Có phải việc dìm những người giỏi hơn tôi sẽ làm sự phát triển của tôi bị chậm lại?

  1. Tâm lý học

Tôi thường ko thích những ai giỏi hơn tôi và thường tìm cách dìm họ. Liệu đó có phải là điều cơ bản làm chậm sự phát triển của tôi hay là ngược lại?

Từ khóa: 

tâm lý học

Có thể bạn sẽ thấy một vài bình luận đã được xuất bản cách đây ba mươi năm của Cao Xuân Hạo có ích:

Tại sao ba kỹ sư Hàn Quốc cùng làm mới bằng một kỹ sư Việt Nam, mà ba kỹ sư Việt Nam cùng làm lại không bằng một người thợ Hàn Quốc? Vì cách phối hợp của hai bên khác nhau ở một chi tiết nhỏ: một bên có đánh dấu cộng, một bên có đánh dấu trừ.

Không có gì quý hiếm cho bằng sự cộng tác hữu hiệu giữa hai người Việt Nam, nhất là giữa hai người bạn đồng nghiệp. Không phải vì hai người đều xấu. Có thể chỉ có một người không tốt, cũng có thể cả hai đều tốt. Nhưng họ khó có thể cộng tác với nhau được, vì cả hai đều muốn người kia phục tòng mình. Vì “mình” bao giờ cũng phải chiếm ghế trên.

“Trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông Quan lớn”. Dù chỉ làm quan lớn của một người cũng nhất thiết phải làm, chứ nhường cho người kia thì thà chết còn hơn. Do đó, kẻ thù quyết liệt nhất của ông thủ trưởng chính là ông phó thủ trưởng.

Cho nên có câu:

Tuy hai người là bạn đồng nghiệp cùng ngành và cùng cơ quan với nhau, mãi cho đến nay cả hai vẫn còn sống, vì chưa ai nghĩ ra cách tiêu diệt người kia cả.

Ôi! Giá họ dành 1/1.000 tâm lực và trí lực để nghĩ đến công việc chung và đến Tổ quốc chung, thì nước ta đã lên tới Chủ nghĩa Cộng sản từ lâu rồi.

Ta sẽ thấy đỡ buồn hơn khi nghe câu sau đây:

Tuy hai người là bạn đồng nghiệp cùng ngành và cùng cơ quan, nhưng họ vẫn thân nhau và giúp đỡ nhau như thường ...

mặc dầu giữa mệnh đề chính và mệnh đề nhân nhượng vẫn còn nguyên ý mỉa mai do cái nghịch lý kia gây nên.

[...]

Người ta dùng trí thông minh để làm sao cho mình làm hay hơn người khác: đó là những con người vị kỷ. Người mình dùng trí thông minh để làm sao cho người khác được làm nhiều hơn và hay hơn mình: người mình vốn vị tha hơn hẳn các dân tộc khác.

Có người cho rằng được như thế đã diễm phúc quá đi rồi. Chỉ sợ người ta dùng trí thông minh của mình để làm sao cho đừng có ai làm gì được hết, và nhờ đó mà mình chỉ cần làm 1% năng suất của bản thân cũng đã hơn hẳn mọi người rồi.

Cũng có người cho rằng có thể không dùng trí thông minh vào việc thực hiện một công việc có ác ý như thế mà vẫn đạt được một kết quả không kém phần ngoạn mục: đó là khi người quản lý hoàn toàn không có trí thông minh để có thể dùng nó vào việc gì hết, dù là một cách vị kỷ hay vị tha.

[...]

Lòng ganh tỵ của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra năm năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm năm năm nữa để nâng nó lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tỵ của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.

[...]

Thực ra khi đọc câu hỏi tôi đã biết bạn hỏi không phải là vì bạn không biết câu trả lời. Nhưng vì những chia sẻ của bác Cao Xuân Hạo hay, và những con số bác đưa ra nhỏ mà ấn tượng, nên tôi muốn trích lên đây để bạn và mọi người cùng đọc. Chúc bạn thành công.

Trả lời

Có thể bạn sẽ thấy một vài bình luận đã được xuất bản cách đây ba mươi năm của Cao Xuân Hạo có ích:

Tại sao ba kỹ sư Hàn Quốc cùng làm mới bằng một kỹ sư Việt Nam, mà ba kỹ sư Việt Nam cùng làm lại không bằng một người thợ Hàn Quốc? Vì cách phối hợp của hai bên khác nhau ở một chi tiết nhỏ: một bên có đánh dấu cộng, một bên có đánh dấu trừ.

Không có gì quý hiếm cho bằng sự cộng tác hữu hiệu giữa hai người Việt Nam, nhất là giữa hai người bạn đồng nghiệp. Không phải vì hai người đều xấu. Có thể chỉ có một người không tốt, cũng có thể cả hai đều tốt. Nhưng họ khó có thể cộng tác với nhau được, vì cả hai đều muốn người kia phục tòng mình. Vì “mình” bao giờ cũng phải chiếm ghế trên.

“Trong bụng mỗi người Việt Nam đều có một ông Quan lớn”. Dù chỉ làm quan lớn của một người cũng nhất thiết phải làm, chứ nhường cho người kia thì thà chết còn hơn. Do đó, kẻ thù quyết liệt nhất của ông thủ trưởng chính là ông phó thủ trưởng.

Cho nên có câu:

Tuy hai người là bạn đồng nghiệp cùng ngành và cùng cơ quan với nhau, mãi cho đến nay cả hai vẫn còn sống, vì chưa ai nghĩ ra cách tiêu diệt người kia cả.

Ôi! Giá họ dành 1/1.000 tâm lực và trí lực để nghĩ đến công việc chung và đến Tổ quốc chung, thì nước ta đã lên tới Chủ nghĩa Cộng sản từ lâu rồi.

Ta sẽ thấy đỡ buồn hơn khi nghe câu sau đây:

Tuy hai người là bạn đồng nghiệp cùng ngành và cùng cơ quan, nhưng họ vẫn thân nhau và giúp đỡ nhau như thường ...

mặc dầu giữa mệnh đề chính và mệnh đề nhân nhượng vẫn còn nguyên ý mỉa mai do cái nghịch lý kia gây nên.

[...]

Người ta dùng trí thông minh để làm sao cho mình làm hay hơn người khác: đó là những con người vị kỷ. Người mình dùng trí thông minh để làm sao cho người khác được làm nhiều hơn và hay hơn mình: người mình vốn vị tha hơn hẳn các dân tộc khác.

Có người cho rằng được như thế đã diễm phúc quá đi rồi. Chỉ sợ người ta dùng trí thông minh của mình để làm sao cho đừng có ai làm gì được hết, và nhờ đó mà mình chỉ cần làm 1% năng suất của bản thân cũng đã hơn hẳn mọi người rồi.

Cũng có người cho rằng có thể không dùng trí thông minh vào việc thực hiện một công việc có ác ý như thế mà vẫn đạt được một kết quả không kém phần ngoạn mục: đó là khi người quản lý hoàn toàn không có trí thông minh để có thể dùng nó vào việc gì hết, dù là một cách vị kỷ hay vị tha.

[...]

Lòng ganh tỵ của một nhà khoa học Đức đối với một bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng cách bỏ ra năm năm học hết lý thuyết của người ấy và bỏ thêm năm năm nữa để nâng nó lên thành một lý thuyết cao hơn. Lòng ganh tỵ của một nhà khoa học Việt Nam đối với bạn đồng nghiệp được thể hiện bằng việc tìm cách chuyển sang ngạch hành chính tổ chức để ngăn chặn việc công bố và ứng dụng lý thuyết của hắn ta.

[...]

Thực ra khi đọc câu hỏi tôi đã biết bạn hỏi không phải là vì bạn không biết câu trả lời. Nhưng vì những chia sẻ của bác Cao Xuân Hạo hay, và những con số bác đưa ra nhỏ mà ấn tượng, nên tôi muốn trích lên đây để bạn và mọi người cùng đọc. Chúc bạn thành công.

Có 2 cách để trở thành người dẫn đầu. Cố gắng bản thân để vượt qua người dẫn đầu, hoặc kéo lùi người dẫn đầu để vượt qua họ.

2 cách có thể thấy hệ quả đơn giản. Bạn làm kiểm tra và đạt đc 95 điểm. Với cách 1 bạn cố gắng đạt đc 100 điểm để vượt qua người đang dẫn đầu với 99 điểm. Cách 2 bạn làm người dẫn đầu chỉ còn đạt đc 94 điểm để bạn vượt lên với 95 điểm.

cả 2 đều giúp bạn đứng đầu sổ nhưng ngoài cái đó, kiến thức bạn nhận đc (thông qua điểm số) là rất khác nhau và rất dễ thấy.

Nó có kìm hãm chính bạn ko thì cũng dễ dàng thấy được. Tất nhiên, nó có thể là động lực để bạn phát triển. Nhưng việc ko cố gắng bản thân mà vẫn đc top có thể hại cho bạn về lâu về dài.

Trên thực tế dìm người khác không làm mình giỏi hơn mà chỉ làm hai người cùng đi lùi lại. Vì thế giới quan mỗi người là khác nhau, mình chỉ biết 10% về người khác mà không biết 90% tảng băng chìm của họ nên khi bạn dìm họ chắc gì họ đã ngán bạn mà còn có cả hình thức chống trả kinh hơn. Nên mình nghĩ hãy cứ hân hoan nếu người khác giỏi hơn mình, coi đó là cơ hội cho mình học hỏi, và một điều nữa họ giỏi hơn bạn lúc này không có nghĩa là giỏi hơn bạn mãi mãi nên bạn luôn có cơ hội để cải tiến và giúp bản thân tốt hơn.

Phàm là con người ai chẳng có sân si nên bạn cứ vui vẻ chấp nhận và xoa dịu những bực tức trong mình là ổn thôi bạn nhé.