"Đàn ông cứu cha mẹ, đàn bà cứu con !"?

  1. Tâm lý học

Hãy quan sát thử bức hình dưới đây:

  • Bối cảnh có vẻ là trong một cơn lũ lớn, mọi thứ bị nhấn chìm dưới nước
  • Người đàn ông đang đưa tay cố gắng cứu người cha/mẹ của mình
  • Người vợ thì một tay phải vịn vào cành cây, một tay cứu đứa con của mình và người chồng phía trên
https://cdn.noron.vn/2020/02/13/d3e0e28daa07b41a854fd99cd1cb802c.png

Theo bạn thì bức hình này có tiết lộ một sự khác biệt nào giữa tâm lý đàn ông-phụ nữ không?

Có đúng là đàn ông thường trọng cha mẹ hơn vợ con, trong khi phụ nữ sẽ luôn yêu thương những đứa con của mình hơn mọi thứ?

...hoá ra sau cùng, cả 2 phía đều quên mất là người mình cần yêu thương nhất đáng lẽ phải là vợ/chồng mình?

Từ khóa: 

đàn ông sao hỏa đàn bà sao kim

,

tâm lý giới

,

tâm lý học

Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hi sinh cho con mình. Người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa Cha/Mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn.

Ngược lại người đàn ông này là người rất có hiếu nên anh đã chọn cách cứu Cha/Mẹ mình, anh ấy đã biết rằng "Không có Cha Mẹ thì sẽ không có anh ấy, Cha Mẹ chỉ có một trên đời mà thôi". Vậy nên anh phải chọn cách cứu Cha/Mẹ mình trước.

Mặt khác trong bức hình này còn có hình ảnh người vợ còn sức khoẻ, bám được vào rễ cây cũng chưa hẳn tuyệt vọng, đứa bé được mẹ giơ cao không lo ướt, nên anh ấy không quá lo lắng cho vợ con mình.

=> Bức tranh cũng phản ánh đạo lý rõ rệt: Con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: người sinh ra mình, hoặc người mình sinh ra.

Thật ra, lựa chọn cứu sống ai đó cơ bản là hành động đáng khích lệ, vì ai cũng được quyền sống, mạng sống của ai cũng đáng được trân trọng. Thế nên, lý giải là lý giải, còn về nhân tính, cứu ai gần mình, cứu ai được thì cứ cứu.

Trả lời

Bức tranh cho ta thấy người đàn bà không bao giờ chọn sống cho bản thân mà luôn hi sinh cho con mình. Người phụ nữ thà hi sinh bản thân để cứu lấy con mình. Đó là sự cao cả, là tình yêu của người mẹ. Dù trong tình huống giữa Cha/Mẹ và con thì chắc chắn người phụ nữ vẫn cứu con mình, không phải họ không yêu cha mẹ mình mà họ biết con họ cần họ hơn.

Ngược lại người đàn ông này là người rất có hiếu nên anh đã chọn cách cứu Cha/Mẹ mình, anh ấy đã biết rằng "Không có Cha Mẹ thì sẽ không có anh ấy, Cha Mẹ chỉ có một trên đời mà thôi". Vậy nên anh phải chọn cách cứu Cha/Mẹ mình trước.

Mặt khác trong bức hình này còn có hình ảnh người vợ còn sức khoẻ, bám được vào rễ cây cũng chưa hẳn tuyệt vọng, đứa bé được mẹ giơ cao không lo ướt, nên anh ấy không quá lo lắng cho vợ con mình.

=> Bức tranh cũng phản ánh đạo lý rõ rệt: Con người chỉ nên sống hết mình vì 2 người: người sinh ra mình, hoặc người mình sinh ra.

Thật ra, lựa chọn cứu sống ai đó cơ bản là hành động đáng khích lệ, vì ai cũng được quyền sống, mạng sống của ai cũng đáng được trân trọng. Thế nên, lý giải là lý giải, còn về nhân tính, cứu ai gần mình, cứu ai được thì cứ cứu.

Bức hình nhìn rất lý tưởng👍 trong đầu ai cũng nghỉ vậy.

Thực tế, trong phản ứng nhanh.

Khi gặp hoàn cảnh tương tự anh nào cũng lo cứu vợ là người đầu tiên, người một nữa đời mình, nuôi con mình.

Còn Cha Mẹ? đành lập bàn thờ vậy, Có lẽ.

ý riêng mình nghỉ vậy thôi, còn bạn nghỉ sao?

Nếu đủ thời gian suy nghĩ, cân nhắc, điều như trong hình là đúng nhất rồi.
Đàn ông, họ lý tính, họ sẽ cân nhắc nhiều, với vợ là tình, là nghĩa; với con là sinh mạng diễn sinh; với cha mẹ, là công ơn dưỡng dục, là món nợ sinh mạng. Trong 3, thì rõ ràng, cha mẹ nặng nhất, họ vừa có tình cảm, càng là thiếu nợ cha mẹ. Cân nhắc thế nào thì người suy nghĩ chín chắn nhất, nếu phải lựa chọn thì cũng lựa chọn cha mẹ thôi.
Phụ nữ, là loài cảm tính, họ sẽ làm theo bản năng là chính. Mà bản năng là càng thân thiết với mình thì càng ưu tiên trước. Cha mẹ, dù có công sinh, dưỡng, nhưng ở góc độ con cái thì họ không thể cảm giác sự thân thiết đó bằng con mình đc, bởi đơn giản, đứa con từ cơ thể họ mà ra, gắn kết với họ suốt tận 10 tháng, có sự liên kết "cốt nhục" theo cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Còn chồng, có khi còn chẳng thân thiết đc bằng cha mẹ.