[Có thể bạn chưa biết_HIST]: Những địa điểm gắn liền cùng Giỗ Quốc tổ Hùng Vương... Phần 1: Công viên Lịch sử văn hóa dân tộc

  1. Lịch sử

Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc là một công trình kiến trúc quy mô lớn được xây cất tại phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh và một phần của huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương với chức năng là một công viên, điểm tham quan với chủ đề lịch sử và văn hóa của dân tộc Việt Nam. Đây được coi là công trình tiêu biểu của khu vực phía Nam và là nơi tôn vinh các giá trị văn hóa dân tộc Việt Nam. Nó là một dự án lớn, được Nhà nước quan tâm và đầu tư quy mô, là một trong số ít các công trình lịch sử văn hóa trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh đang tiếp tục được thực hiện.

56721519_2620924757948787_8156428604918464512_n


Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc có diện tích khoảng trên 400ha (Theo quy hoạch đã được phê duyệt, Khu công viên Lịch sử - Văn hóa dân tộc có diện tích hơn 403 ha), được xây dựng tại phường Long Bình, quận 9, và huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương (trong đó có 27 ha thuộc huyện Dĩ An, 376 ha thuộc quận 9 tỉnh Bình Dương). Địa điểm chính tọa lạc chính tại phường Long Bình, Quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh khoảng 27 cây số. Trong Công viên có 04 khu vực gồm Bốn khu này nhằm tái hiện lại toàn bộ lịch sử của đất nước từ thời khởi thủy cho đến nay:

Đền tưởng niệm Vua Hùng - Trung tâm của Công viên

Khu Cổ đại rộng 84ha hay còn gọi là Khu tưởng niệm các vua Hùng. Khu tưởng niệm các vua Hùng được xem là nơi trang trọng nhất trong khu vực, với quy hoạch 3 bậc bao gồm:,

+ Bậc 1 thờ Quốc tổ Hùng Vương

+ Bậc 2 thờ Lạc Long Quân và mẹ Âu Cơ

+ Bậc còn lại là các hoa văn, họa tiết về văn hóa Đông Sơn.

Khu tưởng niệm các vua Hùng là công trình lịch sử văn hóa đầu tiên trong Công viên Lịch sử-Văn hóa dân tộc khánh thành năm 2009. Khu đền Hùng được cho là biểu trưng nền văn hiến Việt Nam của thời đại ngày nay. Và công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

vua_hung_8_zing_1


Khu Trung đại rộng 29ha, là khu thể hiện các sự kiện lịch sử từ thời Đinh đến thời Tây Sơn.

Khu Cận-Hiện đại rộng 35ha, tái hiện thời kỳ nhà Nguyễn, thời kỳ đấu tranh giành độc lập qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ ở Việt Nam.

Khu sinh hoạt văn hóa với những phức hợp như khu làng văn hóa dân tộc và Khu bảo tàng lịch sử tự nhiên, vui chơi giải trí (bao gồm Cù lao Bà Sang)

Công viên còn có Văn bia. Văn bia tại khu tưởng niệm các vua Hùng được khắc trên một khối đá hoa cương lớn màu đen tuyền có nguồn gốc từ một mỏ đá ở Phú Yên. Nhà bia tọa lạc ở đoạn giữa từ cổng khu tưởng niệm đến đền thờ chính. Nội dung văn bia ca ngợi công đức của tổ tiên, nói lên nguyện vọng của người con phương Nam luôn hướng về nguồn và niềm tự hào lịch sử, truyền thống đấu tranh của dân tộc. Toàn văn văn bia do giáo sư Vũ Khiêu phụng thảo và đã được nhiều người đóng góp ý kiến hoàn chỉnh.

Có nhận định cho rằng, cho đến nay Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc đã trở thành một tâm điểm giáo dục lịch sử truyền thống dân tộc cho thế hệ trẻ ở Việt Nam. Đền là nơi thiêng liêng để tưởng niệm, vọng bái tổ tông, hướng về cội nguồn, tổ chức các lễ hội, sinh hoạt văn hóa, khơi dậy tình cảm về nguồn, lòng tự hào dân tộc, đặc biệt là nơi tổ chức lễ giỗ Quốc Tổ hàng năm. Đây còn là điểm tham quan, học tập, vui chơi giải trí, góp phần giáo dục các thế hệ trẻ niềm tự hào dân tộc, gìn giữ và tôn vinh các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống. Trong mỗi đợt lễ lớn, hàng chục ngàn lượt người dân đã đến lễ bái, tổ chức cắm trại, tìm hiểu lịch sử, thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật….

vua_hung_14_zing


Trong đề án giỗ Tổ Hùng Vương năm 2014 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, ngoài tỉnh Phú Thọ nơi có đền Hùng là chủ thể, lễ dâng hương tưởng niệm các vua Hùng được diễn ra cùng thời điểm tại các đền Hùng trong cả nước. Trong đó tại Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện việc giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào 2 ngày mùng 9 và 10 Âm Lịch tại khu tưởng niệm các vua Hùng thuộc Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc quận 9. Nhân dịp này, tại đây đã khánh thành văn bia đặt tại khu tưởng niệm các vua Hùng do Giáo sư Vũ Khiêu phụng thảo.

Linh CK

Từ khóa: 

lịch sử

,

khoa lịch sử hcmue

,

có thể bạn chưa biết_hist

,

lịch sử