Đặc thù của lao động báo chí là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Nghề báo là nghề thông tin nhưng thông tin không là độc quyền của nghề báo. Nghề văn, nghề xuất bản, nghề quảng cáo,… cũng mang lại thông tin cho xã hội và những nghề này ít nhiều có quan hệ mật thiết với nghề báo. Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động sáng tạo chuyên nghiệp, nghề báo có những yêu cầu và đặc trưng riêng được quy định bởi mục đích, chức năng, phương tiện, phương thức thông tin của nó: Sáng tạo bằng quan sát trực tiếp; Hoạt động có tính tập thể; Hoạt động có tính chu kỳ (định kỳ); Hoạt động có tính liên tục. Ở góc độ thực tiễn, sáng tạo tác phẩm báo chí là quá trình chuyển hóa những quan sát, ghi chép, nhận thức, tình cảm, lý tưởng, huyết mạch của nhà báo thành những “văn bản” vừa mang nội dung thông tin thời sự vừa có tính thẩm mỹ. Ở góc độ lý luận truyền thông, sáng tạo tác phẩm báo chí thực chất là quá trình sắp xếp, tổ chức các sự kiện, tư liệu thu thập được thành một dạng vật chất cụ thể theo một cấu trúc và hệ thống phương tiện, chất liệu nhất định, chứa đựng thông tin tiềm năng và có giá trị giả định. Đó là quá trình chuyển hóa từ sự kiện bản thể thành sự kiện nhận thức. Ở góc độ tâm lý học, sáng tạo tác phẩm báo chí là một trạng thái tinh thần đặc biệt, phong phú và phức tạp. Ở đó đòi hỏi có sự thống nhất, hài hòa giữa hiện thực khách quan và khát vọng chủ quan; giữa bổn phận nghề nghiệp và sở thích cá nhân; giữa trách nhiệm công dân và nhu cầu biểu hiện bản ngã; giữa những áp lực bên ngoài và những thôi thúc bên trong của nhà báo. Như vậy có thể nói, sáng tạo tác phẩm vừa là bổn phận, trách nhiệm, vừa là nhu cầu nội tại của nhà báo. Ở đó có sự tập trung lý trí và tình cảm của nhà báo để cho ra đời những đứa con tinh thần toàn vẹn nhất. Về quy trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo, so với các hoạt động khác, ở khía cạnh nào đó, có thể nói sáng tạo tác phẩm báo chí là hoạt động vừa có tính cưỡng bách vừa có tính tự do. Một mặt, nhà báo phải tuân thủ kế hoạch của tòa soạn, phải hoàn tất tin bài trong thời gian hạn định để lấp đầy diện tích, thời lượng được phân công hay tự đăng kí trước đó. Mặt khác, không ai buộc anh ta phải viết lúc nào, viết ở đâu và viết như thế nào. Mỗi nhà báo làm việc theo một kiểu riêng, không hề có cẩm nang chung cho tất cả. Mặc dù vậy, các nhà lý luận vẫn khái quát quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo thành các công đoạn điển hình, gồm: Phát hiện, xác định đề tài, chủ đề và thể loại; Thu thập thông tin, dữ liệu; Xử lý thông tin, tài liệu và thể hiện tác phẩm; Lập dàn bài; Sửa chữa, hoàn thiện tác phẩm.
Trả lời
Nghề báo là nghề thông tin nhưng thông tin không là độc quyền của nghề báo. Nghề văn, nghề xuất bản, nghề quảng cáo,… cũng mang lại thông tin cho xã hội và những nghề này ít nhiều có quan hệ mật thiết với nghề báo. Tuy nhiên, với tư cách là một hoạt động sáng tạo chuyên nghiệp, nghề báo có những yêu cầu và đặc trưng riêng được quy định bởi mục đích, chức năng, phương tiện, phương thức thông tin của nó: Sáng tạo bằng quan sát trực tiếp; Hoạt động có tính tập thể; Hoạt động có tính chu kỳ (định kỳ); Hoạt động có tính liên tục. Ở góc độ thực tiễn, sáng tạo tác phẩm báo chí là quá trình chuyển hóa những quan sát, ghi chép, nhận thức, tình cảm, lý tưởng, huyết mạch của nhà báo thành những “văn bản” vừa mang nội dung thông tin thời sự vừa có tính thẩm mỹ. Ở góc độ lý luận truyền thông, sáng tạo tác phẩm báo chí thực chất là quá trình sắp xếp, tổ chức các sự kiện, tư liệu thu thập được thành một dạng vật chất cụ thể theo một cấu trúc và hệ thống phương tiện, chất liệu nhất định, chứa đựng thông tin tiềm năng và có giá trị giả định. Đó là quá trình chuyển hóa từ sự kiện bản thể thành sự kiện nhận thức. Ở góc độ tâm lý học, sáng tạo tác phẩm báo chí là một trạng thái tinh thần đặc biệt, phong phú và phức tạp. Ở đó đòi hỏi có sự thống nhất, hài hòa giữa hiện thực khách quan và khát vọng chủ quan; giữa bổn phận nghề nghiệp và sở thích cá nhân; giữa trách nhiệm công dân và nhu cầu biểu hiện bản ngã; giữa những áp lực bên ngoài và những thôi thúc bên trong của nhà báo. Như vậy có thể nói, sáng tạo tác phẩm vừa là bổn phận, trách nhiệm, vừa là nhu cầu nội tại của nhà báo. Ở đó có sự tập trung lý trí và tình cảm của nhà báo để cho ra đời những đứa con tinh thần toàn vẹn nhất. Về quy trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo, so với các hoạt động khác, ở khía cạnh nào đó, có thể nói sáng tạo tác phẩm báo chí là hoạt động vừa có tính cưỡng bách vừa có tính tự do. Một mặt, nhà báo phải tuân thủ kế hoạch của tòa soạn, phải hoàn tất tin bài trong thời gian hạn định để lấp đầy diện tích, thời lượng được phân công hay tự đăng kí trước đó. Mặt khác, không ai buộc anh ta phải viết lúc nào, viết ở đâu và viết như thế nào. Mỗi nhà báo làm việc theo một kiểu riêng, không hề có cẩm nang chung cho tất cả. Mặc dù vậy, các nhà lý luận vẫn khái quát quá trình sáng tạo tác phẩm của nhà báo thành các công đoạn điển hình, gồm: Phát hiện, xác định đề tài, chủ đề và thể loại; Thu thập thông tin, dữ liệu; Xử lý thông tin, tài liệu và thể hiện tác phẩm; Lập dàn bài; Sửa chữa, hoàn thiện tác phẩm.