Có nên có 1 quy định rõ ràng cho việc kêu gọi từ thiện?

  1. Xã hội

Thời gian gần đây, việc trục lợi từ thiện đang là 1 vấn đề rất hot và gây bức xúc trong dư luận. Nhà nước có nên ban hành những quy định để "từ thiện không còn là 1 nghề" không?

Từ khóa: 

xã hội

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV: Cần có các quy định rõ ràng hơn về từ thiện

“Luật pháp không cấm ai kêu gọi từ thiện, cũng không cấm ai đóng góp tiền cho ai đi từ thiện thay mình. Đó là một “hợp đồng” dân sự. Nhưng nếu lợi dụng việc làm từ thiện để trục lợi hoặc sử dụng không đúng mục đích, chiếm đoạt nó thì có thể quy vào tội lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Việc kết luận là của các cơ quan điều tra.

Vấn đề từ thiện là tùy tâm nên việc xây dựng các khung pháp lý quy định việc kêu gọi từ thiện ra sao là rất khó. Thay vào đó, để tránh tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nên thiết kế các cơ chế để phòng chống việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trước hết, cần cho phép những người kêu gọi và tham gia làm từ thiện tự thiết kế cơ chế kiểm soát của mình, trong trường hợp vi phạm thì có cơ sở để xử lí theo quy định.

Vậy nên những người có tiền và mang tiền đi quyên góp cho các cá nhân kêu gọi từ thiện trước hết cũng phải biết kiểm soát và tự đặt cơ chế kiểm soát cho khoản tiền đóng góp của mình. Những người đứng ra kêu gọi từ thiện cũng phải công khai, minh bạch các hoạt động”

Trả lời

Ông Lưu Bình Nhưỡng, Đại biểu Quốc hội khóa XIV: Cần có các quy định rõ ràng hơn về từ thiện

“Luật pháp không cấm ai kêu gọi từ thiện, cũng không cấm ai đóng góp tiền cho ai đi từ thiện thay mình. Đó là một “hợp đồng” dân sự. Nhưng nếu lợi dụng việc làm từ thiện để trục lợi hoặc sử dụng không đúng mục đích, chiếm đoạt nó thì có thể quy vào tội lừa đảo, lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản…Việc kết luận là của các cơ quan điều tra.

Vấn đề từ thiện là tùy tâm nên việc xây dựng các khung pháp lý quy định việc kêu gọi từ thiện ra sao là rất khó. Thay vào đó, để tránh tình trạng lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, nên thiết kế các cơ chế để phòng chống việc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Trước hết, cần cho phép những người kêu gọi và tham gia làm từ thiện tự thiết kế cơ chế kiểm soát của mình, trong trường hợp vi phạm thì có cơ sở để xử lí theo quy định.

Vậy nên những người có tiền và mang tiền đi quyên góp cho các cá nhân kêu gọi từ thiện trước hết cũng phải biết kiểm soát và tự đặt cơ chế kiểm soát cho khoản tiền đóng góp của mình. Những người đứng ra kêu gọi từ thiện cũng phải công khai, minh bạch các hoạt động”