Có nên học ở khoa không chuyên ở một trường đại học chuyên về một mảng nào đó?

  1. Hướng nghiệp

ví dụ như học luật ở trường kinh tế, học kinh tế ở trường về công nghệ,...

Từ khóa: 

hướng nghiệp

Không nên.

Anh không biết mục tiêu hay dự định của em, cũng không biết các tiêu chí lựa chọn trường đại học của em, nên không thể trả lời chắc chắn được. Chuyện nên hay không nên phụ thuộc vào tình hình hiện tại của em. Chẳng hạn, nếu em chỉ muốn có một tấm bằng thì học ở đâu cũng được, chẳng có chỗ nào tốt hơn chỗ nào.

Nếu là anh, và nếu anh được lựa chọn, thì anh sẽ học ở một trường tốt. Nói chung, chất lượng đào tạo của của một trường chuyên về ngành nào đó sẽ tốt hơn một trường không chuyên về ngành đó. Lý do là họ có giảng viên tốt hơn, khung chương trình tốt hơn, quan hệ quốc tế tốt hơn, sinh viên tốt hơn, đôi khi là cơ chế tốt hơn (các chế độ có thể sẽ tốt hơn so với những ở những trường mà ngành đó chỉ được coi là một ngành phụ.)

Giảng viên ở các trường tốt thường cũng rất tốt. Có rất nhiều thứ em cần biết nhưng sẽ không có trong giáo trình, và giảng viên là những người sẽ cho em chỉ dẫn. Chất lượng giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh viên, đặc biệt là với các trường yêu cầu sinh viên làm nghiên cứu. Em sẽ không thể thực hiện các nghiên cứu tốt nếu giảng viên của em không giỏi. Nếu muốn giỏi thì hãy theo học những người giỏi nhất.

Hãy tưởng tượng có một giáo sư người Việt muốn về VN giảng dạy. Em nghĩ GS đó sẽ chọn về một trường không chuyên về ngành của ông ta, hay chọn một trường nổi tiếng về ngành đó? Anh không hiểu rõ về tiêu chuẩn đối với giảng viên ngành học của anh ở các trường khác, còn ở trường anh trước kia ở VN thì tất cả các giảng viên đứng lớp chính đều có bằng Tiến sỹ. Phần lớn các thầy cô đã học tập, giảng dạy hoặc/và làm việc ở các nước phát triển.

Sinh viên ở các trường chuyên về một ngành nào đó cũng tốt hơn sinh viên ngành đó ở trường khác. Họ đơn giản là tuyển thẳng rất nhiều học sinh có thành tích quốc gia, quốc tế ở các môn liên quan, và điểm trúng tuyển cho các chỉ tiêu còn lại cũng cao vì họ có ít chỉ tiêu hơn và vì họ nổi tiếng. Khi học cùng những bạn bè giỏi thì em có thể học hỏi được từ họ và tự em cũng phải cố gắng hơn.

Những trường chuyên về (nhóm) ngành nào đó thường có quan hệ rộng và có nhiều đối tác công nghiệp/hàn lâm trong nước và quốc tế trong ngành đó. Những trường như thế cũng sẽ được đầu tư nhiều, có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho ngành ấy, đôi khi được hưởng những cơ chế đặc thù. Khi còn đi học em sẽ có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi với các đại học lớn trên thế giới, có cơ hội tham gia các bài giảng hoặc khóa học ngắn của các giáo sư nước ngoài đến VN, có cơ hội thực tập ở các tập đoàn lớn trong nước hoặc nước ngoài. Đến khi tốt nghiệp thì cơ hội việc làm cũng rộng mở, do uy tín của trường và do thực lực của em. Học ở trường tốt thì em cũng dễ có quan hệ với những nhân vật quan trọng trong ngành. Rất nhiều bạn học của em, hoặc là chính em, sau này sẽ trở thành những người như vậy. Các thầy của em có thể ngay tại thời điểm em đang học cũng đã là những nhân vật có ảnh hưởng. Nếu em học ở các đại học lớn thì chuyện giảng viên của em về sau trở thành lãnh đạo trong chính phủ không phải là hiếm. Những điều đó không phải là không có ở các trường ít tên tuổi hơn, nhưng hiếm gặp hơn nhiều.

Khi một trường nổi tiếng về một ngành nào đó, nó sẽ có rất nhiều lợi thế. Những lợi thế ấy khiến chất lượng đào tạo của nó tốt hơn và nó lại càng nổi tiếng. Câu chuyện giống như quan hệ giữa lửa với gió. Lửa càng to thì càng làm khí nóng bốc lên nhanh và làm gió thổi mạnh, gió càng thổi mạnh thì lửa càng to. Học ở trường tốt có nghĩa là em được hưởng lợi từ cái vòng tuần hoàn ấy.

Có bạn trả lời rằng tất cả là do bản thân em, rằng nếu em ham học hỏi thì ở đâu cũng sẽ phát triển. Anh thấy đó là một suy nghĩ xa rời thực tế. Em ham học hỏi nhưng nếu học hỏi từ những người giỏi hơn thì em sẽ học hỏi được nhiều hơn. Hãy tưởng tượng tố chất với tinh thần như kỹ năng lái xe, còn đại học giống như chiếc xe. Nếu em có thể lựa chọn giữa xe máy với ô tô, tại sao không chọn ô tô, mà lại chọn xe máy chỉ vì nghĩ rằng mình có kỹ năng lái tốt? Vẫn là một con người với tố chất như thế, đi ô tô nói chung sẽ nhanh và xa hơn. Đó chẳng phải là điều hiển nhiên sao? Chọn xe máy giống như là đấu chấp trong một cuộc đua, và đối thủ cũng đâu có cần em phải chấp.

Anh từng có nhiều cơ hội lựa chọn, nhưng anh đã không chọn nơi tốt nhất. Anh đã nghĩ rằng mình giỏi, và tới đâu cũng được. Anh đã chỉ làm những thứ anh thích, anh cũng đã không cố gắng để làm được những điều tốt nhất mà anh có thể làm, và giờ anh thấy hối hận. Em không nên và không cần phải trải qua những chuyện đó.

Có thể trường nào cũng đáp ứng được yêu cầu của em, nhưng nếu em muốn làm những điều tốt nhất mà em có thể, thì hãy cố gắng đến mức mà em có thể. Mỗi bước đi hiện tại sẽ quyết định những bước đi tiếp theo. Những bước đi ở thời điểm càng sớm càng có ảnh hưởng lớn sau này. Chọn trường đại học là một bước đi quan trọng. Hãy suy nghĩ kỹ.

Tất nhiên, anh không biết điều em hướng tới là gì, nên chỉ có thể nói tới đây thôi chứ không thể chắc chắn được điều gì. Nếu em không muốn đi nhanh, mà muốn ngắm cảnh, thì đi xe máy tốt hơn ô tô. Trên đời cũng có nhiều chuyện khó đoán, không phải cứ có chuyên môn tốt hơn thì sẽ có cuộc sống tốt hơn, tái ông khi mất ngựa thì người ngoài khó mà nói được đó là chuyện tốt hay xấu. Có điều, khi còn trẻ đi nhanh, lúc về già ngắm cảnh thì hạnh phúc hơn là ngược lại. Năng lực cao hơn sẽ cho em nhiều lựa chọn hơn. Vào trường nổi tiếng thường khó hơn một chút, nhưng hãy cố lên, bởi vì làm nhiều việc khó sẽ khiến cuộc sống của em dễ dàng, còn nếu cứ làm những việc dễ dàng thì cuộc sống sớm muộn cũng sẽ khó khăn.

Trả lời

Không nên.

Anh không biết mục tiêu hay dự định của em, cũng không biết các tiêu chí lựa chọn trường đại học của em, nên không thể trả lời chắc chắn được. Chuyện nên hay không nên phụ thuộc vào tình hình hiện tại của em. Chẳng hạn, nếu em chỉ muốn có một tấm bằng thì học ở đâu cũng được, chẳng có chỗ nào tốt hơn chỗ nào.

Nếu là anh, và nếu anh được lựa chọn, thì anh sẽ học ở một trường tốt. Nói chung, chất lượng đào tạo của của một trường chuyên về ngành nào đó sẽ tốt hơn một trường không chuyên về ngành đó. Lý do là họ có giảng viên tốt hơn, khung chương trình tốt hơn, quan hệ quốc tế tốt hơn, sinh viên tốt hơn, đôi khi là cơ chế tốt hơn (các chế độ có thể sẽ tốt hơn so với những ở những trường mà ngành đó chỉ được coi là một ngành phụ.)

Giảng viên ở các trường tốt thường cũng rất tốt. Có rất nhiều thứ em cần biết nhưng sẽ không có trong giáo trình, và giảng viên là những người sẽ cho em chỉ dẫn. Chất lượng giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng sinh viên, đặc biệt là với các trường yêu cầu sinh viên làm nghiên cứu. Em sẽ không thể thực hiện các nghiên cứu tốt nếu giảng viên của em không giỏi. Nếu muốn giỏi thì hãy theo học những người giỏi nhất.

Hãy tưởng tượng có một giáo sư người Việt muốn về VN giảng dạy. Em nghĩ GS đó sẽ chọn về một trường không chuyên về ngành của ông ta, hay chọn một trường nổi tiếng về ngành đó? Anh không hiểu rõ về tiêu chuẩn đối với giảng viên ngành học của anh ở các trường khác, còn ở trường anh trước kia ở VN thì tất cả các giảng viên đứng lớp chính đều có bằng Tiến sỹ. Phần lớn các thầy cô đã học tập, giảng dạy hoặc/và làm việc ở các nước phát triển.

Sinh viên ở các trường chuyên về một ngành nào đó cũng tốt hơn sinh viên ngành đó ở trường khác. Họ đơn giản là tuyển thẳng rất nhiều học sinh có thành tích quốc gia, quốc tế ở các môn liên quan, và điểm trúng tuyển cho các chỉ tiêu còn lại cũng cao vì họ có ít chỉ tiêu hơn và vì họ nổi tiếng. Khi học cùng những bạn bè giỏi thì em có thể học hỏi được từ họ và tự em cũng phải cố gắng hơn.

Những trường chuyên về (nhóm) ngành nào đó thường có quan hệ rộng và có nhiều đối tác công nghiệp/hàn lâm trong nước và quốc tế trong ngành đó. Những trường như thế cũng sẽ được đầu tư nhiều, có cơ sở vật chất tốt phục vụ cho ngành ấy, đôi khi được hưởng những cơ chế đặc thù. Khi còn đi học em sẽ có cơ hội tham gia các chương trình trao đổi với các đại học lớn trên thế giới, có cơ hội tham gia các bài giảng hoặc khóa học ngắn của các giáo sư nước ngoài đến VN, có cơ hội thực tập ở các tập đoàn lớn trong nước hoặc nước ngoài. Đến khi tốt nghiệp thì cơ hội việc làm cũng rộng mở, do uy tín của trường và do thực lực của em. Học ở trường tốt thì em cũng dễ có quan hệ với những nhân vật quan trọng trong ngành. Rất nhiều bạn học của em, hoặc là chính em, sau này sẽ trở thành những người như vậy. Các thầy của em có thể ngay tại thời điểm em đang học cũng đã là những nhân vật có ảnh hưởng. Nếu em học ở các đại học lớn thì chuyện giảng viên của em về sau trở thành lãnh đạo trong chính phủ không phải là hiếm. Những điều đó không phải là không có ở các trường ít tên tuổi hơn, nhưng hiếm gặp hơn nhiều.

Khi một trường nổi tiếng về một ngành nào đó, nó sẽ có rất nhiều lợi thế. Những lợi thế ấy khiến chất lượng đào tạo của nó tốt hơn và nó lại càng nổi tiếng. Câu chuyện giống như quan hệ giữa lửa với gió. Lửa càng to thì càng làm khí nóng bốc lên nhanh và làm gió thổi mạnh, gió càng thổi mạnh thì lửa càng to. Học ở trường tốt có nghĩa là em được hưởng lợi từ cái vòng tuần hoàn ấy.

Có bạn trả lời rằng tất cả là do bản thân em, rằng nếu em ham học hỏi thì ở đâu cũng sẽ phát triển. Anh thấy đó là một suy nghĩ xa rời thực tế. Em ham học hỏi nhưng nếu học hỏi từ những người giỏi hơn thì em sẽ học hỏi được nhiều hơn. Hãy tưởng tượng tố chất với tinh thần như kỹ năng lái xe, còn đại học giống như chiếc xe. Nếu em có thể lựa chọn giữa xe máy với ô tô, tại sao không chọn ô tô, mà lại chọn xe máy chỉ vì nghĩ rằng mình có kỹ năng lái tốt? Vẫn là một con người với tố chất như thế, đi ô tô nói chung sẽ nhanh và xa hơn. Đó chẳng phải là điều hiển nhiên sao? Chọn xe máy giống như là đấu chấp trong một cuộc đua, và đối thủ cũng đâu có cần em phải chấp.

Anh từng có nhiều cơ hội lựa chọn, nhưng anh đã không chọn nơi tốt nhất. Anh đã nghĩ rằng mình giỏi, và tới đâu cũng được. Anh đã chỉ làm những thứ anh thích, anh cũng đã không cố gắng để làm được những điều tốt nhất mà anh có thể làm, và giờ anh thấy hối hận. Em không nên và không cần phải trải qua những chuyện đó.

Có thể trường nào cũng đáp ứng được yêu cầu của em, nhưng nếu em muốn làm những điều tốt nhất mà em có thể, thì hãy cố gắng đến mức mà em có thể. Mỗi bước đi hiện tại sẽ quyết định những bước đi tiếp theo. Những bước đi ở thời điểm càng sớm càng có ảnh hưởng lớn sau này. Chọn trường đại học là một bước đi quan trọng. Hãy suy nghĩ kỹ.

Tất nhiên, anh không biết điều em hướng tới là gì, nên chỉ có thể nói tới đây thôi chứ không thể chắc chắn được điều gì. Nếu em không muốn đi nhanh, mà muốn ngắm cảnh, thì đi xe máy tốt hơn ô tô. Trên đời cũng có nhiều chuyện khó đoán, không phải cứ có chuyên môn tốt hơn thì sẽ có cuộc sống tốt hơn, tái ông khi mất ngựa thì người ngoài khó mà nói được đó là chuyện tốt hay xấu. Có điều, khi còn trẻ đi nhanh, lúc về già ngắm cảnh thì hạnh phúc hơn là ngược lại. Năng lực cao hơn sẽ cho em nhiều lựa chọn hơn. Vào trường nổi tiếng thường khó hơn một chút, nhưng hãy cố lên, bởi vì làm nhiều việc khó sẽ khiến cuộc sống của em dễ dàng, còn nếu cứ làm những việc dễ dàng thì cuộc sống sớm muộn cũng sẽ khó khăn.

Hmmm nên nói như thế nào đây nhỉ. Rõ ràng, trong cuộc chạy đua giữa các trường trong việc chiêu mộ sinh viên cũng như mở rộng các ngành nghề đào tạo đã trở thành xu hướng chung của rất nhiều cơ sở đào tạo giáo dục. Hẳn là ai cũng từng nghe và phân vân vì sao ai ai cũng khuyên nên học đúng ngành nghề ở trường đại học. Ta không phủ nhận điều này, nhưng nó liệu có là tất cả? Câu trả lời dành cho tất cả những câu hỏi chỉ là ở vấn đề con người. Bạn nghĩ một giảng viên dạy ở một trường đào tạo về kinh tế thì ko thể dạy bạn kiến thức liên quan đến ngoại ngữ ư? Thật ra theo như luật định, thì muốn trở thành giảng viên, anh phải có tấm bằng thạc sĩ về nội dung mình giảng dạy. Bởi vậy nên chất lượng giảng dạy 100% sẽ đc đảm bảo. Bởi vậy nên, có thể khẳng định đây là câu chuyện liên quan đến con người. Nếu bạn luôn có cho mình một tinh thần cầu thị, luôn ham học hỏi thì dù ở môi trường nào cũng phát triển tốt. Hihi đừng bao h lo lắng về điều gì ở tương lai. Phải có niềm tin vào chính bản thân của bạn chứ. Học ngành nào trường nào cũng được. Cái quan trọng nhất là bản thân ta nỗ lực như thế nào, ham học như thế nào, kết quả sẽ chỉ đến với người xứng đáng🍀

💛 Mình thấy ở trên a gi đó chia sẻ rất sâu sắc. Mình cũng muốn chia sẻ thêm quan điểm của mình, hi vọng giúp bạn được phần nào.
1.Nếu đã là học, hay bất cứ một vấn đề gì thì chọn chữ " chuyên " vẫn là nhất. Ví như bạn ở lớp chuyên toán chắc chắn thầy giáo cũng tự hiểu cái tầm của các bạn đã cách xa con bọ xít rất nhiều hay đúng hơn là chương trình cơ bản. Bởi vậy chính người thầy cũng sẽ moi hết ruột gan ra dạy bạn. Và những bạn cạnh bạn cũng đều ở cái tầm rất cao. Đọ sức cùng họ khiến bạn hiểu rõ cái tầm của mình từ đây sẽ phải không ngừng nỗ lực mà đột phá thúc ép bản thân vươn lên. " Chuyên" sẽ hội tụ những thứ giỏi nhất mạnh nhất giúp bạn biết rõ mình sẽ phải làm gì để trở nên giỏi hơn, mạnh hơn..tốt đẹp hơn.
Bạn nghĩ mà xem nếu con chim ưng lạc vào một đàn gà, nó chỉ cần bay chà chà ngay mặt đất nó cũng tưởng mình quá giỏi,vì ở đó nó không có đối thủ. Nhưng nếu bạn là một con chim ưng lạc trong bầy đại bàng. Bạn sẽ không ngừng khổ luyện để bay giỏi hơn  và dù bạn xếp cuối hạng của bầy đại bàng đi nữa chắc chắn vẫn giỏi hơn con chim ưng lạc trong đàn gà kia....
💛 Nếu bạn đã học chuyên rồi nhưng muốn học thêm ngành không chuyên tại trường mình đang học thì mình thấy là quá tốt. Ví như bạn nói học kinh tế mà theo học luật hoặc ngược lại khác gì chim ưng sống giữa bầy gà biết hết tập quán của nó bắt mồi càng dễ hơn....đại loại như vậy. 
Chúc bạn sớm có lựa chọn của mình.