Đặc điểm thi pháp văn học dân gian Việt Nam ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

• Tác phẩm văn học dân gian khi tồn tại ở dạng chữ viết có nhiều điểm chung tuy nhiên Văn học dân gian có những đặc thù mà văn học viết không có được. Văn học dân gian là sản phẩm mà ngôn từ làm chất liệu cơ bản nhưng nó không chỉ có yếu tố ngôn từ mà còn kết hợp với những yếu tố nghệ thuật khác • Khi nói đến thi pháp văn học dân gian là phải nói đến những đặc điểm của hình thức, những cách thức thể hiện và biểu hiện riêng của từng nghệ nhân, từng dân tộc • Theo như ông Chu Xuân Diên “ Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật , về phương thức và thủ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người” • Như vậy nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như các mô típ và cấu tạo cố truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lí bên trong của nhân vật,... đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại và những đặc điểm của thi pháp văn học dân gian nói chung... • Từ đó ta thấy hướng nghiên cứu thi pháp văn học dân gian khá đa dạng, thuộc nhiều bình diện khác nhau. Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ tham khảo những bản chữ viết của các tác phẩm văn học dân gian đã được sưu tầm, ghi chép mà còn cả trong quá trình diễn xướng, lưu truyền bằng cả lời nói.
Trả lời
• Tác phẩm văn học dân gian khi tồn tại ở dạng chữ viết có nhiều điểm chung tuy nhiên Văn học dân gian có những đặc thù mà văn học viết không có được. Văn học dân gian là sản phẩm mà ngôn từ làm chất liệu cơ bản nhưng nó không chỉ có yếu tố ngôn từ mà còn kết hợp với những yếu tố nghệ thuật khác • Khi nói đến thi pháp văn học dân gian là phải nói đến những đặc điểm của hình thức, những cách thức thể hiện và biểu hiện riêng của từng nghệ nhân, từng dân tộc • Theo như ông Chu Xuân Diên “ Thi pháp văn học dân gian là toàn bộ những đặc điểm về hình thức nghệ thuật , về phương thức và thủ thuật miêu tả, biểu hiện, về cách cấu tạo đề tài, cốt truyện và phương pháp xây dựng hình tượng con người” • Như vậy nghiên cứu thi pháp văn học dân gian bao gồm khảo sát những yếu tố thi pháp riêng lẻ như các mô típ và cấu tạo cố truyện, cách mô tả diện mạo bên ngoài và tâm lí bên trong của nhân vật,... đến việc khảo sát những đặc điểm thi pháp chung của từng thể loại và những đặc điểm của thi pháp văn học dân gian nói chung... • Từ đó ta thấy hướng nghiên cứu thi pháp văn học dân gian khá đa dạng, thuộc nhiều bình diện khác nhau. Nghiên cứu thi pháp văn học dân gian không chỉ tham khảo những bản chữ viết của các tác phẩm văn học dân gian đã được sưu tầm, ghi chép mà còn cả trong quá trình diễn xướng, lưu truyền bằng cả lời nói.