Những đặc điểm về ngữ âm của phương ngữ Trung ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

1. Hệ thống thanh điệu Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng. 2. Hệ thống phụ âm đầu - Số lượng: 23 phụ âm. - Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, tr/ (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc. 3. Hệ thống âm cuối Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp] 4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực. - Phương ngữ Thanh Hoá + Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt). + Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc. - Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh + Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng. + Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn. - Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên + Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã. + Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong phương ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.
Trả lời
1. Hệ thống thanh điệu Gồm 5 thanh điệu, khác với hệ thống thanh điệu phương ngữ Bắc cả về số lượng lẫn chất lượng. 2. Hệ thống phụ âm đầu - Số lượng: 23 phụ âm. - Trong số 23 phụ âm trên, hơn phương ngữ Bắc 3 phụ âm uốn lưỡi /ş, z, tr/ (chữ quốc ngữ ghi bằng s, r, tr). Trong nhiều thổ ngữ có 2 phụ âm bật hơi [ph, kh] (giống như chữ viết đã ghi lại) thay cho 2 phụ âm xát /f, χ/ trong phương ngữ Bắc. 3. Hệ thống âm cuối Phụ âm /-ŋ, -k/ có thể kết hợp được với nguyên âm ở cả 3 hàng. Tuy vậy, trong những từ chính trị-xã hội mới xuất hiện gần đây vẫn có các cặp âm cuối [-nh, ch] và [-ngm, kp] 4. Phương ngữ Trung cũng có thể chia thành 3 phương ngữ nhỏ hơn Cơ sở của sự phân chia này là sự khác nhau về thành điệu giữa 3 khu vực. - Phương ngữ Thanh Hoá + Lẫn lộn thanh hỏi với thanh ngã (phát âm không phân biệt). + Các thanh còn lại giống với phương ngữ Bắc. - Phương ngữ vùng Nghệ Tĩnh + Không phân biệt thanh ngã với thanh nặng. + Cả 5 thanh tạo thành một hệ thống thanh điệu khác với phương ngữ Bắc do có độ trầm lớn hơn. - Phương ngữ vùng Bình Trị Thiên + Không phân biệt thanh hỏi và thanh ngã. + Về mặt điệu tính lại giống với thanh điệu Nghệ Tĩnh. Riêng vùng Thừa Thiên-Huế có hệ thống vần và âm cuối giống phương ngữ Nam. Điều này có nguồn gốc lịch sử -xã hội. Vì vậy, do sự pha trộn phương ngữ Trung và phương ngữ Nam trong phương ngữ Thừa Thiên-Huế, nên nó không tiêu biểu cho cả vùng. Tiêu biểu cho phương ngữ Trung là dải phương ngữ từ Nghệ Tĩnh đến sông Bến Hải.