Con trai của Phó Hằng (Diên Hi Công Lược) dâng biểu can ngăn Càn Long không nên "phục thù" Đại Việt sau thất bại tết Kỷ Dậu 1789.

  1. Lịch sử

PS0

Con trai của Phó Hằng (Diên Hi Công Lược) dâng biểu can ngăn Càn Long không nên "phục thù" Đại Việt sau thất bại tết Kỷ Dậu 1789.

Sau chiến thắng Kỷ Dậu 1789, tình hình Đại Việt và nhà Thanh vẫn chưa hết căng thẳng. Vì trận thua bẽ bàng này mà vị hoàng đế nổi tiếng của nhà Thanh là Càn Long hết sức là tức giận và muốn cất quân lần thứ 2 đánh Đại Việt - Tây Sơn. Tôn Sĩ Nghị bị lôi về Kinh, Phúc Khang An được lệnh nhậm chức Tổng Đốc Lưỡng Quảng chuẩn bị quân giới để sẵn sàng tấn công Đại Việt lần thứ 2. Ở nước ta lúc đó nhận thấy tình hình vẫn chưa hết căng thẳng, nên hoàng đế Quang Trung vẫn lưu lại Bắc Hà tích cực bố phòng sẵn sàng cho tình huống xấu nhất.

Tuy nhiên sau khi phân tích tình hình thực tế, triều đình nhà Thanh xuất hiện phái chủ hòa. Nếu như đánh Đại Việt lúc này thì chưa hẳn có thể giành thắng lợi mà thậm chí còn có thể rước thêm thất bại cay đắng ơn. Người có thể xem là đứng đầu phái hòa hoãn và tích cực nhất trong việc thiết lập bang giao hai nước không ai khác chính là con trai của Phó Hằng tức là tổng đốc Lưỡng Quảng Phúc Khang An.

Ngay sau khi nhậm chức Phúc Khang An đã dâng sớ lên Càn Long "chớ có đụng binh đao" với Đại Việt. Càn Long chấp thuận ngay (có lễ Càn Long cũng đã nhận ra những khó khăn nếu động binh, nhưng không thể dễ dàng để mất mặt như vậy, nên cần phải có có 1 người đưa ra một lý do nào đó để chửa thẹn cho mình và người đó chính là Phúc Khang An)

Sau đây là biểu mà Phúc Khang An tâu lên Càn Long:

"Địa phương nước này (Đại Việt), từ bắc xuống nam 3000 dặm, chặng đường phải nhiều, việc kéo quân đi khó mà có thể nhanh được. Huống chi nơi đó khí hậu 4 mùa, chỉ có 3 tháng mùa đông chướng lệ không nổi lên, còn 3 mùa xuân,hạ, thu kia đều có sương độc mù mịt, không thể nhiễm được, chẳng khác gì Miến Điện.

Nếu như kéo quân qua thì ắt phải tiến binh vào tháng 10, tháng 12 phải thắng, tháng giêng năm sau trở về, có thế mới vạn toàn không nguy hiểm. Khổ nỗi việc quân đâu có thể nào định trước thời hạn, nếu như trong 3 tháng việc chưa xong, đến mùa xuân rồi chướng khí nổi lên, nếu lui binh thì công lao trước coi như bỏ đi, lưu binh lại thì thương vong hẳn lớn. Thành thử chẳng nên dụng binh đất An Nam, không những địa lợi không tiện, nhân sự không hợp mà chính vì thiên thời cũng có giới hạn.

Từ xưa đến này chưa bao giờ thành công cũng vì lẽ đó, hiện nay Nguyễn Huệ có thù với họ Lê, khiến phải lao khổ đến binh lính chúng ta, phí tổn lương hưởng. Thế nhưng đại binh tiến qua chưa bao lâu gã tù trưởng kia mấy lần xin hàng, rõ ràng là trước khi kháng cự và sau khi thua trận (đoạn này con trai Phó Hằng chém gió hơi ác, Đại Việt đâu có thua chứ???) lúc nào cũng tỏ rỏ sợ hãi. Xem biểu văn thấy trong đó Y xưng là kẻ áo vải đất Tây Sơn, rõ ràng không có ý chiếm nước của người khác, cũng không có ý chống lại, đủ biết không dám đắc tội với thiên triều.

Thế nhưng lời Y vẫn còn mù mờ, chưa hẳn là có thực không kháng cự hay không, cần phải phân biệt rạch ròi. Còn nếu như Y xin mà đã cho ngay, e rằng gã tù trưởng này sẽ kiêu ngạo, gian dối đã quen, dần dần lại đâm coi cả Trung Hoa."

#Doraemon
:

tài liệu sử dụng: trích trong "Bão Kiến hay Bão Tất" - Nguyễn Duy Chính 

ảnh: Phó Hằng (trong phim Diên Hi Công Lược) cha của Phúc Khang An

Từ khóa: 

lịch sử