Có phải lịch sử Việt Nam quá khắt khe với các Chúa Trịnh và phủ nhận toàn bộ công lao giữ nước 250 năm của các Chúa chỉ vì tội chuyên quyền, giết Vua?

  1. Lịch sử

Triều Lê Trung Hưng nhiều người không thích vì vua Lê không có quyền hành mà đc nắm bởi chúa Trịnh.

Chương trình phổ thông cũng dạy xấu về Chúa Trịnh vì tội chuyên quyền khiến nhiều người có góc nhìn phiến diện.

Nhưng khi tìm hiểu về triều đại này mới thấy ngoài Trịnh Giang phá ra thì các chúa Trịnh trị nước rất giỏi, văn võ song toàn, mỗi khi có binh biến đều đích thân cầm quân ra trận. Thậm chí đụng độ với nhà Thanh để dành mỏ đồng và hơn 100 dặm đất. Ngoài tội lấn át quyền Vua ra thì gần như các chúa không có lỗi gì với đất nước. Triều đại 250 năm, lâu nhất lịch sử phong kiến, được ghi chép lại bởi người phương Tây rất thịnh vượng và hùng mạnh.

Vậy cớ sao sử sách lại tạo hình ảnh xấu về các Chúa Trịnh ? Không có con đường nào mang tên chúa, có khác gì phủ nhận toàn bộ công lao của các chúa không?

Từ khóa: 

vua lê - chúa trịnh

,

lê trung hưng

,

lịch sử việt nam

,

lịch sử

Lịch sử nước ta vốn vẫn coi những người giết vua, cướp ngôi, hoặc chuyên quyền thao trúng triều đình là mắc tội khi quân, làm phản bạn à.

Trong lịch sử, mình thấy có 2 cuộc chuyển giao quyền lực và chuyển ngôi vua một cách tài tình và cao tay là thời Đinh -> Tiền Lê và thời Lý -> Trần. Sau khi tạo kịch bản đc truyền ngôi vua hợp thức rồi họ mới tìm cách gán tội, giết tàn dư chế độ cũ một cách gọn gàng, sạch sẽ.

Nhờ vậy, lịch sử vẫn tôn vinh họ.

Trả lời

Lịch sử nước ta vốn vẫn coi những người giết vua, cướp ngôi, hoặc chuyên quyền thao trúng triều đình là mắc tội khi quân, làm phản bạn à.

Trong lịch sử, mình thấy có 2 cuộc chuyển giao quyền lực và chuyển ngôi vua một cách tài tình và cao tay là thời Đinh -> Tiền Lê và thời Lý -> Trần. Sau khi tạo kịch bản đc truyền ngôi vua hợp thức rồi họ mới tìm cách gán tội, giết tàn dư chế độ cũ một cách gọn gàng, sạch sẽ.

Nhờ vậy, lịch sử vẫn tôn vinh họ.

Câu trả lời nằm trong câu hỏi của bạn rồi còn gì - là thần tử chuyên quyền, giết vua. Sử gia ko thích điều này, sử gia nhà Nguyễn lại càng ko thích điều này.

Ngày tôi còn đi học phổ thông cũng chẳng thấy sách lên án chúa Trịnh gì quá đáng. Chuyên quyền, giết vua, phế lập theo ý mình toàn là sự thật cả chứ có bịa thêm ra cái gì đâu. Bị mang ra bêu riếu nhiều nhất cũng là Trịnh Giang với combo Trịnh Sâm + Đặng Thị Huệ.

Còn về quan hệ với nước ngoài thì thời chúa Trịnh tương đối hòa bình, chủ yếu chỉ đấm nhau tàn dư nhà Mạc, chúa Nguyễn, với khởi nghĩa nông dân thôi. Tàu nó có mang quân xuống đập chúa Trịnh phát nào đâu. Nhớ không nhầm thì thời kỳ chúa Trịnh nắm quyền tầm từ giữa thế kỷ 16, thời đấy nhà Minh còn bận đấm nhau với Thát Đát, Oa Khấu; về sau khi Trương Cư Chính ngủm thì nát dần đều, nội bộ đấu đá lẫn nhau tưng bừng rồi sụp luôn. Nhà Thanh thì sau thời kỳ ổn định quyền lực thì tập trung mở rộng lên phần phía Tây Tạng, Mông Cổ; đến lúc quay xuống mở rộng phần phía dưới thì bị Tây Sơn với đội Miến Điện vả lệch mồm.

Tầm này còn đỡ dần đấy, dù đúng là vẫn k đánh giá công bằng đc, có 1 thời đoạn chúa Trịnh, chúa Nguyễn, nhà Mạc , nhà Nguyễn là những danh tự cấm ở nước ta. Ở Thanh Hoa, Huế vs 1 số tỉnh thành miền Trung có đôi ba con đường mang tên chúa Trịnh, chúa Nguyễn cơ mà thực ra thì người ta cũng k rõ có phải tên chúa không hay tên ông nào đó trùng với chúa