Công nghệ đi trước hay Business đi trước?

  1. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Công nghệ đi trước hay Business đi trước hay đi ntn? Mời 500 anh em vào chém gió cho vui.
Mình trao đổi với nhiều tiền bối thì thấy có 2 luồng ý kiến:
1. Business đi trước, tìm ra vấn đề, giải quyết ở quy mô nhỏ bằng bất cứ cách nào trước, sau đó khi scale (mở rộng) quy mô ra thì công nghệ mới vào. Công nghệ ở đây là để hỗ trợ cho Business phát triển. (Ví dụ: Có ngân hàng trước, sổ sách bằng giấy tờ, rồi lên máy tính - core banking, rồi công nghệ FinTech ngày nay ... ) .
2. Công nghệ đi trước, tạo ra các business mới. Minh hoạ cho vấn đề này, thuật toán Page Rank của các nhà sáng lập Google ra trước, từ đó mới ra Google ngày nay với ti tỉ Business khởi điểm từ công nghệ. Công nghệ Blockchain với Bitcoin ra đời trước, rồi mới tới cả một xu hướng Business phi tập trung hoặc Sàn giao dịch, SmartContracts đang manh nha kéo theo trên toàn thế giới ...
------
Câu hỏi đặt ra là startup có thể tiếp cận như thế nào? (Đặc biệt là các startup công nghệ ), tiềm năng & rủi ro. Các "cá mập" cũng tiếp cận ntn để kiếm được mồi nhanh lớn từ xu hướng công nghệ này. Mời các cao nhân cho ý kiến.
Từ khóa: 

startup

,

tech startup

,

innovation

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Mình giỏi cái gì thì làm cái đó trước, thiếu cái gì thì tìm người giỏi cái đó dạy mình hoặc làm cùng, hoặc thuê người đó. Em chỉ nghỉ vậy thôi, chứ các anh thành công rồi các anh ý nói gì cũng đúng á.

Trả lời

Mình giỏi cái gì thì làm cái đó trước, thiếu cái gì thì tìm người giỏi cái đó dạy mình hoặc làm cùng, hoặc thuê người đó. Em chỉ nghỉ vậy thôi, chứ các anh thành công rồi các anh ý nói gì cũng đúng á.

Có một định nghĩa về kinh doanh đó là nghề giải quyết vấn đề của xã hội - "Don't Just Start a Business, Solve A Problem".
Bên cạnh tài chính, nhân lực ... thì công nghệ là một loại nguồn lực quan trọng hỗ trợ cho chúng ta nâng cao khả năng giải quyết vấn đề. Có một số cải tiến công nghệ nhỏ chỉ giúp chúng ta giải quyết tốt hơn một vấn đề cũ. Có một số công nghệ đột phá lại có tính quyết định 0-1 về việc có giải được 1 vấn đề hay không. Như vậy cả công nghệ và kinh doanh đều không phải là đích do đó nó không nên là cái bắt đầu.

Vấn đề thì có rất nhiều, và chính mơ ước giải quyết vấn đề thúc đẩy loài người đi tới. Thế nhưng không có một lời giải nào hoàn hảo cả thế nên vấn đề sau khi được giải một phần vẫn luôn còn tồn tại ở đó.

Để giải quyết vấn đề lương thực loài người đã làm cách mạng nông nghiệp từ 10 ngàn năm trước, và đến giời vẫn không ngừng tìm thêm lời giải từ chọn giống đến lai ghép giống mới, nâng cấp công nghệ canh tác từ tưới tiêu thủy lợi đến nhà vườn nhà kính ... hay gần đây là các công nghệ đột biến ghen. Sau 10 ngàn năm loài người vẫn tiếp tục giải bài toán lương thực, và nhiều vùng trên thế giới nạn đối vẫn là bài toán nhức nhối.

Và đôi lúc khi giải quyết một vấn đề chúng ta lại tạo ra một mớ vấn đề mới. Chúng ta đã sáng tạo ra web (www), truyền tải thông tin, tăng cường kết nối, mạng lại nhiều hơn cơ hội cho những người yếu thế. Thế nhưng chính Tim Berners-Lee tác giả của www giờ đây cũng đang cảm thấy không hài lòng về cách nó vận hành và những mặt trái mà www mạng lại. Ông đang tìm cách xây dựng lại một mạng Internet mới tốt đẹp hơn.

Nói thế này thì chung chung quá, tuỳ từng trường hợp mà chúng ta áp dụng cái nào trước, cái nào sau. Có những mô hình kinh doanh chỉ có khi có công nghệ thì mới áp dụng được, ví dụ như Grab, Uber, Tiki, Amazon, Momo chẳng hạn. Tuy nhiên có những mô hình thì không cần, công nghệ chỉ là để phục vụ cho nó tốt hơn chứ không phải là điều quan trọng nhất -> NHỮNG CHIẾC XE Roll Royce được làm thủ công rất nhiều bởi các nghệ nhân, những chiếc đồng hồ Rolex cũng vậy.

Trong cuốn Từ tốt đến vĩ đại cũng có đề cập đến vấn đề này rồi. Con người đi trước - Công việc theo sau, con phải là yếu tố then chốt đầu tiên sau đó đến mô hình kinh doanh, rồi mới đến công nghệ. Những công ty trường tồn thường không áp dụng công nghệ ngay lập tức mà thường đợi xem nó tác động tốt xấu như thế nào rồi mới áp dụng, đôi khi cần dẫn đầu nhưng trong một số trường đi đầu chưa hẳn đã là khôn ngoan nhất.

Nhắc lại là tuỳ vào từng bài toán cụ thể để đưa ra phương án giải quyết chứ không nên tranh cãi chung chung như thế này thì chẳng giải quyết được gì.

Em nghĩ vấn đề này nó giống như bài toán con gà- quả trứng vậy đó ạ. Xét yếu tố nào đi trước em thấy nó cũng không sai, phụ thuộc vào đặc điểm và core value của startup đó. Yếu tố core value đó em nghĩ nằm ở yếu tố con người :

  • Những nhóm thiên về nghiên cứu, học thuật hoặc chuyên sau, họ làm nghiên cứu công nghệ, tính innovation rất cao, thường đi trước thị trường ít nhất 5-10 năm ; khi đó core value của họ nằm ở yếu tố công nghệ. Họ đã có lợi thế nghiên cứu, sau đó tới thời điểm công nghệ có thể có tính ứng dụng thì từ đó có thể tìm kiếm thị trường, xây dựng sản phẩm  và xây dựng business model phù hợp.
  • Với những nhóm Ko có lợi thế cạnh tranh về công nghệ quá khác biệt, thì việc hiểu thị trường, có insight khách hàng, xây dựng đc business model dựa trên việc ưng dụng một số công nghệ e nghĩ là quan trọng --> Nhóm này là nhóm thiên về làm product (sản phẩm ) nên cần có mindset business rõ ràng; công nghệ ứng dụng ở đây là thứ tạo nên lợi thế cạnh tranh