Chiến tranh Việt Nam và những trận đánh nổi tiếng - Phần 2

  1. Lịch sử

Tiếp theo phần 1, các bạn có thể xem tại đây

11. Chiến dịch Đắk Tô-Tân Cảnh

Diễn ra vào ngày 3-23/11/1967, là một trận đánh cực kỳ đẫm máu và tàn khốc. Trận đánh này nổi tiếng về cường độ tấn công, tinh thần chiến đấu và thương vong khủng khiếp cho cả 2 bên.

Phía QDNDVN và QGPMN có khoảng 6000 bình sĩ do Hoàng Minh Thảo và Trần Thế Môn chỉ huy. Phía Mỹ và QLVNCH có khoảng 16000 binh sĩ do William Peers chỉ huy.

Mặc dù QDNDVN không thể xóa sổ được các đơn vị QD Mỹ nhưng họ đã gây thiệt hại khủng khiếp cho phía Mỹ: khoảng 2800 lính Mỹ và 700 lính QLVNCH bị loại khỏi vòng chiến, hơn 40 trực thăng bị bắn rơi. Dù vậy phía QDNDVN cũng tổn thất hơn 1200 binh lính. Cả 2 bên đều tuyên bố chiến thắng.

12. Trận Khe Sanh

Diễn ra vào ngày 21/1/1967-25/7/1968, được xem là trận đánh nổi tiếng nhất trong Chiến tranh Việt Nam và . Trận đánh này thường được ví như Trận Điện Biên Phủ thứ 2 vì mức độ tàn khốc và chiến thuật tương đồng như những gì Việt Mình đã làm với Pháp 14 năm trước. Đây là một trong những trận đánh hiếm hoi mà phía QDNDVN đánh xáp lá cà, trực diện với QD Mỹ, và là trận đấu đầu trực tiếp giữa 2 Đại tướng nổi tiếng: Võ Nguyên Giáp vs Westmoreland.

Phía QDNDVN và QGPMN có khoảng 35000 binh sĩ cho Võ Nguyên Giáp, Trần Quý Hai và Lê Quang Đạo chỉ huy. Phía Mỹ, QLVNCH và Lào có khoảng 40000 binh sĩ do William Westmoreland và David Lownds chỉ huy.

Đây là trận đánh mà tất cả chiến thuật, chiến lược và khả năng sáng tạo của các chỉ huy được đẩy lên tối đa. Thay vì đánh du kích như thông thường phía QDNDVN đã tiến hành đánh quy ước hiệp đồng giữa các binh chủng, đồng thời tiến hành nghi binh cho Chiến dịch Tết Mậu Thân sau này. Phía Mỹ cũng tận dụng tối đa hỏa lực pháo binh và không quân để bảo vệ căn cứ Khe Sanh bằng mọi giá.

Trận đánh kết thúc với số thương vong khủng khiếp: 2800-3500 lính Mỹ tử trận, 5500 tử trận bên QDNDVN, hàng trăm máy bay, trực thăng và xe thiết giáp bị phá hủy. Cả 2 bên cùng tuyên bố chiến thắng. Tuy nhiên nhiều nhà sử học và nghiên cứu sau này đều cho rằng Mỹ đã thất bại khi không thể đẩy lùi được QDNDVN, hàng rào điện tử McNamara bị xóa sổ, Mỹ đã bị nghi binh tại Khe Sanh tạo điều kiện cho Cuộc Tổng tấn công Mậu Thân, và quan trọng nhất là QD Mỹ đã quyết định rút khỏi căn cứ Khe Sanh sau đó để rồi vào tháng 7/1968 QDNDVN đã hoàn toàn làm chủ Khe Sanh.

Đây được xem là bản hùng ca của QDNDVN và là khúc ca buồn của QD Mỹ.

13. Trận Làng Vây

Diễn ra vào ngày 6-7/2/1968, là trận đánh đầu tiên có sự tham chiến của xe tăng-thiết giáp phía QDNDVN.

Phía QDNDVN có khoảng 3 tiểu đoàn bộ binh, 2 đại đội công binh và khoảng 20 xe tăng PT-76 do Lê Công Phê chỉ huy. Phía Mỹ, QLVNCH và Lào có khoảng 900 binh sĩ và nhiều súng cối, sung không giật do Frank Willoughby chỉ huy.

Trận đánh đã gây sốc cho phía Mỹ vì họ không nghĩ rằng QDNDVN có thể đưa xe tăng vào tham chiến tại miền nam. Ngoài ra khi Mỹ đề xuất chiến dịch phản công chiếm lại Làng Vây, những người lính Lào đã từ chối chiến đấu, thậm chí nhiều người đã tự động rã ngũ rút về Lào.

Trận đánh kết thúc với thắng lợi cho phía QDNDVN.

14. Tổng tấn công Tết Mậu Thân

Gồm nhiều đợt khác nhau nhưng đợt quan trọng nhất diễn ra vào ngày 30/1-28/3/1968. Có lẽ không cần phải nói quá nhiều về chiến dịch này vì nó đã quá nổi tiếng trên thế giới, nhắc đến Chiến tranh Việt Nam là phải nhắc đến Tổng tấn công Mậu Thân. Đây được xem là bước ngoặt cho cả cuộc chiến, đồng thời chiến dịch đã đánh gục niềm kiêu hãnh của QD Mỹ, khiến cho công chúng Mỹ và cả thế giới sững sờ về sự bế tắc đau đớn của Mỹ tại Đông Dương. Đây là chiến dịch có số lượng binh lính tham chiến quy mô nhất và số thương vong khủng khiếp nhất trong toàn cuộc chiến.

Phía QDNDVN và QGPMN có khoảng 600.000 binh sĩ do Văn Tiến Dũng, Hoàng Văn Thái và Trần Văn Trà chỉ huy. Phía Mỹ, QLVNCH, Úc, Hàn Quốc... có khoảng 1.000.000 binh sĩ do William Westmoreland và Cao Văn Viên chỉ huy.

Cuộc tổng tiến công nổ ra gần như trên toàn bộ lãnh thổ phía nam, các trận đánh diễn ra trên mọi thành phố, vùng quê từ Quảng Trị đến Cà Mau. Thậm chí Đô thành Sài Gòn cũng rung chuyển bởi các đợt xung kích từ phía QGPMN và biệt động thành. Trong những ngày đầu của chiến dịch phía QDNDVN và QGPMN đã kiểm soát gần như toàn bộ các thành phố và căn cứ quan trọng của VNCH. Tuy nhiên phía Mỹ và QLVNCH nhanh chóng chiếm lại ưu thế với hỏa lực và vũ khí tối tân.

Sau gần 2 tháng giao tranh Mỹ và QLVNCH đã chiếm lại được hầu hết khu vực bị mất, nhiều cơ sở của Mặt trận bị phá hủy. Chiến dịch kết thúc với 17000 lính tử trận và 20000 lính bị thương của phía QDNDVN và QGPMN, phía Mỹ và đồng minh có khoảng 9000 lính tử trận và 35000 lính bị thương, hơn 123 máy bay bị phá hủy. Thương vong về dân thường vô cùng khủng khiếp, ước tính đến gần 14000 thường dân tử vong sau chiến dịch.

Mặt dù phía Mỹ đạt thắng lợi về quân sự khi đẩy lùi thành công QDNDVN nhưng đã trở thành mồ chôn cho Mỹ về chính trị và tuyên truyền. Khi những hình ảnh về Tết Mậu Thân được phát sóng trên đài truyền hình Mỹ, công chúng đã bị sốc về độ tàn khốc của nó, người dân không thể tin vào mắt mình khi thấy những người lính Mỹ - oai hùng và mạnh mẽ ngày nào - đang la hét giãy dụa trong biển máu, rồi xác lính Mỹ nằm đầy trên đường đã gây nỗi ám ảnh kinh hoàng cho công chúng. Thêm vào đó Đại sứ quán Mỹ - nơi được xem là bất khả xâm phạm, biểu tượng của quyền lực nước Mỹ - cũng bị những người lính biệt động đánh chiếm trong nhiều giờ. Các nhân viên Mỹ hốt hoảng bỏ chạy khỏi tòa nhà, những người lính Mỹ tử trận bị khiêng đi, những người bị thương với khuôn mặt thất thần, tất cả đã đánh gục niềm kiêu hãnh của cường quốc số 1 thế giới. Ngay sau đó phong trào phản chiến được thổi bùng khắc nước Mỹ, và các lãnh đạo Mỹ đã hiểu rằng họ không thể thắng được Việt Nam.

Từ khóa: 

lịch sử