Bắt đầu từ năm học 2022 - 2023, Bộ GD&ĐT sẽ triển khai chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) năm 2018 ở lớp 3, lớp 7 và lớp 10. Và trong đó Lịch sử đã trở thành môn học lựa chọn.
Cố GS Phan Huy Lê - Chủ tịch Hội khoa học Lịch sử Việt Nam đã cho rằng, nếu môn Lịch sử trở thành môn tự chọn thì bản chất là thủ tiêu môn học này, sẽ là nguy hiểm nếu xóa bỏ môn Lịch sử trong hệ thống tri thức phổ thông.
Ý kiến của bạn là gì? Việc đưa Lịch sử trở thành môn tự chọn có đem lại hậu quả nào không?
Để chia sẻ thì bản thân tôi cũng từng là học sinh rồi, và tôi khẳng định đa phần học sinh lớp tôi và lớp khác (ngoại trừ lớp chuyên khối xã hội) thì chẳng ai có mấy hứng thú với môn lịch sử cả. Không phải do chúng tôi không muốn biết về lịch sử của dân tộc hay văn hóa nước nhà, hay tại vì sao chúng ta có được ngày hôm nay, mà do nó tồn động quá nhiều chữ và không được thoát nghĩa bởi giáo viên nữa nên học không vào => mỗi tiết lịch sử nó kéo dài như 2 tiết toán hoặc tiếng Anh vậy. Thật đáng sợ mỗi khi có bài kiểm tra hay chỉ đơn giản là kiểm tra bài cũ môn này khi cứ phải học thuộc cả một mớ về nó.
Tôi thấy sự đổi mới của bộ GD&ĐT cũng sẽ là một bước đi mới, điều này sẽ giúp giảm bớt độ nặng về chương trình học, cũng là lúc giáo viên cần nhìn lại mình cần thay đổi gì trong những bài học để học sinh có thể hiểu qua hình ảnh, cách nói mà không chỉ tồn đọng ở mỗi con chữ. Việc trở thành một môn học tự chọn với tôi không có nghĩa là nó mất đi, nó là một sự đổi mới hợp lí, phù hợp với đại đa số học sinh, còn em nào thích thì có thể đi chuyên sâu hơn vào môn này. Kể cả nó có không thay đổi đi nữa, vẫn là môn chính, nhưng không thể lôi kéo sự chú ý của học sinh vào bài học nữa thì để các mác môn chính làm gì, không phải nó cũng tự xóa bỏ chính nó rồi sao!