Có thể học BA nếu không xuất phát từ ngành CNTT hay không?

  1. Công nghệ thông tin

Từ khóa: 

business analytics

,

công nghệ thông tin

Hoàn toàn có thể - đấy là câu trả lời ngắn,

Mình ra trường đi làm ở Tập đoàn Viettel năm 2010 với vai trò là Kĩ sư phát triển, sau đó một đoạn khá dài chuyển sang làm Kĩ sư giải pháp, có làm các công việc mà sau này mình mới biết đó là công việc của BA. Những năm 2010, ở Việt Nam, khái niệm BA chưa quá rõ ràng, mặc dù trên thế giới có thể đã có những phát triển nở rộ từ lâu.

Với trải nghiệm từng làm BA của mình và hiện nay, với vai trò là nhà tuyển dụng BA cho công ty Cổ phần Công nghệ Quốc tế MH Solution, và đang tổ chức họp, tư vấn cho team BA hàng tuần trong công ty, mình đúc kết mấy ý quan trọng sau:

  • Kĩ năng BA: Để có một kĩ năng BA tốt, với 1 người mới tinh, giỏi thì 6 tháng - 1 năm, còn vừa vừa hoặc "dốt" thì tầm 2-3 năm rồi cũng sẽ hoàn thiện tới trình độ "đai đen". Kĩ năng BA bao gồm khả năng hiểu biết cấu trúc các loại tài liệu BA (Tài liệu phân tích yêu cầu, tài liệu thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế cơ sở dữ liệu, phân rã chức năng, đôi khi cả HDSD hệ thống, v.v); năng lực sử dụng các công cụ để vẽ luồng, sơ đồ, mockup, v.v.; kĩ năng mềm để phục vụ thu thập thông tin khi tiếp xúc khách hàng, team (kĩ năng phỏng vấn, hỏi đáp, quan sát, v.v.). Như vậy, tóm lại tối đa cũng chỉ 3 năm, các BA không còn phân biệt trình độ của nhau dựa trên yếu tố này (Kĩ năng BA)
  • Kiến thức ngành (Domain ngành): Là kiến thức của BA về một/hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, như ngành tài chính, ngân hàng, ngành quảng cáo, bất động sản,.v.v Đây là yếu tố phân biệt một BA giỏi và một BA yếu. BA giỏi sẽ có hiểu biết thật sâu sắc về mảng mình đang làm phục vụ dự án, và khả năng sẵn sàng chuyển domain khác (đòi hỏi BA biết rộng, biết nhiều domain). Năng lực này sẽ giúp BA nói chuyện với khách hàng như một chuyên gia trong lĩnh vực, biết cách đặt các câu hỏi để khai thác thông tin từ khách hàng, đôi khi còn là tư vấn cho khách hàng các tính năng nào cần/không cần đưa vào trong hệ thống.

Các BA mới không xuất phát từ ngành CNTT, thì coi ngành CNTT là một "Kiến thức ngành" cần phải học, giống như mọi kiến thức ngành khác mà mình cần phải chuẩn bị. Kiến thức ngành CNTT thì cần hiểu được các thuật ngữ cơ bản của CNTT, hệ thống thông tin để có thể giao tiếp tốt được với Lập trình viên (Dev). Do BA là một thông dịch viên, tức cần nói bằng 2 ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ khách hàng, thì khách hàng cần hiểu được. Ngôn ngữ của đội sản phẩm/dự án, thì đội phát triển cần hiểu được. Hiểu biết các thuật ngữ, các công nghệ cơ bản là bước đầu cho một BA không xuất phát từ ngành CNTT có thể gia nhập BA.

Hãy coi ngành CNTT như một trong số vô vàn kiến thức ngành mình cần học, thì tâm thế của người mới bắt đầu cũng sẽ khác. Hãy nhớ kĩ năng BA thì trước sau gì cũng sẽ bị xóa nhòa, nó không phải yếu tố để phân biệt BA giỏi/yếu sau 3 năm. Bạn không có kiến thức ngành CNTT ban đầu, thì tốt nhất tham gia được dự án nào đó thuộc về mảng Kiến thức ngành mà ban đang có để có sự tự tin cần thiết, rồi sau đó học dần trong quá trình làm - kiến thức ngành CNTT nữa.

Hi vọng bài viết giúp ích được ai đó (_._)

Trả lời

Hoàn toàn có thể - đấy là câu trả lời ngắn,

Mình ra trường đi làm ở Tập đoàn Viettel năm 2010 với vai trò là Kĩ sư phát triển, sau đó một đoạn khá dài chuyển sang làm Kĩ sư giải pháp, có làm các công việc mà sau này mình mới biết đó là công việc của BA. Những năm 2010, ở Việt Nam, khái niệm BA chưa quá rõ ràng, mặc dù trên thế giới có thể đã có những phát triển nở rộ từ lâu.

Với trải nghiệm từng làm BA của mình và hiện nay, với vai trò là nhà tuyển dụng BA cho công ty Cổ phần Công nghệ Quốc tế MH Solution, và đang tổ chức họp, tư vấn cho team BA hàng tuần trong công ty, mình đúc kết mấy ý quan trọng sau:

  • Kĩ năng BA: Để có một kĩ năng BA tốt, với 1 người mới tinh, giỏi thì 6 tháng - 1 năm, còn vừa vừa hoặc "dốt" thì tầm 2-3 năm rồi cũng sẽ hoàn thiện tới trình độ "đai đen". Kĩ năng BA bao gồm khả năng hiểu biết cấu trúc các loại tài liệu BA (Tài liệu phân tích yêu cầu, tài liệu thiết kế tổng thể, thiết kế chi tiết, thiết kế cơ sở dữ liệu, phân rã chức năng, đôi khi cả HDSD hệ thống, v.v); năng lực sử dụng các công cụ để vẽ luồng, sơ đồ, mockup, v.v.; kĩ năng mềm để phục vụ thu thập thông tin khi tiếp xúc khách hàng, team (kĩ năng phỏng vấn, hỏi đáp, quan sát, v.v.). Như vậy, tóm lại tối đa cũng chỉ 3 năm, các BA không còn phân biệt trình độ của nhau dựa trên yếu tố này (Kĩ năng BA)
  • Kiến thức ngành (Domain ngành): Là kiến thức của BA về một/hoặc nhiều lĩnh vực khác nhau, như ngành tài chính, ngân hàng, ngành quảng cáo, bất động sản,.v.v Đây là yếu tố phân biệt một BA giỏi và một BA yếu. BA giỏi sẽ có hiểu biết thật sâu sắc về mảng mình đang làm phục vụ dự án, và khả năng sẵn sàng chuyển domain khác (đòi hỏi BA biết rộng, biết nhiều domain). Năng lực này sẽ giúp BA nói chuyện với khách hàng như một chuyên gia trong lĩnh vực, biết cách đặt các câu hỏi để khai thác thông tin từ khách hàng, đôi khi còn là tư vấn cho khách hàng các tính năng nào cần/không cần đưa vào trong hệ thống.

Các BA mới không xuất phát từ ngành CNTT, thì coi ngành CNTT là một "Kiến thức ngành" cần phải học, giống như mọi kiến thức ngành khác mà mình cần phải chuẩn bị. Kiến thức ngành CNTT thì cần hiểu được các thuật ngữ cơ bản của CNTT, hệ thống thông tin để có thể giao tiếp tốt được với Lập trình viên (Dev). Do BA là một thông dịch viên, tức cần nói bằng 2 ngôn ngữ khác nhau. Ngôn ngữ khách hàng, thì khách hàng cần hiểu được. Ngôn ngữ của đội sản phẩm/dự án, thì đội phát triển cần hiểu được. Hiểu biết các thuật ngữ, các công nghệ cơ bản là bước đầu cho một BA không xuất phát từ ngành CNTT có thể gia nhập BA.

Hãy coi ngành CNTT như một trong số vô vàn kiến thức ngành mình cần học, thì tâm thế của người mới bắt đầu cũng sẽ khác. Hãy nhớ kĩ năng BA thì trước sau gì cũng sẽ bị xóa nhòa, nó không phải yếu tố để phân biệt BA giỏi/yếu sau 3 năm. Bạn không có kiến thức ngành CNTT ban đầu, thì tốt nhất tham gia được dự án nào đó thuộc về mảng Kiến thức ngành mà ban đang có để có sự tự tin cần thiết, rồi sau đó học dần trong quá trình làm - kiến thức ngành CNTT nữa.

Hi vọng bài viết giúp ích được ai đó (_._)

Về cụ thể thì như trả lời của bạn ở trên đã rất thực tế và hữu ích rồi, mình xin bổ sung thêm 1 chút là, hồi mình đi học thầy mình có bảo 3 thứ giúp từ 1 BA bình thường thành 1 BA thực sự giỏi là: kiến thức của domain, kinh nghiệm và trải nghiệm. Kiến thức domain thì là rõ rồi, còn kinh nghiệm giúp mình nhìn nhận và giải quyết vấn đề nhanh hơn, song nhược điểm của kinh nghiệm là có thể khiến mình hơi cứng nhắc, đi theo khuôn mẫu cũ, vì vậy trải nghiệm ( ở đây là trải nghiệm về cuộc sống, con người,...) sẽ giúp mình có 1 cái đầu mở hơn, nhìn ra được nhiều giải pháp sáng tạo hơn.