Dân trí có đi liền với ý thức?

  1. Phong cách sống

Sẵn có câu hỏi dân trí Việt Nam có cao hay không, mình hỏi luôn vấn đề này nhé. Bỏ qua chuyện học thức hay dân trí, cứ mặc định là dân trí Việt Nam ở mức ổn. Giờ là chuyện mình muốn hỏi. Mình thấy nhiều người giàu có, tri thức nhưng lại sống không "giàu". Kiểu đang đi đường thấy quăng cả cốc nhựa ra đường hay chạy xe ẩu, đụng trúng người khác (có thật nhé, bạn mình vừa mới gặp tai nạn do xe hơi cán chân, bảo là vô ý). Rồi kiểu đi máy bay lại chen lấn xô đẩy bực cả mình, nói chuyện điện thoại thì to tiếng. Mình nghĩ những người mình vừa kể thuộc hạng tầng lớp trên, nghĩa là vừa giàu vừa có học thức cả.

Dĩ nhiên mình không quơ đũa cả nắm, đây chỉ là thành phần ít và chiếm phần nhỏ. Nhưng vẫn tồn tại :))

Theo bạn, thì dân trí và ý thức có đi đôi với nhau không?

Từ khóa: 

dân trí

,

ý thức

,

học thức

,

phong cách sống

Dân trí có thể hiểu là trình học học vấn của mỗi người, không giới hạn tầng lớp, nghề nghiệp, xuất thân của ai cả nó gắn liền với "Ý thức" của mỗi con người. Vấn đề của chúng ta là làm sao để ngày càng nhiều người dân ý thức được về quyền và trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Khi dân trí của người dân được nâng lên thì nhận thức/Ý thức của họ sẽ được nâng lên về tự do dân chủ, về quyền công dân, về quyền con người, từ đó họ sẽ nâng cao mức độ nhận thức/ý thức quan tâm của mình đối với các vấn đề xã hội xung quanh họ.

Dân trí là trình độ hiểu biết của người dân. Đó là động lực để phát triển xã hội. Nâng cao dân trí là cách tốt nhất để xây dựng một xã hội bền vững, tiết chế được các vấn đề tiêu cực trong xã hội đang diễn ra như hiện nay.

Ngày xưa khi Lý Quang Diệu tách Singapore ra khỏi Malaysia việc đầu tiên là ông làm là xây dựng con người, trang bị giáo dục cho những người Singapore, tiếp đến là xây dựng khung pháp luật, định hướng phát triển một đất nước Singapore giàu mạnh như ngày hôm nay. Dân trí có cao thì nhận thức/ý thức của người dân về quyền và nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, xã hội hay nói một cách to tát là đối với tổ quốc nơi họ sinh ra là thế nào.

Dân trí cao thì át ý thức cao và ngược lại - Dĩ nhiên mình đang loại trừ những nhóm người dùng tri thức cao để trục lợi bản thân, thế giới luôn tồn tại định luật tương đối chứ không có thuyết tuyệt đối.

Ngày xưa Lê Quý Đôn từng trích dẫn lại 01 câu nói có nguồn gốc từ Trung Quốc: 

"Phi nông bất ổn

Phi công bất phú 

Phi thư­ơng bất hoạt

Phi trí bất hư­ng."

Không có tri thức, trí tuệ thì đất nước không h­ưng thịnh đ­ược!

Trân trọng./.

undefined
Trả lời

Dân trí có thể hiểu là trình học học vấn của mỗi người, không giới hạn tầng lớp, nghề nghiệp, xuất thân của ai cả nó gắn liền với "Ý thức" của mỗi con người. Vấn đề của chúng ta là làm sao để ngày càng nhiều người dân ý thức được về quyền và trách nhiệm của họ đối với bản thân, gia đình và xã hội.

Khi dân trí của người dân được nâng lên thì nhận thức/Ý thức của họ sẽ được nâng lên về tự do dân chủ, về quyền công dân, về quyền con người, từ đó họ sẽ nâng cao mức độ nhận thức/ý thức quan tâm của mình đối với các vấn đề xã hội xung quanh họ.

Dân trí là trình độ hiểu biết của người dân. Đó là động lực để phát triển xã hội. Nâng cao dân trí là cách tốt nhất để xây dựng một xã hội bền vững, tiết chế được các vấn đề tiêu cực trong xã hội đang diễn ra như hiện nay.

Ngày xưa khi Lý Quang Diệu tách Singapore ra khỏi Malaysia việc đầu tiên là ông làm là xây dựng con người, trang bị giáo dục cho những người Singapore, tiếp đến là xây dựng khung pháp luật, định hướng phát triển một đất nước Singapore giàu mạnh như ngày hôm nay. Dân trí có cao thì nhận thức/ý thức của người dân về quyền và nghĩa vụ đối với bản thân, gia đình, xã hội hay nói một cách to tát là đối với tổ quốc nơi họ sinh ra là thế nào.

Dân trí cao thì át ý thức cao và ngược lại - Dĩ nhiên mình đang loại trừ những nhóm người dùng tri thức cao để trục lợi bản thân, thế giới luôn tồn tại định luật tương đối chứ không có thuyết tuyệt đối.

Ngày xưa Lê Quý Đôn từng trích dẫn lại 01 câu nói có nguồn gốc từ Trung Quốc: 

"Phi nông bất ổn

Phi công bất phú 

Phi thư­ơng bất hoạt

Phi trí bất hư­ng."

Không có tri thức, trí tuệ thì đất nước không h­ưng thịnh đ­ược!

Trân trọng./.

undefined

Dân trí ko chỉ bao gồm trí tuệ mà còn bao gồm cả ý thức, trách nhiệm, sống có văn hóa. Nói chung dân trí thì có cả ý thức và học vấn. Dân trí cao có nghĩa ý thức cao. Nhưng ý thức cao chưa chắc, nhưng hầu như dân trí cao hoặc sẽ cao. Cũng như giáo dục tốt thì ý thức sẽ tăng vậy.

Còn chỉ HDI, biết chữ với, sống lâu, cũng chỉ là phần định lượng đc của dân trí thôi.