Cơ chế nào giúp cá voi nặng cả trăm tấn văng mình lên cao khỏi mặt nước?

  1. Kiến thức chung

Không chỉ cá voi mà còn các loại cá lớn khác, với khối lượng cơ thể lớn như vậy, cơ chế nào giúp chúng đẩy được áp lực nước và phóng lên trên mặt biển?

Hình ảnh cá voi tung mình lên trên mặt nước thật sự rất hùng vĩ, mình cũng muốn một lần trong đời được nhìn thấy cảnh tượng này.

Từ khóa: 

cá voi

,

thế giới động vật

,

thiên nhiên

,

kiến thức chung

Nói sao cho dễ hiểu nhỉ? :)))

Thật ra thì con cá voi càng to thì lại càng dễ phóng lên mặt nước.

Đơn giản là việc cá voi (hoặc các con cá khác) phóng khỏi mặt nước nguyên nhân là do tổng lực đẩy ngược chiều trọng lực lớn hơn trọng lực. Trong đó, trọng lực tỷ lệ thuận với trọng lượng của vật (ở đây hiểu là cân nặng của con cá voi); còn lực đẩy bao gồm lực quán tính sinh ra do tốc độ di chuyển (bơi) của cá voi tại thời điểm chạm mặt nước và Lực đẩy Archimedes tác dụng lên con cá voi.

Nghĩa là ngoài tốc độ bơi (bao gồm góc tạo bới hướng bơi và mặt nước) thì còn phụ thuộc vào lực đẩy Archimedes (tích của trọng lượng riêng chất lỏngthể tích bị vật chiếm chỗ) lực này càng lớn thì khả năng phóng lên mặt nước càng cao. Mà trọng lượng riêng của chất lỏng trong trường hợp này chúng ta có thể xem như là hằng số (đâu đó khoảng 1 Tấn trên 1 Mét khối). Biến còn lại là thể tích vật bị chiếm chỗ, mà cá voi thì rất to nhưng cơ thể của nó thì lại có rất nhiều không khí bên trong (mà trong thực tế thì không khí gần như chỉ chiếm thể tích chứ không chiếm khối lượng của vật), như vậy nôm na: Cá voi càng lớn, ngoài việc kéo theo khối lượng càng lớn (trọng lực càng lớn), thì thể tích của cá voi cũng càng tăng (Lực đẩy Archimedes càng tăng). Ngoài ra thì một vài loại cá voi còn có cơ chế tận dùng lực đẩy Archimedes bằng cách ngậm và phun nước ra để tăng tỷ lệ Thể tích / Trọng lượng.

Hiểu nôm na là như thế thôi, dễ liên tưởng hơn là bạn sẽ không nhấc bổng được 1 đứa 100kg trên mặt đất, nhưng nếu mang nó xuống nước thì bạn có làm được đó, không tin thì xem đoạn

1p34s
trailer của Aquaman nhé:

Ngoài ra thì cơ chế nổi/lặn của cá voi cũng được áp dụng cho tàu ngầm, hiểu nôm na là muốn lặn thì hút nước vào (giảm tỷ lệ Thể tích / Trọng lượng), còn muốn nổi lên thì xả nước ra chừa chỗ cho không khí (tăng tỷ lệ Thể tích / Trọng lượng).

Trả lời

Nói sao cho dễ hiểu nhỉ? :)))

Thật ra thì con cá voi càng to thì lại càng dễ phóng lên mặt nước.

Đơn giản là việc cá voi (hoặc các con cá khác) phóng khỏi mặt nước nguyên nhân là do tổng lực đẩy ngược chiều trọng lực lớn hơn trọng lực. Trong đó, trọng lực tỷ lệ thuận với trọng lượng của vật (ở đây hiểu là cân nặng của con cá voi); còn lực đẩy bao gồm lực quán tính sinh ra do tốc độ di chuyển (bơi) của cá voi tại thời điểm chạm mặt nước và Lực đẩy Archimedes tác dụng lên con cá voi.

Nghĩa là ngoài tốc độ bơi (bao gồm góc tạo bới hướng bơi và mặt nước) thì còn phụ thuộc vào lực đẩy Archimedes (tích của trọng lượng riêng chất lỏngthể tích bị vật chiếm chỗ) lực này càng lớn thì khả năng phóng lên mặt nước càng cao. Mà trọng lượng riêng của chất lỏng trong trường hợp này chúng ta có thể xem như là hằng số (đâu đó khoảng 1 Tấn trên 1 Mét khối). Biến còn lại là thể tích vật bị chiếm chỗ, mà cá voi thì rất to nhưng cơ thể của nó thì lại có rất nhiều không khí bên trong (mà trong thực tế thì không khí gần như chỉ chiếm thể tích chứ không chiếm khối lượng của vật), như vậy nôm na: Cá voi càng lớn, ngoài việc kéo theo khối lượng càng lớn (trọng lực càng lớn), thì thể tích của cá voi cũng càng tăng (Lực đẩy Archimedes càng tăng). Ngoài ra thì một vài loại cá voi còn có cơ chế tận dùng lực đẩy Archimedes bằng cách ngậm và phun nước ra để tăng tỷ lệ Thể tích / Trọng lượng.

Hiểu nôm na là như thế thôi, dễ liên tưởng hơn là bạn sẽ không nhấc bổng được 1 đứa 100kg trên mặt đất, nhưng nếu mang nó xuống nước thì bạn có làm được đó, không tin thì xem đoạn

1p34s
trailer của Aquaman nhé:

Ngoài ra thì cơ chế nổi/lặn của cá voi cũng được áp dụng cho tàu ngầm, hiểu nôm na là muốn lặn thì hút nước vào (giảm tỷ lệ Thể tích / Trọng lượng), còn muốn nổi lên thì xả nước ra chừa chỗ cho không khí (tăng tỷ lệ Thể tích / Trọng lượng).

Do nó bơi nhiều nên cơ bụng tốt.

Dù cá voi to thế nào thì ít nhất nó vẫn tự điều khiển bản thân nó, gồng bụng lên và cứ thế bật thôi.