Sức khoẻ tâm lý ở Việt Nam đang không được quan tâm?

  1. Sức khoẻ

Chào mọi người, mình thật sự cảm thấy bệnh tâm lý ở VN là một thứ gì đó rất bình thường trong mắt mọi người. Đến nỗi khi người bệnh nói lên tình trạng của mình thì chỉ nhận được sự thờ ơ, cười cợt, trách móc... Mình chỉ thắc mắc không biết khi nào thì vấn đề này được coi trọng, làm sao để mọi người nhận thức được sức khoẻ tâm lý cũng quan trọng như sức khoẻ thể chất?
Từ khóa: 

sức khoẻ

Theo mình có một vấn đề quan trọng nữa là chính mỗi người khi mắc các bệnh tâm lý cũng đang không thừa nhận hay đối mặt với vấn đề đó. Chúng ta thường tự tìm cách giải quyết bằng đọc sách, bằng tự trị liệu hay sử dụng những lời khuyên từ bạn bè và những người xung quanh. Việc đến tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia, bác sỹ tâm lý dường như mọi người không cho nó quan trọng. Mình nghĩ do 2 lý do:

  • Mọi người cho rằng chi phí đắt: gặp bác sỹ tư vấn trung bình giá 90$/h , quá đắt so với việc có thể chỉ cần sự chia sẻ tự bạn bè -> Vấn đề tâm lý là vấn đề mọi người cho rằng chỉ cần sự chia sẻ và ai cũng có thể dễ dang vượt qua  
  • Việc gặp bác sỹ tâm lý là một việc rất ghê gớm (như việc tới các bệnh viên tâm thần để kiểm tra )

Mình nghĩ xã hội cần nhìn nhận vấn đề về sức khỏe tâm lý là một bệnh bình thường, phổ biến ở xã hội hiện đại. Để làm điều này thì cần có sự kết hợp giữa các nghiên cứu cũng như truyền thông, thay đổi nhận thức.

Trả lời

Theo mình có một vấn đề quan trọng nữa là chính mỗi người khi mắc các bệnh tâm lý cũng đang không thừa nhận hay đối mặt với vấn đề đó. Chúng ta thường tự tìm cách giải quyết bằng đọc sách, bằng tự trị liệu hay sử dụng những lời khuyên từ bạn bè và những người xung quanh. Việc đến tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia, bác sỹ tâm lý dường như mọi người không cho nó quan trọng. Mình nghĩ do 2 lý do:

  • Mọi người cho rằng chi phí đắt: gặp bác sỹ tư vấn trung bình giá 90$/h , quá đắt so với việc có thể chỉ cần sự chia sẻ tự bạn bè -> Vấn đề tâm lý là vấn đề mọi người cho rằng chỉ cần sự chia sẻ và ai cũng có thể dễ dang vượt qua  
  • Việc gặp bác sỹ tâm lý là một việc rất ghê gớm (như việc tới các bệnh viên tâm thần để kiểm tra )

Mình nghĩ xã hội cần nhìn nhận vấn đề về sức khỏe tâm lý là một bệnh bình thường, phổ biến ở xã hội hiện đại. Để làm điều này thì cần có sự kết hợp giữa các nghiên cứu cũng như truyền thông, thay đổi nhận thức.

Vì cả 1 thời gian dài chúng ta còn đói khổ, đến cái ăn cái mặc còn thiếu thốn, cả ngày chỉ lo kiếm ăn cho no bụng thì ai quan tâm đến dăm ba cái tâm lý =)). Hiện tại đời sống chúng ta tốt lên nhiều rồi, vấn đề ăn mặc ko còn là cái gì đó quá nặng nữa, có thêm các nhu cầu cao hơn kiểu được xã hội công nhận, được tôn trọng, khẳng định bản thân... có liên quan nhiều đến tâm lý hơn, các bệnh tâm lý cũng nảy sinh nhiều hơn. Tuy nhiên do hiện tại các thế hệ vẫn còn đang sóng chung hoà trộn với nhau, nên vấn đề này ít được quan tâm hơn 1 chút.

Khi nào nó được quan tâm nhiều hơn ngang với thể chất thì theo mình khoảng 10 năm nữa khi mà các vấn đề về tâm lý trở nên nghiêm trọng, phổ biến hơn, gây hậu quả lớn kiểu số vụ thất tình tự tử đu dây điện tăng; nhảy lầu vì áp lực học hành, gia đình ở khắp nơi; rồi số người tự kỷ tăng ko kiểm soát được; bệnh viện tâm thần quá tải... 

Đúng, ở Việt Nam thì ai cũng là bác sĩ tâm lý hết.

Nhiều người biết lắng nghe, nhiều người dễ dàng đưa ra lời khuyên trong khi chưa có đủ tầm hiểu biết về vấn đề.

Khi nào thì sức khỏe tâm lý được coi trọng như sức khỏe thể chất? Hmm, mình cho rằng khi có các nhà nghiên cứu có những chuyên đề dành riêng cho con người Việt Nam, thay vì các báo cáo, nghiên cứu từ nước ngoài. Ví dụ một nghiên cứu quy mô về trầm cảm sau sinh của người Việt chẳng hạn, thay vì dựa vào và làm theo các kết quả nghiên cứu từ các nước phát triển khác, bối cảnh nó khác.

QUÁ ĐÚNG