai đoạn 1954-1975 thời kì chiến tranh lạnh giữa hai phe Liên Xô và Mĩ, vì giai đoạn trước đó rõ ràng là một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân sẵn rồi.
Từ khóa: 

lịch sử

,

chiến tranh

,

việt nam

,

triều tiên

,

chiến tranh lạnh

,

lịch sử

Muốn thấy được sự khác nhau căn bản của 2 cuộc chiến tranh ta cần xét vài vấn đề sau:

1. Về lãnh tụ

Ở Việt Nam, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn áp đảo đối thủ họ Ngô, là vị lãnh tụ được bất kể nhân dân 3 miền ủng hộ và ngưỡng vọng về cả ảnh hưởng và uy tín thì ở Triều Tiên điều đó được chia đều cho 2 lãnh tụ Kim và Lý khi cả 2 đều có những hoạt động chống Nhật rất rất có tiếng tăm và uy tín trong từng khuynh hướng

2. Về nhân tâm:

Trong khi ở miền Nam, trong tâm trí đông đảo người dân Việt Nam đã xác lập 1 nhà nước Việt Nam là chính thống và hợp pháp đó là VNDCCH do Cụ Hồ lãnh đạo, chỉ có 1 số ít người là giáo dân, địa chủ, tư sản, tàn dư quân đội quốc gia của Pháp ủng hộ VNCH, nhưng ở Triều Tiên, sự ủng hộ của quân chúng chia đều cho 2 nhà nc, 2 chế độ theo từng miền do uy tín của các lãnh tụ theo đó miền Bắc theo chế độ DCND, miền Nam theo Tư bản. Chính điều này là căn cơ khiến 2 miền ko thế thống nhất và cơ sở cho 2 nhà nước Hàn Triều hiện nay. Tổ chức duy nhất quy tụ đc nhân tâm toàn Triều Tiên là Chính phủ lâm thời kháng chiến đặt tại Thượng Hải do những người trong hoàng gia Triều Tiên nắm giữ thì đã giải tán và phân hóa vào 2 bên CHDC và đại hàn quân lực sau khi Nhật đầu hàng

3. Về tính thời cơ: cả 2 quốc gia Việt Nam, Triều Tiên đều là những vị trí nằm trên bàn cân phân chia lợi ích của các nước lớn, dù nước nào đóng quân sẽ luôn có những mục tiêu riêng của họ, nhưng Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã giành thời cơ tiến hành cách mạng tháng 8 thánh công tạo ra căn cơ về mặt nhân tâm cho VNDCCH, điều này ở Triều Tiên ko phe nào làm được và hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng quốc tế

4. yếu tố ngoại binh: Trong khi ở Việt Nam, phía VNCDCH, yếu tố ngoại quốc tham gia chỉ dừng ở mức cố vấn quân sự, các chuyên gia về dân quân sự để tái thiết đất nước còn tham chiến vẫn là quân đội do người Việt Nam tham gia và chỉ huy còn ở VNCH đã có sự hiện diện của quân đội nước ngoài với Mỹ và nhiều nước khác với quân số gần 1 nửa so với tổng quân số VNCH. Ở Triều Tiên, quân đội nước ngoài hiện diện khá đông với cả 2 bên, điều này khiến cho vấn đề Triều Tiên, vai trò của các nước khác có phần áp đảo so với 2 chính phủ ở Triều Tiên

Trả lời

Muốn thấy được sự khác nhau căn bản của 2 cuộc chiến tranh ta cần xét vài vấn đề sau:

1. Về lãnh tụ

Ở Việt Nam, trong khi Chủ tịch Hồ Chí Minh hoàn toàn áp đảo đối thủ họ Ngô, là vị lãnh tụ được bất kể nhân dân 3 miền ủng hộ và ngưỡng vọng về cả ảnh hưởng và uy tín thì ở Triều Tiên điều đó được chia đều cho 2 lãnh tụ Kim và Lý khi cả 2 đều có những hoạt động chống Nhật rất rất có tiếng tăm và uy tín trong từng khuynh hướng

2. Về nhân tâm:

Trong khi ở miền Nam, trong tâm trí đông đảo người dân Việt Nam đã xác lập 1 nhà nước Việt Nam là chính thống và hợp pháp đó là VNDCCH do Cụ Hồ lãnh đạo, chỉ có 1 số ít người là giáo dân, địa chủ, tư sản, tàn dư quân đội quốc gia của Pháp ủng hộ VNCH, nhưng ở Triều Tiên, sự ủng hộ của quân chúng chia đều cho 2 nhà nc, 2 chế độ theo từng miền do uy tín của các lãnh tụ theo đó miền Bắc theo chế độ DCND, miền Nam theo Tư bản. Chính điều này là căn cơ khiến 2 miền ko thế thống nhất và cơ sở cho 2 nhà nước Hàn Triều hiện nay. Tổ chức duy nhất quy tụ đc nhân tâm toàn Triều Tiên là Chính phủ lâm thời kháng chiến đặt tại Thượng Hải do những người trong hoàng gia Triều Tiên nắm giữ thì đã giải tán và phân hóa vào 2 bên CHDC và đại hàn quân lực sau khi Nhật đầu hàng

3. Về tính thời cơ: cả 2 quốc gia Việt Nam, Triều Tiên đều là những vị trí nằm trên bàn cân phân chia lợi ích của các nước lớn, dù nước nào đóng quân sẽ luôn có những mục tiêu riêng của họ, nhưng Việt Nam đứng đầu là Hồ Chủ tịch đã giành thời cơ tiến hành cách mạng tháng 8 thánh công tạo ra căn cơ về mặt nhân tâm cho VNDCCH, điều này ở Triều Tiên ko phe nào làm được và hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng quốc tế

4. yếu tố ngoại binh: Trong khi ở Việt Nam, phía VNCDCH, yếu tố ngoại quốc tham gia chỉ dừng ở mức cố vấn quân sự, các chuyên gia về dân quân sự để tái thiết đất nước còn tham chiến vẫn là quân đội do người Việt Nam tham gia và chỉ huy còn ở VNCH đã có sự hiện diện của quân đội nước ngoài với Mỹ và nhiều nước khác với quân số gần 1 nửa so với tổng quân số VNCH. Ở Triều Tiên, quân đội nước ngoài hiện diện khá đông với cả 2 bên, điều này khiến cho vấn đề Triều Tiên, vai trò của các nước khác có phần áp đảo so với 2 chính phủ ở Triều Tiên