Có nên tin vào giác quan của mình trong tiếp xúc lần đầu tiên với ai đó?

  1. Tâm lý học

Trong cuốn sách Trong Chớp Mắt của Malcolm Gladwell (tác giả của Điểm Bùng Phát - The Tipping Point), tác giả đã viết về cách chúng ta nghĩ về mọi sự mọi việc mà không cần suy nghĩ, về những quyết định chúng ta đưa ra chỉ trong một cái chớp mắt. Với nhiều người, điều này có vẻ không khả thi bởi sự không sáng suốt của nó. Trong thực tế, có một số người chọn hành động theo bản năng của họ và chiến thắng, nhưng không ít người lại luôn kết thúc bằng sai lầm cũng chính bởi cái sự bản năng ấy. Vì sao lại như vậy?

Bìa cuốn sách Trong chớp mắt của Malcolm Gladwell. Ảnh: Tiki.vn

Cuốn sách đưa ra rất nhiều dẫn chứng về những quyết định chỉ trong một chớp mắt. Ví dụ như:

  • Trong chớp mắt, một nhà tâm lý học có thể tiên đoán ngay cuộc hôn nhân nào sẽ đổ vỡ chỉ dựa vào vài phút quan sát cặp vợ chồng,
  • Trong chớp mắt, một huấn luyện viên tennis có thể biết khi nào một vận động viên sẽ phạm lỗi kép thậm chí trước khi vợt kịp chạm đến bóng.
  • Trong chớp mắt, một chuyên gia thẩm định đồ cổ có thể nhận ra sự giả mạo bằng một cái nhìn thoáng qua.
  • Trong chớp mắt, các chuyên gia có thể tiết lộ ngay một bí mật: những người có thể đưa ra những quyết định vĩ đại không phải là những người sử dụng hầu hết thông tin, thời gian để cân nhắc kĩ lưỡng, mà lại là những người thành thạo trong nghệ thuật “lát cắt mỏng”, nắm bắt được mọi khía cạnh vấn đề từ một lát cắt mỏng...

Về tổng thể thì cuốn sách khuyên chúng ta nên tin vào giác quan của mình khi tiếp xúc lần đầu tiên với ai đó. Nếu đó là cảm giác tốt đẹp, thì tức là tốt đẹp, nếu cảm giác không đến được với nhau, thì có cố gắng cũng không được gì. Nếu cảm giác xấu thì tốt nhất là né càng xa càng tốt.

Lý giải điều này, Malcolm Gladwell tin rằng bộ não con người chúng ta vốn dĩ đã âm thầm thu thập những tín hiệu, điệu bộ, cử chỉ qua nhiều năm tháng, rồi sau đó tập hợp thông tin lại, lưu trữ sẵn trong tiềm thức. Và khi chúng ta gặp ai đó, chỉ trong một cái chớp mắt nhanh như cơn lốc, là ngay lập tức bộ não sẽ truy suất thông tin từ tiềm thức ấy và truyền thông tin cùng cảm giác ra bên ngoài, khiến chúng ta đưa ra quyết định ngay và luôn. Nhìn thì tưởng nhanh nhưng là cả một quá trình tích lũy rất lâu dài mà vốn dĩ con người chúng ta đôi lúc vẫn lầm tưởng là giác quan thứ 6 vậy đó.

Đặc biệt, nói về cái thứ giác quan này thì "gừng càng già càng cay", những người càng lớn tuổi, càng từng trải thì cảm giác của họ về người đối diện càng chính xác. Chỉ trừ khi người đối diện quá xuất sắc đi, họ vốn là những bậc thầy về diễn xuất và biết cách che giấu ngôn ngữ cơ thể thì mới khiến chúng ta đôi khi nhầm lẫn mà thôi.

Bởi vậy cho nên đôi khi, sống trong cuộc đời này chúng ta cũng nên chỉ dựa vào giác quan, vào cảm giác mà quyết định nên hay không nên, tiếp tục hay không tiếp tục một điều gì đó, mà không cần bất cứ lý do gì.

Trong cuộc sống, có lần nào bạn quyết định điều gì đó chỉ trong một cái chớp mắt mà không cần suy nghĩ?

Từ khóa: 

trong chớp mắt

,

malcolm gladwell

,

điểm bùng phát

,

giác quan thứ 6

,

cảm giác

,

sách hay

,

tâm lý học

Cá nhân mình ko bao giờ đánh giá con người qua vẻ bề ngoài hay chỉ qua lần gặp đầu tiên.

Cái mà bạn gọi là giác quan thứ 6 chỉ đơn giản là trước đó bạn đã ở trong tình huống tương tự, và bạn cho rằng nó cũng sẽ cho kết quả tương tự. Nó có thể đúng với những thứ đơn giản và hiển nhiên, như cách vận động viên vung vợt và hướng bóng bay đến chẳng hạn (tất nhiên vẫn có xs tự dưng gió to thổi bay cả bóng). Tuy nhiên với con người thì khác, mỗi người đều là cá thể riêng biệt khác nhau, ko ai giống ai cả, cái bạn thấy chỉ là những thứ mà người ta cố ý thể hiện ra ngoài thôi, nhân tâm sâu như biển cả ko thể nhìn thấy đáy.

Quyết định cái gì đó khi ko cần suy nghĩ thì hầu hết sẽ thất bại thảm hại.

Trả lời

Cá nhân mình ko bao giờ đánh giá con người qua vẻ bề ngoài hay chỉ qua lần gặp đầu tiên.

Cái mà bạn gọi là giác quan thứ 6 chỉ đơn giản là trước đó bạn đã ở trong tình huống tương tự, và bạn cho rằng nó cũng sẽ cho kết quả tương tự. Nó có thể đúng với những thứ đơn giản và hiển nhiên, như cách vận động viên vung vợt và hướng bóng bay đến chẳng hạn (tất nhiên vẫn có xs tự dưng gió to thổi bay cả bóng). Tuy nhiên với con người thì khác, mỗi người đều là cá thể riêng biệt khác nhau, ko ai giống ai cả, cái bạn thấy chỉ là những thứ mà người ta cố ý thể hiện ra ngoài thôi, nhân tâm sâu như biển cả ko thể nhìn thấy đáy.

Quyết định cái gì đó khi ko cần suy nghĩ thì hầu hết sẽ thất bại thảm hại.

"Về tổng thể thì cuốn sách khuyên chúng ta nên tin vào giác quan của mình khi tiếp xúc lần đầu tiên với ai đó. Nếu đó là cảm giác tốt đẹp, thì tức là tốt đẹp, nếu cảm giác không đến được với nhau, thì có cố gắng cũng không được gì. Nếu cảm giác xấu thì tốt nhất là né càng xa càng tốt."

Em nghĩ câu này sẽ đúng với những người lớn, đã có nhiều trải nghiệm, tiếp xúc với nhiều kiểu người thì mới đưa ra được cảm giác đúng về một người. Chứ bản thân em thì trước đây từng có cảm giác ban đầu với nhiều người một đằng, đến khi tiếp xúc lại một nẻo nên cũng không đúng lắm. Trong nhiều trường hợp thì cái câu "đừng trông mặt mà bắt hình dong" lại đúng hơn ạ.

Hiện giờ em lại đang cố gắng để không quyết định điều gì quá nhanh mà không suy nghĩ, vì nó sẽ thành sai lầm. Em không nghĩ mình sẽ quyết định được điều gì đúng đắn chỉ trong một cái chớp mắt mà không suy nghĩ vì khả năng sai lầm nó sẽ lên tới 70% (với bản thân em thôi ạ). ==