Có những giai đoạn khủng hoảng nào trong cuộc đời? Bạn đã vượt bao nhiêu và bằng cách nào?

  1. Phong cách sống

Từ khóa: 

phong cách sống

Mình nghĩ các giai đoạn khủng hoảng thường là các giai đoạn bạn bước vào một chương mới của cuộc sống, với những dấu mốc và thay đổi quan trọng. Theo mình nó có thể có các giai đoạn sau

  • Khủng hoảng tuổi lên 3 : từ sơ sinh trở thành đứa trẻ bắt đầu có nhận thức, đi học mẫu giáo 
  • Khủng hoảng tuổi lên 5: chuẩn bị đi học lớp 1, bắt đầu bước vào sự nghiệp học hành 
  • Khủng hoảng "tuổi dậy thì" : khi cơ thể có những biến đổi, tâm sinh lý thay đổi và rất nhiều thứ mới lạ cần học và đối mặt giải quyết 
  • Khủng hoảng ở giai đoạn tốt nghiệp cấp 3 - bước vào đại học (tầm tuổi 17 - 18) : Thay đổi môi trường khá nhiều, đứng trước ngưỡng cửa phải lựa chọn con đường cho mình đi, hoang mang và khá vô đinh. Môi trường học, cách học, bạn bè và rất nhiều thứ thay đổi. Thế giới rộng lỡn mở ra khi bạn bước vào cánh cửa đại học khiến bạn bước đầu khá bối rối.
  • Khủng hoảng ở giai đoạn tốt nghiệp đại học - ra trường đi làm: Chính thức đứng trước các ngưỡng lựa chọn con đường và phát triển; hoang mang vì những gánh nặng, trách nhiệm bắt đầu xuất hiện. Và những áp lực cơm áo gạo tiền, những câu hỏi về đam mê, về mục đích sống; về tự do và trách nhiệm 
  • Khủng hoảng tuổi 30: độ tuổi bắt đầu có (hoặc đã có ) gia đình, những áp lực về thành công, về sự nghiệp và thành tựu trong cuộc sống. Về sức khỏe, thể chất cũng không còn sung sức như tuổi 2x, nên bạn bắt đầu nghĩ nhiều về tuổi già, về thế hệ, về áp lực về thành tựu, hạnh phúc và những vấn đề về ý nghĩa cuộc sống 
  • Khủng hoảng tuổi trung niên : ? 

Mình đang ở độ tuổi 30, và đã trải qua những khung hoảng trên nên chỉ kể lại được đến đó thôi.

Cách vượt qua à, cứ tiến lên, cứ đi rồi sẽ đến, bạn sẽ vượt qua hết ấy mà, nhanh hay chậm và kết quả thế nào thôi.

Với mình cuộc sống luôn biến đổi, mình chấp nhận mỗi giai đoạn đó là một giai đoạn giúp mình nhìn lại, hiểu bản thân nhiều hơn và hiểu những thử thách mình phải đối mặt, xốc lại tinh thần và cứ đi thôi.

Trả lời

Mình nghĩ các giai đoạn khủng hoảng thường là các giai đoạn bạn bước vào một chương mới của cuộc sống, với những dấu mốc và thay đổi quan trọng. Theo mình nó có thể có các giai đoạn sau

  • Khủng hoảng tuổi lên 3 : từ sơ sinh trở thành đứa trẻ bắt đầu có nhận thức, đi học mẫu giáo 
  • Khủng hoảng tuổi lên 5: chuẩn bị đi học lớp 1, bắt đầu bước vào sự nghiệp học hành 
  • Khủng hoảng "tuổi dậy thì" : khi cơ thể có những biến đổi, tâm sinh lý thay đổi và rất nhiều thứ mới lạ cần học và đối mặt giải quyết 
  • Khủng hoảng ở giai đoạn tốt nghiệp cấp 3 - bước vào đại học (tầm tuổi 17 - 18) : Thay đổi môi trường khá nhiều, đứng trước ngưỡng cửa phải lựa chọn con đường cho mình đi, hoang mang và khá vô đinh. Môi trường học, cách học, bạn bè và rất nhiều thứ thay đổi. Thế giới rộng lỡn mở ra khi bạn bước vào cánh cửa đại học khiến bạn bước đầu khá bối rối.
  • Khủng hoảng ở giai đoạn tốt nghiệp đại học - ra trường đi làm: Chính thức đứng trước các ngưỡng lựa chọn con đường và phát triển; hoang mang vì những gánh nặng, trách nhiệm bắt đầu xuất hiện. Và những áp lực cơm áo gạo tiền, những câu hỏi về đam mê, về mục đích sống; về tự do và trách nhiệm 
  • Khủng hoảng tuổi 30: độ tuổi bắt đầu có (hoặc đã có ) gia đình, những áp lực về thành công, về sự nghiệp và thành tựu trong cuộc sống. Về sức khỏe, thể chất cũng không còn sung sức như tuổi 2x, nên bạn bắt đầu nghĩ nhiều về tuổi già, về thế hệ, về áp lực về thành tựu, hạnh phúc và những vấn đề về ý nghĩa cuộc sống 
  • Khủng hoảng tuổi trung niên : ? 

Mình đang ở độ tuổi 30, và đã trải qua những khung hoảng trên nên chỉ kể lại được đến đó thôi.

Cách vượt qua à, cứ tiến lên, cứ đi rồi sẽ đến, bạn sẽ vượt qua hết ấy mà, nhanh hay chậm và kết quả thế nào thôi.

Với mình cuộc sống luôn biến đổi, mình chấp nhận mỗi giai đoạn đó là một giai đoạn giúp mình nhìn lại, hiểu bản thân nhiều hơn và hiểu những thử thách mình phải đối mặt, xốc lại tinh thần và cứ đi thôi.