Con người khác con vật ở chỗ nào?

  1. Khoa học

hồi bé, có lần tôi nghịch ngợm là mẹ tôi lại quát:"Mày là con người hay là con vật mà lại làm cái trò đấy? :))" Qua câu nói của mẹ tôi, tôi biết được rằng con người luôn cho rằng đứng ở địa vị cao hơn các loài vật khác. Tại sao con người lại có suy nghĩ như vậy? Con người có gì khác hay ưu việt hơn loài vật ở chỗ nào?

Từ khóa: 

khoa học

Văn hoá

Một thế lực vô hình qua những quan niệm và niềm tin cơ bản, tác động lớn đến một xã hội. Khuôn khổ của niềm tin.

Có 7 nguyên tố làm nên văn hoá: Tổ chức xã hội, ngôn ngữ, phong tục và truyền thống, tín ngưỡng, nghệ thuật, chính trị, và kinh tế. Mỗi thứ đều được xây dựng và hình thành bởi những đặc trưng của con người.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tổ chức xã hội:

Tổ chức xã hội ở đây dựa trên vị thế của một con người trong một hệ thống giai cấp vi mô và vĩ mô. Tổ chức xã hội là thứ hàn gắn con người lại với nhau và thường được xảy ra một cách tự nhiên.

Trong đó có vị thế gia đình: ba, mẹ, anh, chị, em,...

Hoặc cũng có thể là một xã hội như là các tầng lớp thống trị và bị cai trị, giàu và nghèo. Tổ chức xã hội thường trên khái niệm 'quyền lực' xã hội của một cá nhân.

Hoặc là sự phân chia quyền lực trong giới. Trọng nam khinh nữ chắc ai cũng biết rồi.

Sự phân chia giai cấp và vị thế trong xã hội, gia đình, hay cộng đồng thường khác nhau trong mỗi văn hoá, nhưng sự phân chia và tổ chức xã hội đều hiện diện ở gần như tất cả các cộng đồng văn hoá nhỏ và lớn. Dù đó là các dân tộc bản địa săn bắt, hay là một xã hội phát triển tiên tiến.

Dựa trên nền tảng liên kết giữa người và người. Tổ chức xã hội thường diễn ra trong một cồng động lớn hơn 1-5 người. Hoặc khi tình hữu không đủ lực để giữ họ lại với nhau. Tiếp diễn theo đó là sự hình thành của trưởng nhóm, và khi càng nhiều người trong nhóm thì sự phân chia và giai cấp, vị thế càng phức tạp và đa tầng. Và điều này thường diễn ra một cách tự nhiên.

Có thể nói, sự hình thành của tổ chức xã hội tạo ra sự 'bền vững' của một xã hội trong những giai đoạn đầu của quá trình hình thành của thế giới nhân loại.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/13e-1648091508.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngôn ngữ:

Một trong những thứ có thể đại diện cho sự phức tạp, đa tầng, đa dạng, đa mặt của con người đó chính là ngôn ngữ của chúng ta. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, truyền đạt, phát tán, miêu tả thông tin hoặc biểu cảm. Là một công cụ vô cùng cần thiết trong việc thiết lập một xã hội hiệu quả, phức tạp, và vững mạnh.

Nói, viết, nghe, đọc. Bốn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Và được dựa trên khái niệm 'ý nghĩa'.

Nhân loại được liên kết mạnh mẽ với ngôn ngữ bởi vì con người có thể giao tiếp phức tạp với nhau. Mối quan hệ phức tạp giữa các từ không thể tìm thấy ở bất kỳ loài nào khác. Ngôn ngữ ở con người không chỉ dùng để giao tiếp mà còn dùng để gắn kết.

Ngôn ngữ là một cách tuyệt vời để truyền đạt thông tin giữa người và người, hoặc người với xã hội. Và vì thế, khả năng ngôn ngữ thường được cho là một khía cạnh quan trọng nếu không phải là tất yếu trong việc xây dựng xã hội, cộng đồng, và liên kết của con người.

Những thứ như kiến thức về luật pháp, khoa học, toán học, triết học, và nghệ thuật đều phải có ngôn ngữ, và khả năng hiểu biết, tiệp nhận, và cảm nhận ngôn ngữ thường dẫn đến sự phát triển của dân trí.

Nếu nghĩ kỹ, thì toán thuật cũng là ngôn ngữ, lập trình cũng phải dùng ngôn ngữ, v.v.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/image-20200615144344-1-1648091984.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phong tục và Truyền thống:

Phong tục và truyền thống thường gắn liền với tín ngưỡng nhưng nó cũng có một mục đích khác trong xã hội 'chủ nghĩa dân tộc' của hiện tại.

Phong tục và truyền thống thường là một thứ để củng cố bản sắc văn hoá của một cộng đồng. Và trong chủ nghĩa dân tộc, các phong tục ẩm thực, âm nhạc, hoạt động, lễ hội, nghi lễ, giải trí, chữa bệnh,... là một thứ đặc trưng và duy nhất của một dân tộc, sự sở hữu của một văn hoá.

Phong tục là một hoạt động tập thể của một văn hoá, thường có một lý do lịch sử trong đó, có thể là chính trị như là lễ quốc khánh, hay văn hoá như là ăn Tết, hay tín ngưỡng như là đi chùa hoặc nhà thờ,...

Và phong tục gắn liền với cái 'chung' của một cộng đồng và xã hội, nó được coi là một thứ mang lại sắc màu cho một nền văn hoá.

Phong tục cũng gắn chặt với khái niệm truyền thống, những gì mà người đã chết để lại cho thế hệ sau này, một thứ phi vật chất.

Phong tục và truyền thống thường dẫn đến sự đoàn kết tinh thần và tâm linh trong một xã hội, một hoạt động nhằm gắn kết chúng ta lại với nhau. Dùng để củng cố những quan niệm và tư tưởng của một xã hội như Tết với gia đình, đi chùa với tín ngưỡng, quốc khánh với sự trung thành với một hệ thống quốc gia,...

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/lang-co-duong-lam-tet-011-3386-1643639901-1648092803.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tín ngưỡng:

Hiện tại sự 'cần thiết' của tôn giáo và tín ngưỡng lên xã hội vẫn còn được tranh cãi, nhưng một điều không thể phụ nhận đó chính là tầm ảnh hưởng của tôn giáo lên văn hoá con người.

Tĩn ngưỡng dựa mạnh vào khái niệm đạo đức của con người, cái nào đúng cái nào sai.

Không phải tín ngưỡng nào cũng mang lại cái đẹp điều tốt cho xã hội như là các giáo hội cực đoan. Nhưng nói chung đa số bài học từ tôn giáo và tín ngưỡng là "sống sao cho tốt". Nó giúp thiết lập một khuôn khổ đạo đức cho xã hội, và các luật lệ đó thường khác nhau trong mỗi tôn giáo và tín ngưỡng.

Khổng giáo và phật giáo thường có hai quan niệm khá là khác nhau trong việc sống sao cho tốt và điều này cũng được thể hiện rõ trong cách mà một hệ thống chính trị - xã hội vân hành.

Mình không biết có đúng không, nhưng mình nghe là khái niệm nhân quyền trong luật pháp quốc tế đươc ảnh hưởng sâu sắc bởi cơ-đốc giáo.

Con người luôn muốn hiểu về thế giới và cách vận hành của thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ không có khoa học rộng rãi, tín ngưỡng thường được sử dụng để giải thích thế giới bởi con người, để tìm 'lẻ đúng' của thế giới và từ đó tìm cách sống đúng đắn.

Nó cũng là chổ dựa tinh thần, vì tín ngưỡng thì có một cảm giác chào đón, thân mật, và rõ ràng với một cá nhân.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/images3230625bjpg-1648093462.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghệ thuật:

Khả năng cảm nhận và biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa qua những nét chữ, nét bút, sử dụng các giác quan của con người. Nghệ thuật là một lĩnh vực đại diện cho sự chủ quan của con người, và cách mà một nhóm, cá nhân có thể truyền tải thông điệp và cảm xúc đến với khán giả.

Vì nó chủ quan, nên nghệ thuật thường rất rộng. Đề cập tới tín ngưỡng, niềm tin, bản sắc, tư tưởng chính trị, tình cảm, và suy nghĩ. Hoặc đôi lúc nó giúp cho ta bày tỏ một cái gì đó.

Nghệ thuật có một khả năng kỳ diệu trong việc kích hoạt một thứ gì đó trong con người. Và cũng vì đó, nghệ thuật luôn có một ảnh hưởng nào đó đến với nhân loại và xã hội.

Thông qua nghệ thuật, con người trải nghiệm cuộc sống theo cách mà các loài động vật khác không thể làm được. Nghệ thuật cho phép chúng ta chia sẻ cảm xúc, mong muốn và nỗi sợ hãi của mình với những người xung quanh. Nghệ thuật làm cho chúng ta cảm thấy như không có gì khác có thể. Nó làm cho chúng ta cười, nó làm cho chúng ta khóc, và nó khiến chúng ta nghĩ về bản thân và môi trường xung quanh.

Nghệ thuật luôn gắn liền với chính trị (tranh cổ động), tín ngưỡng (tranh tôn giáo),... nó có thể là nghị luận xã hội như các bức tranh biếm hoạ.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/tranhcodong1-1648094103.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chính trị:

Chính trị là cách mà con người vận hành xã hội của mình. Nó quan trọng nhiều đến quyền lực và địa vị xã hội.

Có thể là quyền lực mềm hoặc quyền lực cứng. Chính trị thường liên quan đến sự thiết lập trật tự qua luật pháp và hiến pháp.

Chính trị cũng từ đó ảnh hưởng nến xã hội và văn hoá, cách mà luật pháp thay đổi xã hội hoặc các mà xã hội phản ứng với luật pháp thường là một biểu hiện của một nền văn hoá. Chính trị là một quyền lực nhân tạo, được cho phép hoặc chấp nhận bởi xã hội.

Nếu như một ngày nào đó Việt Nam cấm ăn thịt chó thì văn hoá Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? Có thể loại bỏ tập quán này và ảnh hưởng đến với văn hoá ẩm thực của Việt Nam, nhưng nếu nhân dân không thay đổi, hề hứng gì và tập quan ăn thịt chó tiếp tục thì điều đó nói lên được gì cho văn hoá chính trị của Việt Nam?

Văn hoá cũng là một cách mà xã hội nhận xét và nhìn nhận chính trị. Một xã hội coi sự tự do là quan trọng nhất sẽ nhận xét chính phủ họ khác như thế nào với một xã hội coi trọng trách nhiệm và trung thành là quan trọng nhất?

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/tctwimg8742153332915-155327498-1648094742.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kinh tế:

Con người là động vật vật chất như bao loài khác, ta cần ăn, cần uống,...

Văn hoá ảnh hưởng đến kinh tế theo hai hướng: những đặc điểm văn hóa kích thích động lực cá nhân và những đặc điểm phát triển vốn xã hội trong dân cư.

Cách mà ta mua đồ, bán hàng, tiêu dùng, chọn hàng, mua theo dịp nào,... đều là ảnh hưởng từ văn hoá lên kinh tế.

Nền kinh tế bao gồm các thể chế, mục tiêu, mối quan hệ, tổ chức kinh doanh, và các thỏa thuận chính thức và không chính thức khác không thể tồn tại nếu không có con người. Đồng thời, con người không thể tồn tại không tham gia vào các hoạt động kinh tế của xã hội.

Kinh tế là cách mà một xã hội vận hành ở độ tự nhiên nhất. Nó cũng dựa vào khái niệm 'giá trị' nhiều, như là giá trị tiền tệ và hàng phẩm.

Ngược lại, kinh tế và tình trạng kinh tế của một xã hội có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá. Một văn hoá trong một xã hội cô lập, khép kín với quốc tế sẽ khác như thế nào với một xã hội có một nền kinh tế dựa dẩm hoàn toàn vào giao thương quốc ngoại?

Một nền kinh tế yêu cầu làm việc liên tục sẽ khác như thế nào với một nền kinh tế nông nghiệp?

Kinh tế dịch vụ, nông nghiệp, và công nghiệp thường dẫn đến các xã hội và văn hoá khác nhau.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/di-cho-gium-o-quang-ngai-1271-1587457869-1648095196.jpg
Trả lời

Văn hoá

Một thế lực vô hình qua những quan niệm và niềm tin cơ bản, tác động lớn đến một xã hội. Khuôn khổ của niềm tin.

Có 7 nguyên tố làm nên văn hoá: Tổ chức xã hội, ngôn ngữ, phong tục và truyền thống, tín ngưỡng, nghệ thuật, chính trị, và kinh tế. Mỗi thứ đều được xây dựng và hình thành bởi những đặc trưng của con người.

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tổ chức xã hội:

Tổ chức xã hội ở đây dựa trên vị thế của một con người trong một hệ thống giai cấp vi mô và vĩ mô. Tổ chức xã hội là thứ hàn gắn con người lại với nhau và thường được xảy ra một cách tự nhiên.

Trong đó có vị thế gia đình: ba, mẹ, anh, chị, em,...

Hoặc cũng có thể là một xã hội như là các tầng lớp thống trị và bị cai trị, giàu và nghèo. Tổ chức xã hội thường trên khái niệm 'quyền lực' xã hội của một cá nhân.

Hoặc là sự phân chia quyền lực trong giới. Trọng nam khinh nữ chắc ai cũng biết rồi.

Sự phân chia giai cấp và vị thế trong xã hội, gia đình, hay cộng đồng thường khác nhau trong mỗi văn hoá, nhưng sự phân chia và tổ chức xã hội đều hiện diện ở gần như tất cả các cộng đồng văn hoá nhỏ và lớn. Dù đó là các dân tộc bản địa săn bắt, hay là một xã hội phát triển tiên tiến.

Dựa trên nền tảng liên kết giữa người và người. Tổ chức xã hội thường diễn ra trong một cồng động lớn hơn 1-5 người. Hoặc khi tình hữu không đủ lực để giữ họ lại với nhau. Tiếp diễn theo đó là sự hình thành của trưởng nhóm, và khi càng nhiều người trong nhóm thì sự phân chia và giai cấp, vị thế càng phức tạp và đa tầng. Và điều này thường diễn ra một cách tự nhiên.

Có thể nói, sự hình thành của tổ chức xã hội tạo ra sự 'bền vững' của một xã hội trong những giai đoạn đầu của quá trình hình thành của thế giới nhân loại.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/13e-1648091508.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Ngôn ngữ:

Một trong những thứ có thể đại diện cho sự phức tạp, đa tầng, đa dạng, đa mặt của con người đó chính là ngôn ngữ của chúng ta. Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, truyền đạt, phát tán, miêu tả thông tin hoặc biểu cảm. Là một công cụ vô cùng cần thiết trong việc thiết lập một xã hội hiệu quả, phức tạp, và vững mạnh.

Nói, viết, nghe, đọc. Bốn kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Và được dựa trên khái niệm 'ý nghĩa'.

Nhân loại được liên kết mạnh mẽ với ngôn ngữ bởi vì con người có thể giao tiếp phức tạp với nhau. Mối quan hệ phức tạp giữa các từ không thể tìm thấy ở bất kỳ loài nào khác. Ngôn ngữ ở con người không chỉ dùng để giao tiếp mà còn dùng để gắn kết.

Ngôn ngữ là một cách tuyệt vời để truyền đạt thông tin giữa người và người, hoặc người với xã hội. Và vì thế, khả năng ngôn ngữ thường được cho là một khía cạnh quan trọng nếu không phải là tất yếu trong việc xây dựng xã hội, cộng đồng, và liên kết của con người.

Những thứ như kiến thức về luật pháp, khoa học, toán học, triết học, và nghệ thuật đều phải có ngôn ngữ, và khả năng hiểu biết, tiệp nhận, và cảm nhận ngôn ngữ thường dẫn đến sự phát triển của dân trí.

Nếu nghĩ kỹ, thì toán thuật cũng là ngôn ngữ, lập trình cũng phải dùng ngôn ngữ, v.v.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/image-20200615144344-1-1648091984.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Phong tục và Truyền thống:

Phong tục và truyền thống thường gắn liền với tín ngưỡng nhưng nó cũng có một mục đích khác trong xã hội 'chủ nghĩa dân tộc' của hiện tại.

Phong tục và truyền thống thường là một thứ để củng cố bản sắc văn hoá của một cộng đồng. Và trong chủ nghĩa dân tộc, các phong tục ẩm thực, âm nhạc, hoạt động, lễ hội, nghi lễ, giải trí, chữa bệnh,... là một thứ đặc trưng và duy nhất của một dân tộc, sự sở hữu của một văn hoá.

Phong tục là một hoạt động tập thể của một văn hoá, thường có một lý do lịch sử trong đó, có thể là chính trị như là lễ quốc khánh, hay văn hoá như là ăn Tết, hay tín ngưỡng như là đi chùa hoặc nhà thờ,...

Và phong tục gắn liền với cái 'chung' của một cộng đồng và xã hội, nó được coi là một thứ mang lại sắc màu cho một nền văn hoá.

Phong tục cũng gắn chặt với khái niệm truyền thống, những gì mà người đã chết để lại cho thế hệ sau này, một thứ phi vật chất.

Phong tục và truyền thống thường dẫn đến sự đoàn kết tinh thần và tâm linh trong một xã hội, một hoạt động nhằm gắn kết chúng ta lại với nhau. Dùng để củng cố những quan niệm và tư tưởng của một xã hội như Tết với gia đình, đi chùa với tín ngưỡng, quốc khánh với sự trung thành với một hệ thống quốc gia,...

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/lang-co-duong-lam-tet-011-3386-1643639901-1648092803.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tín ngưỡng:

Hiện tại sự 'cần thiết' của tôn giáo và tín ngưỡng lên xã hội vẫn còn được tranh cãi, nhưng một điều không thể phụ nhận đó chính là tầm ảnh hưởng của tôn giáo lên văn hoá con người.

Tĩn ngưỡng dựa mạnh vào khái niệm đạo đức của con người, cái nào đúng cái nào sai.

Không phải tín ngưỡng nào cũng mang lại cái đẹp điều tốt cho xã hội như là các giáo hội cực đoan. Nhưng nói chung đa số bài học từ tôn giáo và tín ngưỡng là "sống sao cho tốt". Nó giúp thiết lập một khuôn khổ đạo đức cho xã hội, và các luật lệ đó thường khác nhau trong mỗi tôn giáo và tín ngưỡng.

Khổng giáo và phật giáo thường có hai quan niệm khá là khác nhau trong việc sống sao cho tốt và điều này cũng được thể hiện rõ trong cách mà một hệ thống chính trị - xã hội vân hành.

Mình không biết có đúng không, nhưng mình nghe là khái niệm nhân quyền trong luật pháp quốc tế đươc ảnh hưởng sâu sắc bởi cơ-đốc giáo.

Con người luôn muốn hiểu về thế giới và cách vận hành của thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ không có khoa học rộng rãi, tín ngưỡng thường được sử dụng để giải thích thế giới bởi con người, để tìm 'lẻ đúng' của thế giới và từ đó tìm cách sống đúng đắn.

Nó cũng là chổ dựa tinh thần, vì tín ngưỡng thì có một cảm giác chào đón, thân mật, và rõ ràng với một cá nhân.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/images3230625bjpg-1648093462.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Nghệ thuật:

Khả năng cảm nhận và biểu đạt cảm xúc và ý nghĩa qua những nét chữ, nét bút, sử dụng các giác quan của con người. Nghệ thuật là một lĩnh vực đại diện cho sự chủ quan của con người, và cách mà một nhóm, cá nhân có thể truyền tải thông điệp và cảm xúc đến với khán giả.

Vì nó chủ quan, nên nghệ thuật thường rất rộng. Đề cập tới tín ngưỡng, niềm tin, bản sắc, tư tưởng chính trị, tình cảm, và suy nghĩ. Hoặc đôi lúc nó giúp cho ta bày tỏ một cái gì đó.

Nghệ thuật có một khả năng kỳ diệu trong việc kích hoạt một thứ gì đó trong con người. Và cũng vì đó, nghệ thuật luôn có một ảnh hưởng nào đó đến với nhân loại và xã hội.

Thông qua nghệ thuật, con người trải nghiệm cuộc sống theo cách mà các loài động vật khác không thể làm được. Nghệ thuật cho phép chúng ta chia sẻ cảm xúc, mong muốn và nỗi sợ hãi của mình với những người xung quanh. Nghệ thuật làm cho chúng ta cảm thấy như không có gì khác có thể. Nó làm cho chúng ta cười, nó làm cho chúng ta khóc, và nó khiến chúng ta nghĩ về bản thân và môi trường xung quanh.

Nghệ thuật luôn gắn liền với chính trị (tranh cổ động), tín ngưỡng (tranh tôn giáo),... nó có thể là nghị luận xã hội như các bức tranh biếm hoạ.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/tranhcodong1-1648094103.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Chính trị:

Chính trị là cách mà con người vận hành xã hội của mình. Nó quan trọng nhiều đến quyền lực và địa vị xã hội.

Có thể là quyền lực mềm hoặc quyền lực cứng. Chính trị thường liên quan đến sự thiết lập trật tự qua luật pháp và hiến pháp.

Chính trị cũng từ đó ảnh hưởng nến xã hội và văn hoá, cách mà luật pháp thay đổi xã hội hoặc các mà xã hội phản ứng với luật pháp thường là một biểu hiện của một nền văn hoá. Chính trị là một quyền lực nhân tạo, được cho phép hoặc chấp nhận bởi xã hội.

Nếu như một ngày nào đó Việt Nam cấm ăn thịt chó thì văn hoá Việt Nam sẽ thay đổi như thế nào? Có thể loại bỏ tập quán này và ảnh hưởng đến với văn hoá ẩm thực của Việt Nam, nhưng nếu nhân dân không thay đổi, hề hứng gì và tập quan ăn thịt chó tiếp tục thì điều đó nói lên được gì cho văn hoá chính trị của Việt Nam?

Văn hoá cũng là một cách mà xã hội nhận xét và nhìn nhận chính trị. Một xã hội coi sự tự do là quan trọng nhất sẽ nhận xét chính phủ họ khác như thế nào với một xã hội coi trọng trách nhiệm và trung thành là quan trọng nhất?

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/tctwimg8742153332915-155327498-1648094742.jpg

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Kinh tế:

Con người là động vật vật chất như bao loài khác, ta cần ăn, cần uống,...

Văn hoá ảnh hưởng đến kinh tế theo hai hướng: những đặc điểm văn hóa kích thích động lực cá nhân và những đặc điểm phát triển vốn xã hội trong dân cư.

Cách mà ta mua đồ, bán hàng, tiêu dùng, chọn hàng, mua theo dịp nào,... đều là ảnh hưởng từ văn hoá lên kinh tế.

Nền kinh tế bao gồm các thể chế, mục tiêu, mối quan hệ, tổ chức kinh doanh, và các thỏa thuận chính thức và không chính thức khác không thể tồn tại nếu không có con người. Đồng thời, con người không thể tồn tại không tham gia vào các hoạt động kinh tế của xã hội.

Kinh tế là cách mà một xã hội vận hành ở độ tự nhiên nhất. Nó cũng dựa vào khái niệm 'giá trị' nhiều, như là giá trị tiền tệ và hàng phẩm.

Ngược lại, kinh tế và tình trạng kinh tế của một xã hội có thể ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá. Một văn hoá trong một xã hội cô lập, khép kín với quốc tế sẽ khác như thế nào với một xã hội có một nền kinh tế dựa dẩm hoàn toàn vào giao thương quốc ngoại?

Một nền kinh tế yêu cầu làm việc liên tục sẽ khác như thế nào với một nền kinh tế nông nghiệp?

Kinh tế dịch vụ, nông nghiệp, và công nghiệp thường dẫn đến các xã hội và văn hoá khác nhau.

https://cdn.noron.vn/2022/03/24/di-cho-gium-o-quang-ngai-1271-1587457869-1648095196.jpg

Xin chia sẻ 1 góc nhìn thế này nhé: con người khác con vật có gì đó tương đồng như con mèo khác con chó vậy.

khỏi phải nói nhiều để trích dẫn những siêu việt của con người so với những động vật khác. Ở đây mình muốn nghĩ về việc con người và các loài động vật cùng sinh sống trên trái đất. Con người và các loài động vật đều là chúng sinh.

chúng ta đã nhận ra những sự tàn phá và lỗi lầm của con người với thiên nhiên, nên đừng luôn coi mình là chủ nhân duy nhất, là chúa tể của hành tinh nữa. Đến khi ta trân quý mạng sống của mỗi con vật, tự nhiên sự thay đổi sẽ đến.

Ps: trân quý mạng sống của con vật ko phải là ko ăn thịt chúng mà là chỉ giết để ăn khi đói, ko giết để tiêu khiển, và khi giết để ăn thì cũng làm con vật chết nhanh nhất có thể, con vật chịu đau đơn sợ hãi ít nhất có thể.

unnamed

Thật chất con người cũng là động vật cấp cao, là những ‘sinh vật có lý trí’, biết tìm tòi kiến thức để phục vụ lợi ích của mình. 

Chúng ta rời bỏ cuộc sống trên cây, bắt đầu bước đi trên hai chân và sống trong những quần thể lớn. Bộ não của chúng ta cũng trở nên lớn hơn các loài động vật khác. Về mặt cấu tạo cơ thể, con người chỉ là một loài linh trưởng, nhưng não bộ chúng ta lớn hơn một cách bất thường.

Con người vẫn không biết chính xác ngôn ngữ ra đời từ lúc nào và được tiến hoá ra sao. Tuy nhiên, nhiều khả năng ngôn ngữ ra đời là nhờ vào một đặc điểm chỉ có ở con người: khả năng giao tiếp xã hội vượt trội hơn hẳn các loài động vật khác.

Con người có thể thấy bằng chứng về khả năng ngôn ngữ cơ bản ở tinh tinh nhưng chúng ta là loài duy nhất viết được ngôn ngữ. Chúng ta kể chuyện, chúng ta tưởng tượng và chúng ta dành rất nhiều thời gian để suy ngẫm về tương lai cũng như phân tích quá khứ. Điều mà các loài động vật khác k thể làm.

Đa số các loài động vật trên trái đất đều sinh sản liên tục cho đến khi chết. Tuy nhiên con người sau khi hết khả năng sinh sản vẫn còn sống khá lâu. Lý giải điều này, các nhà khoa học cho rằng, do đặc thù của xã hội loài người nên con người vẫn phải sống tiếp để chăm sóc con cái sau khi ngừng sinh sản.

Khác biệt giữa con người và các sinh vật khác trước đây không quá cách xa như ngày nay. Chẳng hạn cách đây 40.000 năm, chúng ta cùng chia sẻ hành tinh này với nhiều loại người tiền sử thông minh, có dáng đi thẳng và biết sử dụng công cụ bằng đá như người Neanderthal, Denisovan và người lùn ở đảo Flore (Indonesia). Nhưng chính quyền hạn đặc biệt không bắt nguồn từ cơ bắp mà xuất phát từ tinh thần tập thể và trí tuệ, bao gồm phát triển khả năng ngôn ngữ và trí khôn sinh tồn, đã giúp con người tồn tại và tiến hóa. Trong khi các loài vật khác thường đối mặt với nguy cơ diệt vong (một phần do tổ tiên chúng ta gây ra), con người vẫn phát triển, tạo ra nền văn minh và những công nghệ mà dựa vào đó, chúng ta đã cùng nhau thay đổi bộ mặt của Trái đất.

Con người khác con vật ở cái nhận thức xã hội riêng của chúng, theo 1 nghiên cứu gần đây, khi con người bị gọi là con vật thì sẽ không hài lòng

Nếu mọi người đã từng xem Doraemon - Thám hiểm vùng đất mới thì sẽ thấy, nếu không bị tiêu diệt, loài chó mèo hoàn toàn có thể tiến hóa lên thành những xã hội mạnh mẽ, giống như xã hội Khủng long đã từng thống trị Trái Đất vậy.

Ở một nơi nào đó trong vũ trụ, bằng một cơ duyên khác, có thể loài lợn đang thông trị.

Các nghiên cứu khoa học đều chỉ ra động vật đều có suy nghĩ, tình cảm, chứ không phải là vật vô tri như chúng ta tưởng. Con người bằng một cơ duyên đặc biệt của lịch sử đã vượt lên trở thành loài thống trị mà quên mất rằng, cách đây tầm 1 triệu năm, chúng ta còn ngang hàng, thậm chí thấp kém hơn nhiều loài khác.

Con người khác con vật ở chỗ biết nhận thức, biết nhìn nhận lại mọi thứ! Đó là món quà mà Hóa Công đã ban tặng! Chúng ta hơn động vật không phải là chúng ta thượng đẳng hay ghê gớm gì cả, chỉ đơn giản là chúng ta được chọn làm đại diện để duy trì và phát triển muôn loài muôn vật trên hành tinh nay. Nhưng con người ngày nay dường như không còn kham nỗi món quà ấy nữa rồi, chúng ta với cái bản tính tham lam tự cao tự đại, tự cho mình là giống loài bậc cao, là văn minh (có nhận thức) nhưng lại ăn nói, làm những việc không bằng loài cầm thú (không có nhận thức). Nên suy cho cùng, loài người chúng ta là một giống loài tệ hại nhất trong tất cả muôn loài!

Con người sống nghiêng về lý trí suy nghĩ tính toán còn con vật sống nghiêng về tình cảm........ Nếu bạn trao tình cảm thì nó sẽ trao lại tình cảm cho bạn còn bạn dùng bạo lực hay áp đặt nó sẽ cắn bạn...

Con người là loài thích biến mình thành trung tâm của vũ trụ, chính vì thế họ luôn đặt mình ở vị trí cao hơn khi nhìn các loài khác.

Chừng nào mà tôi, và bạn, và những người xung quanh còn tự nhìn nhận là "con người" thì con người còn ưu việt hơn. Và người ta luôn tìm được vô vàn lý do để chứng minh điều đó.

Con người thì cũng là động vật cao cấp cơ mà con người hơn ở chỗ là sử dụng phần lý trí nhiều hơn, lấn áp đi cái bản năng động vật bên trong.

Thêm cái nữa là con người có ngôn ngữ do đó mức độ yêu cầu về đời sống, giao lưu, chia sẻ, duy trì nòi giống... có lẽ cũng nhiều hơn động vật.

Còn tùy bạn muốn câu trả lời về mặt tâm lý xã hội hay về mặt sinh học, khá là khác nhau đấy 🤔