Nghiên cứu khoa học ĐÚNG NGHĨA ở Việt Nam có còn được bao nhiêu bạn quan tâm nhỉ?

  1. Khoa học

  2. Tâm sự cuộc sống

  3. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Ví dụ như có rất nhiều bạn trẻ thích vật lý, rất thích này kia nọ, tìm hiểu rất nhiều nhưng khi được hỏi có muốn học lên cao tiếp không? Để tìm hiểu sâu và rộng hơn. Thì nhiều câu trả lời là KHÔNG. Tại sao lại vậy nhỉ? Ngành Vật lý hiện tại cũng chỉ có thể đào tạo ra để làm trái ngành chứ thật sự rất ít bạn nào quan tâm đến nghiên cứu chuyên sâu. Ví dụ như những người thầy, người cô của tôi chẳng hạn, họ là tiến sĩ vật lý, du học từ Đức, Pháp, Mỹ, Trung Quốc về và giờ công việc của họ là đi dạy và làm trái ngành, chứ chả muốn nghiên cứu gì cả. 1 số thầy cô vì cuộc sống nên đành từ bỏ công việc hiện tại, từ bỏ đam mê nghiên cứu chỉ để kiếm tiền nuôi gia đình và bản thân. 1 số người tốt nghiệp từ khoa Vật lý ra thì sau khi du học tiếp, để làm gì? Để thoả cái đam mê nghiên cứu khoa học, xong rồi thì sao? Xong thì ở bên nước ngoài luôn vì đam mê nghiên cứu, về Việt Nam là xem như con đường nghiên cứu sẽ khép lại vì chỉ có thể lo kiếm sống hằng ngày là chủ yếu. tThậm chí cao học khoa học ở Việt Nam cũng chỉ lác đác vài người, chủ yếu là các giáo viên để họ lấy bằng để lên lương, lên chức là chính

Từ khóa: 

khoa học

,

tâm sự cuộc sống

,

thấu ngành hiểu nghề

Mình cảm thấy có một rào cản với các bạn trẻ khi làm khoa học, đó là nhiều người cho rằng làm khoa học thì không đủ sống.

Nghĩ kỹ về điều đó thì có vẻ họ đúng, nhưng mà đúng theo nghĩa là dù họ nghĩ thế nào họ cũng sẽ đúng. Tức là, nếu bạn nghĩ làm khoa học ở VN không đủ sống, thì bạn sẽ không đủ sống. Nếu bạn không nghĩ thế, bạn có thể làm nghiên cứu mà bạn thấy có ý nghĩa và vẫn giàu có.

Câu hỏi của bạn là một câu hỏi rất khó trả lời, bạn hỏi về "đúng nghĩa", nhưng không nói rõ đúng là thế nào. Bạn hỏi "bao nhiêu", nhưng tất nhiên là không thể đếm được. Có điều, mình đoán là cũng vẫn còn nhiều. Mình đã dành một phần ba cuộc đời đi học và đi làm ở VNU, và cũng quen biết một số thầy cô, tiền bối, bạn bè ở HUST, VNU HCMC, DTU, TDTU, USTH, v.v. Những người mình biết phần lớn là làm khoa học để sống, và sống rất tốt. Bạn có thể ở Việt Nam, có bài đăng Nature, lọt top các nhân vật ảnh hưởng của Forbes VN, làm khoa học mà có thể mua nhà mua xe khi còn trẻ. Nói cách khác, nếu bạn đủ giỏi thì bạn có thể làm khoa học để sống, như bất kỳ nghề nào khác.

Về những người thầy, người cô của bạn, có lẽ mình hiểu phần nào quyết định của họ. Mình nghĩ nếu làm khoa học cơ bản thì có thể sống tốt, nhưng ở VN thì khó mà giàu được. Đơn giản là những người làm khoa học cơ bản thì ngoài lương và tiền dự án thì ít có khoản thu nào khác, mà ngân sách dành cho khoa học cơ bản ở VN hiện giờ chưa lớn, và lương thì cứ ở trường công là thấp. Nếu thầy cô của bạn tốt nghiệp trường tốt, thì rất có thể bạn bè của họ đã có thu nhập nhiều gấp vài lần, thậm chí vài chục, vài trăm lần họ. Dù họ không phải là nghèo, nhưng nghĩ về bạn bè đồng môn hẳn cũng chạnh lòng.

Có điều, nếu bạn học Vật lý, thì không nhất thiết phải làm cơ bản. Bạn có thể chọn đề tài để có thể làm ứng dụng. Chuyện làm ở đâu sau khi tốt nghiệp, vẫn ở trường/viện cũng được, sang công nghiệp cũng được. Chẳng hạn, nếu bạn nghiên cứu về siêu dẫn, từ tính, bán dẫn, quantum computing, v.v., bạn có thể làm việc ở các tập đoàn làm về chip, tàu siêu tốc, máy bay, v.v., ví dụ như Intel, Micron, Boeing, v.v.

Mười mấy năm trước, một người thầy mà mình yêu kính như cha, cũng là một trong số những nhà khoa học đầu ngành về Quang học ở VN, có nói với bọn mình rằng, làm khoa học cũng như đào vàng. Đào sai chỗ thì mất vài chục năm cuộc đời mà không để lại di sản gì đáng kể cũng không phải là chuyện hiếm. Đào đúng mỏ vàng thì bạn sẽ có mọi thứ mà bạn hằng mơ ước. (Có người thì mơ ước trở thành tỉ phú, có người thì mơ ước tên tuổi của mình trở thành bất tử, có người mơ ước đóng góp cho sự tiến bộ của loài người, cũng có những người muốn tất cả.) Làm khoa học cũng giống như mọi ngành nghề khác, hầu hết mọi người ban đầu chỉ có một cái nhìn chung, chứ không biết cụ thể mình sẽ làm gì. Chuyện đổi hướng nghiên cứu sau khi có PhD không phải là hiếm, và chuyện một giáo sư dẫn dắt các nhóm nghiên cứu làm nhiều hướng mới lạ mà bản thân họ khi còn trẻ thậm chí không tưởng tượng họ sẽ dấn thân vào thực ra là phổ biến. Tìm hướng nghiên cứu cũng có phần giống như tìm đam mê. Cách đúng để tìm đam mê là làm nhiều để thấy công việc nào mình giỏi và khiến mình hạnh phúc. Làm khoa học cũng vậy, nếu bạn làm việc nghiêm túc, sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới và không cố chấp, rồi một ngày sẽ chạm đến "mỏ vàng" thôi. Khi ấy, làm gì là lựa chọn của bạn.

Trả lời

Mình cảm thấy có một rào cản với các bạn trẻ khi làm khoa học, đó là nhiều người cho rằng làm khoa học thì không đủ sống.

Nghĩ kỹ về điều đó thì có vẻ họ đúng, nhưng mà đúng theo nghĩa là dù họ nghĩ thế nào họ cũng sẽ đúng. Tức là, nếu bạn nghĩ làm khoa học ở VN không đủ sống, thì bạn sẽ không đủ sống. Nếu bạn không nghĩ thế, bạn có thể làm nghiên cứu mà bạn thấy có ý nghĩa và vẫn giàu có.

Câu hỏi của bạn là một câu hỏi rất khó trả lời, bạn hỏi về "đúng nghĩa", nhưng không nói rõ đúng là thế nào. Bạn hỏi "bao nhiêu", nhưng tất nhiên là không thể đếm được. Có điều, mình đoán là cũng vẫn còn nhiều. Mình đã dành một phần ba cuộc đời đi học và đi làm ở VNU, và cũng quen biết một số thầy cô, tiền bối, bạn bè ở HUST, VNU HCMC, DTU, TDTU, USTH, v.v. Những người mình biết phần lớn là làm khoa học để sống, và sống rất tốt. Bạn có thể ở Việt Nam, có bài đăng Nature, lọt top các nhân vật ảnh hưởng của Forbes VN, làm khoa học mà có thể mua nhà mua xe khi còn trẻ. Nói cách khác, nếu bạn đủ giỏi thì bạn có thể làm khoa học để sống, như bất kỳ nghề nào khác.

Về những người thầy, người cô của bạn, có lẽ mình hiểu phần nào quyết định của họ. Mình nghĩ nếu làm khoa học cơ bản thì có thể sống tốt, nhưng ở VN thì khó mà giàu được. Đơn giản là những người làm khoa học cơ bản thì ngoài lương và tiền dự án thì ít có khoản thu nào khác, mà ngân sách dành cho khoa học cơ bản ở VN hiện giờ chưa lớn, và lương thì cứ ở trường công là thấp. Nếu thầy cô của bạn tốt nghiệp trường tốt, thì rất có thể bạn bè của họ đã có thu nhập nhiều gấp vài lần, thậm chí vài chục, vài trăm lần họ. Dù họ không phải là nghèo, nhưng nghĩ về bạn bè đồng môn hẳn cũng chạnh lòng.

Có điều, nếu bạn học Vật lý, thì không nhất thiết phải làm cơ bản. Bạn có thể chọn đề tài để có thể làm ứng dụng. Chuyện làm ở đâu sau khi tốt nghiệp, vẫn ở trường/viện cũng được, sang công nghiệp cũng được. Chẳng hạn, nếu bạn nghiên cứu về siêu dẫn, từ tính, bán dẫn, quantum computing, v.v., bạn có thể làm việc ở các tập đoàn làm về chip, tàu siêu tốc, máy bay, v.v., ví dụ như Intel, Micron, Boeing, v.v.

Mười mấy năm trước, một người thầy mà mình yêu kính như cha, cũng là một trong số những nhà khoa học đầu ngành về Quang học ở VN, có nói với bọn mình rằng, làm khoa học cũng như đào vàng. Đào sai chỗ thì mất vài chục năm cuộc đời mà không để lại di sản gì đáng kể cũng không phải là chuyện hiếm. Đào đúng mỏ vàng thì bạn sẽ có mọi thứ mà bạn hằng mơ ước. (Có người thì mơ ước trở thành tỉ phú, có người thì mơ ước tên tuổi của mình trở thành bất tử, có người mơ ước đóng góp cho sự tiến bộ của loài người, cũng có những người muốn tất cả.) Làm khoa học cũng giống như mọi ngành nghề khác, hầu hết mọi người ban đầu chỉ có một cái nhìn chung, chứ không biết cụ thể mình sẽ làm gì. Chuyện đổi hướng nghiên cứu sau khi có PhD không phải là hiếm, và chuyện một giáo sư dẫn dắt các nhóm nghiên cứu làm nhiều hướng mới lạ mà bản thân họ khi còn trẻ thậm chí không tưởng tượng họ sẽ dấn thân vào thực ra là phổ biến. Tìm hướng nghiên cứu cũng có phần giống như tìm đam mê. Cách đúng để tìm đam mê là làm nhiều để thấy công việc nào mình giỏi và khiến mình hạnh phúc. Làm khoa học cũng vậy, nếu bạn làm việc nghiêm túc, sẵn sàng đón nhận ý tưởng mới và không cố chấp, rồi một ngày sẽ chạm đến "mỏ vàng" thôi. Khi ấy, làm gì là lựa chọn của bạn.

Có vô số lý do để chúng ta khó có thể chuyên sâu được, nhưng tôi nghĩ văn hoá, thói quen tâm lý ảnh hưởng khá nhiều
Một vài lit nhiên liệu ko đủ chạy cả ngàn km, hoặc là bạn phải tìm ra loại nhiên liệu đủ mạnh, hihi toàn là những việc tốn nhiều thời gian và công sức, gần như bất khả thi ấy chứ, ngại thật đấy

Mọi người đang chạy đua vào những ngành dễ kiếm tiền, dễ "giàu" hoặc là dễ lên xu hướng. Một phần là những người đam mê khoa học không phải là nhiều, bởi hầu hết mình thấy những người đam mê khoa học, nghiên cứu khoa học đều là những người giỏi, đặc biệt là giỏi trong vật lí, toán học, hóa học. Những bộ môn mà rất kén người giỏi, đã ít rồi thêm có vòng xoáy công, guồng quay cuộc sống nên lại khiến cái số ít kia rơi rớt thêm vài người, vì cơm ăn áo mặc, vì cuộc sống, vì không được đầu tư, vì không có ai nghiên cứu cùng mình.

Nói chung là nhiều lí do để con người có thể từ bỏ lắm... Giống như việc nghiên cứu cũng rất nhiều khía cạnh khác, bộ môn khác khiến những người trong giới bất lực vì điều ấy, có lẽ xã hội này đã chưa trọng dụng được nhân tài rồi, hiện tượng chảy máu chất xám đương nhiên phải xảy ra!

Đôi khi một số thành viên trong gđ cũng nhận ra cần phải làm ngược lại thói quen chúng tôi vẫn hay làm, nhưng họ cũng bất lực bởi vì họ ko biết bắt đầu từ đâu và ai sẽ ủng hộ giúp đỡ họ, mà nếu có thành công thì họ có được trả công xứng đáng, nghĩ vậy nên họ nghĩ có lẽ nên từ bỏ thôi.hi
Đơn giản là vì môi trường nên buộc họ phải tiến hoá theo
Tôi là một đứa trẻ con nhà nghèo và điều tôi cần làm là phải kiếm tiền kiếm cái ăn đã và mọi người trong gđ đều ủng hộ việc này bởi vì mọi người cũng nghèo mà,hi khi kiếm được tiền thì chúng tôi lại ăn tiêu và tích góp cứ như vậy lặp lại
Và những việc như nghiên cứu thí nghiệm được cho là việc làm vô nghĩa, chúng tôi ngại bỏ tiền mua sách, ngại bỏ thời gian tìm tài liệu, chúng tôi chỉ thích được vui được hài lòng với hiện tại, điều chúng tôi quan tâm hơn cả là những chuyện thị phi, hài ước, và tất cả những điều trên chúng tôi đã gìn giữ khá lâu rồi nên ngại thay đổi.
Mà chúng tôi cũng ko biết là thay đổi để làm gì được gì, như hiện tại cũng vui mà.hihi