Có những khó khăn nào trong việc giải mã di văn Hán-Nôm?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Giải mã di văn Hán Nôm là một công việc cần rất nhiều thời gian và công sức. Kể cả khi bạn được đào tạo về chuyên ngành Hán-Nôm trong trường đại học, đây vẫn là công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn và tìm tòi của cá nhân người giải mã. - Thông thường, công đoạn giải mã các di văn Hán-Nôm sẽ lần lượt được tiến hành từ việc xử lí văn bản gốc để tạo ra văn bản thứ cấp (tức các văn bản đã được xử lí lại, ví dụ: đánh máy từ bản gốc viết tay/ văn bia khắc, vv...). Có nhiều trường hợp, các di văn Hán-Nôm không còn hoàn chỉnh (chữ bị mờ, thất lạc một phần hoặc nhiều phần, bị rách, tẩy xóa, ...) hoặc gặp phải tình trạng sai thác (viết không đúng, xuất hiện nhiều dị bản). Lúc ấy, người giải mã phải có đủ năng lực và sự nhanh nhạy cũng như dựa vào kinh nghiệm để phán đoán ra những điểm còn chưa hợp lý trong văn bản. - Từ văn bản thứ cấp này, người giải mã tiếp tục đi sâu vào giải nghĩa văn bản. Thông thường khi giải nghĩa di văn Hán-Nôm sẽ có hai phần là phiên âm và dịch nghĩa. Phiên âm đòi hỏi người giải mã phải có vốn chữ tốt và thậm chí là các kiến thực ngoại tại vững chắc (kiến thức trên phương diện lịch sử, văn hoá, văn học, lịch sử ngữ âm học ...) để có thể phiên âm chính xác và đảm bảo tính nguyên vẹn của văn bản. Tiếp theo đó, công cuộc giải nghĩa sâu yêu cầu người giải mã phải có kiến thức trải rộng trên nhiều lĩnh vực và các tác phẩm liên quan. Chẳng hạn, có rất nhiều trường hợp chỉ có bốn, năm chữ nhưng lại là những chữ lấy từ một kinh điển cổ nhằm chỉ sự việc nhất định tương tự được nhắc đến trong văn bản trước đó. Lúc ấy, người giải mã phải dựa vào những sở kiến của mình để giải nghĩa được một cách chính xác những gì văn bản muốn thể hiện, đồng thời không được bỏ qua vai trò của văn bản gốc trước đó trong việc hình thành nên ý nghĩa trong di văn. - Đôi khi, việc giải mã di văn Hán-Nôm sẽ cần đến sự nhạy cảm với ngữ âm của người giải mã, bởi rất nhiều di văn Hán-Nôm là thơ, văn biền ngẫu. Để có thể truyền tải được toàn bộ ý nghĩa và tối đa những thủ pháp nghệ thuật của di văn gốc, người giải mã cũng cần rèn luyện khả năng cảm thụ văn học của bản thân.
Trả lời
Giải mã di văn Hán Nôm là một công việc cần rất nhiều thời gian và công sức. Kể cả khi bạn được đào tạo về chuyên ngành Hán-Nôm trong trường đại học, đây vẫn là công việc đòi hỏi tính kiên nhẫn và tìm tòi của cá nhân người giải mã. - Thông thường, công đoạn giải mã các di văn Hán-Nôm sẽ lần lượt được tiến hành từ việc xử lí văn bản gốc để tạo ra văn bản thứ cấp (tức các văn bản đã được xử lí lại, ví dụ: đánh máy từ bản gốc viết tay/ văn bia khắc, vv...). Có nhiều trường hợp, các di văn Hán-Nôm không còn hoàn chỉnh (chữ bị mờ, thất lạc một phần hoặc nhiều phần, bị rách, tẩy xóa, ...) hoặc gặp phải tình trạng sai thác (viết không đúng, xuất hiện nhiều dị bản). Lúc ấy, người giải mã phải có đủ năng lực và sự nhanh nhạy cũng như dựa vào kinh nghiệm để phán đoán ra những điểm còn chưa hợp lý trong văn bản. - Từ văn bản thứ cấp này, người giải mã tiếp tục đi sâu vào giải nghĩa văn bản. Thông thường khi giải nghĩa di văn Hán-Nôm sẽ có hai phần là phiên âm và dịch nghĩa. Phiên âm đòi hỏi người giải mã phải có vốn chữ tốt và thậm chí là các kiến thực ngoại tại vững chắc (kiến thức trên phương diện lịch sử, văn hoá, văn học, lịch sử ngữ âm học ...) để có thể phiên âm chính xác và đảm bảo tính nguyên vẹn của văn bản. Tiếp theo đó, công cuộc giải nghĩa sâu yêu cầu người giải mã phải có kiến thức trải rộng trên nhiều lĩnh vực và các tác phẩm liên quan. Chẳng hạn, có rất nhiều trường hợp chỉ có bốn, năm chữ nhưng lại là những chữ lấy từ một kinh điển cổ nhằm chỉ sự việc nhất định tương tự được nhắc đến trong văn bản trước đó. Lúc ấy, người giải mã phải dựa vào những sở kiến của mình để giải nghĩa được một cách chính xác những gì văn bản muốn thể hiện, đồng thời không được bỏ qua vai trò của văn bản gốc trước đó trong việc hình thành nên ý nghĩa trong di văn. - Đôi khi, việc giải mã di văn Hán-Nôm sẽ cần đến sự nhạy cảm với ngữ âm của người giải mã, bởi rất nhiều di văn Hán-Nôm là thơ, văn biền ngẫu. Để có thể truyền tải được toàn bộ ý nghĩa và tối đa những thủ pháp nghệ thuật của di văn gốc, người giải mã cũng cần rèn luyện khả năng cảm thụ văn học của bản thân.