Đảng phái chính trị là gì ? Tiêu chí xác định các đảng chính trị ?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Đảng phái chính trị là một hình thức đặc biệt của tổ chức xã hội. Không nên nhầm lẫn đảng với các hiệp hội, liên đoàn, và các câu lạc bộ xã hội. Một định nghĩa nổi tiếng về đảng chính trị do nhà khoa học chính trị Mỹ Antony Downs viết như sau: "Một đảng chính trị là một nhóm người tìm cách kiểm soát bộ máy cai trị bằng cách giành được các chức vụ dân cử trong một cuộc bầu cử được tổ chức hợp lệ"1. Học giả người Ý, Giovanni Sartori, người đã giảng dạy một thời gian dài tại Đại học Columbia ở New York và là một trong những nhà nghiên cứu về các đảng chính trị nổi tiếng thế giới, đã định nghĩa đảng là: "bất kỳ nhóm chính trị nào được xác định bởi một nhãn hiệu chính thức trình bày tại các cuộc bầu cử, và thông qua bầu cử có khả năng đưa ra các ứng cử viên cho các chức vụ công cộng." Ngay cả khi các định nghĩa này cho thấy một số khác biệt về cách hiểu các đảng chính trị, thì tất cả định nghĩa đều nhấn mạnh rằng sự tham gia vào bầu cử và quan tâm nhằm giành được các chức vụ và nhiệm vụ dân cử là yếu tố quan trọng đặc trưng cho các đảng chính trị. Đảng phải đáp ứng các tiêu chí nhất định mà có thể tóm tắt như dưới đây. • Đảng có thể được hiểu như là các hiệp hội lâu dài của công dân dựa trên việc gia nhập tự do và một chương trình hành động, và mong mỏi chiếm được, thông qua con đường bầu cử, các chức vụ ra quyết định về chính trị của quốc gia với ê-kíp các nhà lãnh đạo của mình, nhằm hiện thực hóa các đề xuất để giải quyết các vấn đề nổi bật. Phương thức bầu cử ngụ ý sự cạnh tranh của ít nhất là hai đảng. • Đảng nỗ lực gây ảnh hưởng lên sự hình thành các quan điểm chính trị và nhằm mục đích để có một tác động chính trị nói chung. Ảnh hưởng tích cực của việc nêu quan điểm chính trị là nhằm vào một giai đoạn dài hơn cũng như một khu vực rộng lớn hơn và không nên tập trung vào một cấp địa phương hoặc một vấn đề duy nhất. • Đảng là một hiệp hội của các công dân có tư cách đảng viên, và phải có một số lượng đảng viên tối thiểu, sao cho độ nghiêm túc của các mục tiêu và triển vọng thành công là rõ ràng. • Đảng phải thể hiện ý chí để liên tục tham gia làm đại diện chính trị của nhân dân trong các cuộc bầu cử. Đảng, do đó, khác biệt với những đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ và các sáng kiến khác mà không muốn có bất kỳ trách nhiệm chính trị nào đối với các bộ phận xã hội lớn hơn mà chỉ cố gắng để tạo ảnh hưởng có chọn lọc, và không tham gia vào các cuộc bầu cử. • Đảng phải có một tổ chức độc lập và thường trực; nó không được hình thành chỉ để phục vụ cho một cuộc bầu cử và không còn tồn tại sau đó. • Đảng phải sẵn sàng để xuất hiện trước công chúng. • Đảng không nhất thiết cần phải giành chiến thắng một ghế trong quốc hội, nhưng nó phải thực hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí khác. 1. 2. Tiêu chí xác định các đảng chính trị Đảng không chỉ phấn đấu để tham gia vào sự hình thành các quan điểm chính trị. Đảng cũng khao khát được tham gia làm đại diện của người dân trong Quốc hội. Điều này khiến các đange phải tham gia bầu cử. Đóng góp chính trị cũng như "sức nặng" chính trị của một đảng gắn chặt với các cuộc bầu cử. Ý muốn của cử tri có tầm quan trọng đáng kể đối với các đảng. Điển hình cho các đảng là "tinh thần chiến đấu" của họ, là sự sẵn sàng cho hành động chính trị và đối đầu chính trị và nguyện vọng của họ được tiếp quản và giữ quyền lãnh đạo. Cạnh tranh giữa các đảng là công cụ để đạt được quyền lực chính trị và toàn bộ tổ chức của một đảng cuối cùng nhằm phục vụ mục đích này. Chỉ có những đảng tham gia thành công trong cuộc thi này mới có thể có được cương vị đại diện chính trị. Đây cũng là sự kích thích chính để tham gia vào các hoạt động đảng phái và khiến cho đảng đặc biệt hấp dẫn một khi đảng là một phần của một chính phủ. Ngay cả vai trò đối lập ít hấp dẫn cũng tao nên các yếu tố thú vị khiến người ta tham gia tích cực. Đảng phái chính trị luôn là trung tâm của các cuộc tranh luận và thảo luận về cải cách chính trị và thay đổi chính trị. Phần lớn những người quan tâm về chính trị sẽ tìm thấy một đảng phản ánh nhận thức của chính mình, cho dù đó là đảng của chính phủ đang cầm quyền hay đảng đối lập. Các đảng đối lập thực hiện một chức năng quan trọng trong một hệ thống dân chủ với tư cách là một "cơ quan giám sát" về chính sách của chính phủ và như là một sự thay thế chính trị trong tương lai. Đối lập có thể được coi là khủng khiếp, nhưng nó là điều cần thiết cho sự hoạt động của nền dân chủ. Trái với các nhóm lợi ích, một đảng mong muốn thể hiện bản thân mình trên tất cả các vấn đề liên quan đến chính phủ. Người ta hy vọng các đảng đề xuất các quan điểm về chính sách đối nội và đối ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, và các chính sách về thanh thiếu niên và dân sự, vv .Để đáp ứng các yêu cầu này, mỗi đảng phải có một chương trình hành động, trong đó lập trường cơ bản của đảng trong các lĩnh vực khác nhau được duy trì. Hơn nữa, người ta kỳ vọng một đảng có tổ chức nhất quán.
Trả lời
Đảng phái chính trị là một hình thức đặc biệt của tổ chức xã hội. Không nên nhầm lẫn đảng với các hiệp hội, liên đoàn, và các câu lạc bộ xã hội. Một định nghĩa nổi tiếng về đảng chính trị do nhà khoa học chính trị Mỹ Antony Downs viết như sau: "Một đảng chính trị là một nhóm người tìm cách kiểm soát bộ máy cai trị bằng cách giành được các chức vụ dân cử trong một cuộc bầu cử được tổ chức hợp lệ"1. Học giả người Ý, Giovanni Sartori, người đã giảng dạy một thời gian dài tại Đại học Columbia ở New York và là một trong những nhà nghiên cứu về các đảng chính trị nổi tiếng thế giới, đã định nghĩa đảng là: "bất kỳ nhóm chính trị nào được xác định bởi một nhãn hiệu chính thức trình bày tại các cuộc bầu cử, và thông qua bầu cử có khả năng đưa ra các ứng cử viên cho các chức vụ công cộng." Ngay cả khi các định nghĩa này cho thấy một số khác biệt về cách hiểu các đảng chính trị, thì tất cả định nghĩa đều nhấn mạnh rằng sự tham gia vào bầu cử và quan tâm nhằm giành được các chức vụ và nhiệm vụ dân cử là yếu tố quan trọng đặc trưng cho các đảng chính trị. Đảng phải đáp ứng các tiêu chí nhất định mà có thể tóm tắt như dưới đây. • Đảng có thể được hiểu như là các hiệp hội lâu dài của công dân dựa trên việc gia nhập tự do và một chương trình hành động, và mong mỏi chiếm được, thông qua con đường bầu cử, các chức vụ ra quyết định về chính trị của quốc gia với ê-kíp các nhà lãnh đạo của mình, nhằm hiện thực hóa các đề xuất để giải quyết các vấn đề nổi bật. Phương thức bầu cử ngụ ý sự cạnh tranh của ít nhất là hai đảng. • Đảng nỗ lực gây ảnh hưởng lên sự hình thành các quan điểm chính trị và nhằm mục đích để có một tác động chính trị nói chung. Ảnh hưởng tích cực của việc nêu quan điểm chính trị là nhằm vào một giai đoạn dài hơn cũng như một khu vực rộng lớn hơn và không nên tập trung vào một cấp địa phương hoặc một vấn đề duy nhất. • Đảng là một hiệp hội của các công dân có tư cách đảng viên, và phải có một số lượng đảng viên tối thiểu, sao cho độ nghiêm túc của các mục tiêu và triển vọng thành công là rõ ràng. • Đảng phải thể hiện ý chí để liên tục tham gia làm đại diện chính trị của nhân dân trong các cuộc bầu cử. Đảng, do đó, khác biệt với những đoàn thể, các tổ chức phi chính phủ và các sáng kiến khác mà không muốn có bất kỳ trách nhiệm chính trị nào đối với các bộ phận xã hội lớn hơn mà chỉ cố gắng để tạo ảnh hưởng có chọn lọc, và không tham gia vào các cuộc bầu cử. • Đảng phải có một tổ chức độc lập và thường trực; nó không được hình thành chỉ để phục vụ cho một cuộc bầu cử và không còn tồn tại sau đó. • Đảng phải sẵn sàng để xuất hiện trước công chúng. • Đảng không nhất thiết cần phải giành chiến thắng một ghế trong quốc hội, nhưng nó phải thực hiện đầy đủ tất cả các tiêu chí khác. 1. 2. Tiêu chí xác định các đảng chính trị Đảng không chỉ phấn đấu để tham gia vào sự hình thành các quan điểm chính trị. Đảng cũng khao khát được tham gia làm đại diện của người dân trong Quốc hội. Điều này khiến các đange phải tham gia bầu cử. Đóng góp chính trị cũng như "sức nặng" chính trị của một đảng gắn chặt với các cuộc bầu cử. Ý muốn của cử tri có tầm quan trọng đáng kể đối với các đảng. Điển hình cho các đảng là "tinh thần chiến đấu" của họ, là sự sẵn sàng cho hành động chính trị và đối đầu chính trị và nguyện vọng của họ được tiếp quản và giữ quyền lãnh đạo. Cạnh tranh giữa các đảng là công cụ để đạt được quyền lực chính trị và toàn bộ tổ chức của một đảng cuối cùng nhằm phục vụ mục đích này. Chỉ có những đảng tham gia thành công trong cuộc thi này mới có thể có được cương vị đại diện chính trị. Đây cũng là sự kích thích chính để tham gia vào các hoạt động đảng phái và khiến cho đảng đặc biệt hấp dẫn một khi đảng là một phần của một chính phủ. Ngay cả vai trò đối lập ít hấp dẫn cũng tao nên các yếu tố thú vị khiến người ta tham gia tích cực. Đảng phái chính trị luôn là trung tâm của các cuộc tranh luận và thảo luận về cải cách chính trị và thay đổi chính trị. Phần lớn những người quan tâm về chính trị sẽ tìm thấy một đảng phản ánh nhận thức của chính mình, cho dù đó là đảng của chính phủ đang cầm quyền hay đảng đối lập. Các đảng đối lập thực hiện một chức năng quan trọng trong một hệ thống dân chủ với tư cách là một "cơ quan giám sát" về chính sách của chính phủ và như là một sự thay thế chính trị trong tương lai. Đối lập có thể được coi là khủng khiếp, nhưng nó là điều cần thiết cho sự hoạt động của nền dân chủ. Trái với các nhóm lợi ích, một đảng mong muốn thể hiện bản thân mình trên tất cả các vấn đề liên quan đến chính phủ. Người ta hy vọng các đảng đề xuất các quan điểm về chính sách đối nội và đối ngoại, các chính sách kinh tế và xã hội, và các chính sách về thanh thiếu niên và dân sự, vv .Để đáp ứng các yêu cầu này, mỗi đảng phải có một chương trình hành động, trong đó lập trường cơ bản của đảng trong các lĩnh vực khác nhau được duy trì. Hơn nữa, người ta kỳ vọng một đảng có tổ chức nhất quán.