"Cứu Cánh" | từ Hán Việt - nghĩa đúng là đây.?

  1. Văn hóa

Cứu cánh = mục đích cuối cùng
Cứu/cánh đều có nghĩa là cuối cùng
Từ khóa: 

văn hóa

Mình thấy từ này đang bị hiểu nhầm khá nhiều nhé. Trong tiếng Việt hiện đại thì chữ cứu có ba nghĩa, đến từ ba chữ Hán khác nhau.

Nghĩa đầu tiên nghĩa là giúp. Đây là nghĩa được dùng nhiều nhất, như cứu trợ, cứu hỏa, cứu tinh, cấp cứu... Nhiều khi chúng ta còn ghép vào với các từ Nôm để thành cứu giúp, cứu đói, cứu vớt…

Nghĩa thứ là đốt cỏ, hơ lên người để chữa bệnh. Chúng ta hay dùng như ngải cứu, châm cứu…

Nghĩa thứ ba được dùng trong nghiên cứu, truy cứu, có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo, tới tận cùng. Chữ cứu thứ ba này cũng có thể mang nghĩa là tột cùng, tột bậc, hay các từ điển tiếng Anh hay dịch là extreme.
Nhưng người Việt toàn dùng sai nghĩa của chữ cứu khi ghép vào cứu cánh. Chữ cánh nghĩa là sau cùng (như trong sách vở đạo Công giáo có hay dùng chữ thời cánh chung). CỨU CÁNH do đó có nghĩa là tột cùng, không còn gì ở sau nữa. Từ này dùng rất nhiều trong triết học, tôn giáo và nghệ thuật. Trong các ngữ cảnh này, nó thường chỉ cái đích đến cuối cùng của một điều gì đó 
“Cứu cánh” hay được dùng sai với nghĩa “yếu tố giúp đỡ (cuối cùng) trong tình trạng hiểm nghèo”. Nguyên do là vì chúng ta lẫn lộn nghĩa thứ nhất với nghĩa thứ hai của từ cứu
Từ hợp với nghĩa này nhất (nhưng mang sắc thái tu từ) là “(vị) cứu tinh”. Vì chỉ là gần nghĩa và không có từ đúng hoàn toàn với nghĩa trên nên “cứu cánh” bị dùng sai rất nhiều, kể cả các phương tiện thông tin chính thống.
Trả lời

Mình thấy từ này đang bị hiểu nhầm khá nhiều nhé. Trong tiếng Việt hiện đại thì chữ cứu có ba nghĩa, đến từ ba chữ Hán khác nhau.

Nghĩa đầu tiên nghĩa là giúp. Đây là nghĩa được dùng nhiều nhất, như cứu trợ, cứu hỏa, cứu tinh, cấp cứu... Nhiều khi chúng ta còn ghép vào với các từ Nôm để thành cứu giúp, cứu đói, cứu vớt…

Nghĩa thứ là đốt cỏ, hơ lên người để chữa bệnh. Chúng ta hay dùng như ngải cứu, châm cứu…

Nghĩa thứ ba được dùng trong nghiên cứu, truy cứu, có nghĩa là xem xét kỹ lưỡng, thấu đáo, tới tận cùng. Chữ cứu thứ ba này cũng có thể mang nghĩa là tột cùng, tột bậc, hay các từ điển tiếng Anh hay dịch là extreme.
Nhưng người Việt toàn dùng sai nghĩa của chữ cứu khi ghép vào cứu cánh. Chữ cánh nghĩa là sau cùng (như trong sách vở đạo Công giáo có hay dùng chữ thời cánh chung). CỨU CÁNH do đó có nghĩa là tột cùng, không còn gì ở sau nữa. Từ này dùng rất nhiều trong triết học, tôn giáo và nghệ thuật. Trong các ngữ cảnh này, nó thường chỉ cái đích đến cuối cùng của một điều gì đó 
“Cứu cánh” hay được dùng sai với nghĩa “yếu tố giúp đỡ (cuối cùng) trong tình trạng hiểm nghèo”. Nguyên do là vì chúng ta lẫn lộn nghĩa thứ nhất với nghĩa thứ hai của từ cứu
Từ hợp với nghĩa này nhất (nhưng mang sắc thái tu từ) là “(vị) cứu tinh”. Vì chỉ là gần nghĩa và không có từ đúng hoàn toàn với nghĩa trên nên “cứu cánh” bị dùng sai rất nhiều, kể cả các phương tiện thông tin chính thống.

Thật ra tiếng Việt đều có những từ lặp lại nghĩa như vậy mà, ví dụ như nhà sàn, dù "nhà" hay "sàn" đều mang nghĩa là nhà, là nơi để ở. "Cứu" nghĩa là cùng cực, kết cục, ám chỉ kết quả còn "cánh" nghĩa là trọn, hết, xong, ám chỉ trạng thái. Vì thế “cứu cánh” có thể hiểu là xét cho đến cùng. Và nếu theo cách hiểu như vậy thì cả "cứu" và "cánh" đều đang bổ sung nghĩa cho nhau, nhấn mạnh lẫn nhau.