Đặc trưng của nghề dịch sách?

  1. Thấu Ngành Hiểu Nghề

Từ khóa: 

thấu ngành hiểu nghề

1. Tự do về thời gian, địa điểm làm việc

Bạn có thể làm bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào bạn muốn như ở nhà, quán cà phê mà không cần tới cơ quan, công sở, công ty làm việc.

2. Độc lập, tự chủ và khắc kỉ cao

Về cơ bản nghề dịch sách là làm một mình hoặc nhóm nhỏ. Công việc thường chỉ có bản thân rõ nhất và đa phần phải tự mình giải quyết vì vậy nếu không có nghị lực, kỉ luật sẽ khó thành công.

3. Cần nền tảng văn hóa vừa sâu vừa rộng.

Khi dịch bạn cần phải hiểu nội dung mình dịch và biết cách diễn đạt. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng rộng và giỏi về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Thường người dịch sẽ dịch các sách thuộc về lĩnh vực họ có chuyên môn hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

4. Thú vị nhưng bấp bênh

Dịch sách rất thú vị vì bạn được đọc các cuốn sách mới và đem nó tới mọi người. Tuy nhiên ở Việt Nam đa số các nhà sách, công ty xuất bản chỉ trả tiền dịch một lần với số tiền không lớn đủ để nuôi dịch giả. Vì vậy nếu sống thuần túy bằng nghề dịch sách, bạn sẽ rất vất vả. Hiếm có người sống được chỉ bằng nghề này. Tuy nhiên nếu bạn vừa dịch sách vừa dạy học hay làm các nghề khác sử dụng kiến thức của mình và sản phẩm bạn dịch ra như diễn thuyết, giảng dạy, đào tạo....Bạn có thể sống cuộc sống bình thường.

5. Không cần bằng cấp

Về cơ bản dịch sách không cần bằng cấp. Quan trọng là bạn có thể dịch được và tạo dựng được thương hiệu-uy tín với bạn đọc, đơn vị xuất bản.

6. Khắc nghiệt vì sự đào thải

Các nhà xuất bản, công ty có một danh sách rất dài các cộng tác viên vì vậy nếu bạn không có gì xuất sắc, độc đáo, không có một cộng đồng người hâm mộ lớn theo năm tháng, bạn sẽ bị bỏ rơi và đào thải.

7. Không có đoàn thể trợ giúp

Về cơ bản ở VN không có đoàn thể như các hội dịch giả để hỗ trợ nhau trong đàm phán thù lao, trao đổi thông tin và hội thảo nâng cao chuyên môn. Chỉ có các nhóm tự phát và diễn đàn tự do trên mạng.

Trả lời

1. Tự do về thời gian, địa điểm làm việc

Bạn có thể làm bất cứ ở đâu, bất cứ khi nào bạn muốn như ở nhà, quán cà phê mà không cần tới cơ quan, công sở, công ty làm việc.

2. Độc lập, tự chủ và khắc kỉ cao

Về cơ bản nghề dịch sách là làm một mình hoặc nhóm nhỏ. Công việc thường chỉ có bản thân rõ nhất và đa phần phải tự mình giải quyết vì vậy nếu không có nghị lực, kỉ luật sẽ khó thành công.

3. Cần nền tảng văn hóa vừa sâu vừa rộng.

Khi dịch bạn cần phải hiểu nội dung mình dịch và biết cách diễn đạt. Điều này đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng rộng và giỏi về một lĩnh vực cụ thể nào đó. Thường người dịch sẽ dịch các sách thuộc về lĩnh vực họ có chuyên môn hoặc là chuyên gia trong lĩnh vực đó.

4. Thú vị nhưng bấp bênh

Dịch sách rất thú vị vì bạn được đọc các cuốn sách mới và đem nó tới mọi người. Tuy nhiên ở Việt Nam đa số các nhà sách, công ty xuất bản chỉ trả tiền dịch một lần với số tiền không lớn đủ để nuôi dịch giả. Vì vậy nếu sống thuần túy bằng nghề dịch sách, bạn sẽ rất vất vả. Hiếm có người sống được chỉ bằng nghề này. Tuy nhiên nếu bạn vừa dịch sách vừa dạy học hay làm các nghề khác sử dụng kiến thức của mình và sản phẩm bạn dịch ra như diễn thuyết, giảng dạy, đào tạo....Bạn có thể sống cuộc sống bình thường.

5. Không cần bằng cấp

Về cơ bản dịch sách không cần bằng cấp. Quan trọng là bạn có thể dịch được và tạo dựng được thương hiệu-uy tín với bạn đọc, đơn vị xuất bản.

6. Khắc nghiệt vì sự đào thải

Các nhà xuất bản, công ty có một danh sách rất dài các cộng tác viên vì vậy nếu bạn không có gì xuất sắc, độc đáo, không có một cộng đồng người hâm mộ lớn theo năm tháng, bạn sẽ bị bỏ rơi và đào thải.

7. Không có đoàn thể trợ giúp

Về cơ bản ở VN không có đoàn thể như các hội dịch giả để hỗ trợ nhau trong đàm phán thù lao, trao đổi thông tin và hội thảo nâng cao chuyên môn. Chỉ có các nhóm tự phát và diễn đàn tự do trên mạng.

theo như hiểu biết của mình nghề dịch sách có một số đặc trưng:

- đòi hỏi nhiều kĩ năng như: thông thạo ngôn ngữ, các kỹ năng đọc hiểu, diễn đạt, kỹ năng dịch thuật và kỹ năng viết lách,...

- ngoài ra còn phải am hiểu văn hóa: vì mỗi cuốn sách không chỉ truyền tải câu chuyện, thông điệp mà nó còn mang tính chất vùng miền, văn hóa khác nhau. Vì vậy người dịch phải am hiểu nhiều nền văn hóa khác nhau để có thể làm rõ nên cái "hồn" của sách.

Chào bạn, mình đã mời Chuyên gia

Nguyễn Quốc Vương
giải đáp câu hỏi này của bạn, bạn đợi phản hồi nhé.