Chúng ta có phải là những "người tốt bất lực"?

  1. Tâm lý học

Bạn là bạn, bạn là một người trẻ, một người trẻ đang sinh sống ở một thành phố nhộn nhịp. Bạn là một công dân ngoan ngoãn, sống và làm việc theo pháp luật. Bạn quan tâm đến nhịp thở của thành phố, về nhiều thứ xung quanh như xã hội, môi trường, chính trị, văn hóa v.v.. Tuy nhiên, điểm đặc biệt ở đây khiến mình muốn đóng khung các bạn vào khái niệm như mình đã nói ở trên rằng, bạn chỉ quan-tâm thôi sao?

Tại sao bạn quan tâm đến việc sửa điểm ở Hà Giang mà không đào sâu rằng liệu hình thức học tập, thi cử này có phù hợp với thế hệ trẻ?

Tại sao bạn quan tâm đến Luật An ninh mạng mà bạn chỉ biết đọc các bài viết trên Facebook, sao không tự mình kiểm chứng bằng cách đọc Luật?

Tại sao bạn quan tâm đến môi trường nhưng vẫn hút cái rột ly trà sữa trân châu hoàng kim từ một cái ống hút nhựa, một ly nhựa và một quai nhựa?

Trong tâm lý học có một lý thuyết như thế này, gọi là lý thuyết gắn mác. Theo như thuyết này, nếu ai đó tin rằng bạn thuộc tuýp người như thế này thì bạn sẽ có xu hướng hành xử sao cho khớp với những suy nghĩ của người đó. Nếu ai đó nói bạn là một người thông minh, bạn sẽ có xu hướng hành xử như một người "thông minh" hoặc nếu bạn tin ai đó là một người xấu, bạn chắc chắn sẽ đề phòng với họ nhiều hơn những người khác.

Như vậy, nếu mình đang nghĩ các bạn là những "người tốt bất lực" thì liệu các bạn có hành xử y thế ? Ở đây, mình không nói các bạn sẽ phải thay đổi đánh xoạch hay phản biện rằng các bạn đang làm thế này thế kia, các bạn vẫn đóng thuế và đóng tiền điện, nước đầy đủ. Mình ý chỉ rằng một cái nhìn tiêu cực sẽ gieo đến một tiên đoán tiêu cực và khiến tiên đoán đó thành sự thật? Phải chứ? Hãy tưởng tượng một tương lại đầy những "người tốt bất lực" mà xem, điều này làm mình nhớ đến những con người trong bộ phim Wall-E, nếu trong một tương lai chúng ta cũng như họ thì sao?

Vậy, hãy cứ phản biện, hãy cứ đào sâu, hãy cứ hành động và chí ít là hãy cứ làm điều gì đó mang tính chất thật thay vì chỉ rao giảng, chỉ tiếp nhận mà không có ứng dụng. Chỉ có như thế chúng ta mới thực sự hoàn thiện, chúng ta mới có thể đảo ngược những lời tiên đoán và tự biến bản thân thành "người tốt hoàn thiện" được

Từ khóa: 

tâm lý học

,

chúng ta ngu ngốc

,

người tốt bất lực

,

tâm lý học

Mình nghĩ với cách đặt vấn đề này thì mình Nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn là:
  •  Các vấn đề chúng ta mới quan tâm ở góc độ thông tin 
  • Phần đông có xu hướng lười, đọc biệt lười đọc , nghiên cứu nên hiểu sau ở tầng kiến thức rất hạn chế. Chúng ta có thông tin nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản để đánh giá, nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của mình.
  • Mxh giúp chúng ta dễ bị tiếp nhận thông tin, chịu ảnh hưởng từ góc Nhìn, quan điểm từ người khác do chúng ta thiếu tầng kiến thức để đánh giá.
  • Tâm lý đám đông khiến chúng ta dễ hùa theo , chia sẻ góc nhìn của người khác - và muốn được gắn nhãn (để Ko bị lạc loài) khi chúng ta thậm chí Ko có quan điểm hay hiểu bản chất vấn đề  
Trả lời
Mình nghĩ với cách đặt vấn đề này thì mình Nhìn nhận vấn đề đơn giản hơn là:
  •  Các vấn đề chúng ta mới quan tâm ở góc độ thông tin 
  • Phần đông có xu hướng lười, đọc biệt lười đọc , nghiên cứu nên hiểu sau ở tầng kiến thức rất hạn chế. Chúng ta có thông tin nhưng lại thiếu kiến thức cơ bản để đánh giá, nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của mình.
  • Mxh giúp chúng ta dễ bị tiếp nhận thông tin, chịu ảnh hưởng từ góc Nhìn, quan điểm từ người khác do chúng ta thiếu tầng kiến thức để đánh giá.
  • Tâm lý đám đông khiến chúng ta dễ hùa theo , chia sẻ góc nhìn của người khác - và muốn được gắn nhãn (để Ko bị lạc loài) khi chúng ta thậm chí Ko có quan điểm hay hiểu bản chất vấn đề