Đánh giá giá trị lý luận thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

Tư tưởng của Hồ Chí Minh (HCM) về văn hóa có thể được xem như là tư tưởng Việt Nam hiện đại với những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Người đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Tư tưởng HCM về mặt lý luận là những luận điểm vô cùng có ý nghĩa và sâu sắc. Người nhấn mạnh phải phát huy vai trò của văn hóa, đem văn hóa soi đường cho quốc dân đi, xây dựng đời sống văn hóa mới. Trong chiến lược phát triển xã hội, Người đề cập tới phát triển kinh tế, xây dựng nền chính trị dân chủ, chấn hưng giáo dục. Để chấn hưng dân tộc, dùng văn hóa để sửa chữa thói phù hoa xa xỉ, đẩy lùi quan liêu, lãng phí, tham ô, giáo dục văn hóa hướng vào giáo dục cán bộ đảng viên, đào tạo công chức... làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái. Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một xã hội văn hóa cao, con người có tri thức, học vấn, có đạo đức và sức khỏe, xứng đáng là người làm chủ, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các thuần phong, mỹ tục... đưa những giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội. Về mặt thực tiễn chứng minh rằng những luận điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế rất sâu sắc. Đánh giá cao tư tưởng và những đóng góp của Hồ Chí Minh, Nghị quyết của UNESCO tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn có đoạn: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng”. Nói tóm lại, tư tưởng HCM có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với không chỉ Việt Nam mà còn với quốc tế. Là một hệ thống các quan điểm toàn diện. Có nắm được các giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng HCM mới hiểu thấu được đường lối cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần học tập và phát huy tư tưởng của Người.
Trả lời
Tư tưởng của Hồ Chí Minh (HCM) về văn hóa có thể được xem như là tư tưởng Việt Nam hiện đại với những giá trị lý luận và giá trị thực tiễn sâu sắc. Người đã sớm nhận thấy vai trò và sức mạnh của văn hóa, đã sớm đưa văn hóa vào chiến lược phát triển của đất nước. Tư tưởng HCM về mặt lý luận là những luận điểm vô cùng có ý nghĩa và sâu sắc. Người nhấn mạnh phải phát huy vai trò của văn hóa, đem văn hóa soi đường cho quốc dân đi, xây dựng đời sống văn hóa mới. Trong chiến lược phát triển xã hội, Người đề cập tới phát triển kinh tế, xây dựng nền chính trị dân chủ, chấn hưng giáo dục. Để chấn hưng dân tộc, dùng văn hóa để sửa chữa thói phù hoa xa xỉ, đẩy lùi quan liêu, lãng phí, tham ô, giáo dục văn hóa hướng vào giáo dục cán bộ đảng viên, đào tạo công chức... làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái. Xã hội chủ nghĩa Việt Nam trở thành một xã hội văn hóa cao, con người có tri thức, học vấn, có đạo đức và sức khỏe, xứng đáng là người làm chủ, có cuộc sống ấm no, tự do và hạnh phúc. Ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã đề nghị Chính phủ bắt tay ngay vào công cuộc xây dựng một nền văn hóa mới ở Việt Nam bằng việc phát động phong trào bình dân học vụ, diệt giặc dốt, nâng cao dân trí và xây dựng đời sống mới, xây dựng và phát triển các thuần phong, mỹ tục... đưa những giá trị văn hóa đi sâu vào quần chúng, coi nó như một sức mạnh vật chất, một động lực, một mục tiêu, một hệ điều tiết xã hội trong quá trình phát triển. Đây là một quan điểm hoàn toàn mới mẻ, điều mà mãi đến những năm 80 của thế kỷ XX, UNESCO mới tổng kết và coi đó như một quy luật phát triển của xã hội. Về mặt thực tiễn chứng minh rằng những luận điểm đó không chỉ có ý nghĩa với Việt Nam mà còn có ý nghĩa quốc tế rất sâu sắc. Đánh giá cao tư tưởng và những đóng góp của Hồ Chí Minh, Nghị quyết của UNESCO tôn vinh Người là Anh hùng giải phóng dân tộc và nhà văn hóa lớn có đoạn: “Những tư tưởng của Người là hiện thân của những khát vọng của các dân tộc trong việc khẳng định bản sắc văn hoá của mình và tiêu biểu cho việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau”. Công cuộc đổi mới, xây dựng CNXH ở nước ta hiện nay thực sự là cuộc hành trình đến những giá trị văn hóa đích thực nhất. Bởi lẽ, CNXH chính là biểu trưng giá trị cao đẹp nhất, sáng tạo nhất mà dân tộc Việt Nam có thể xem là một chủ thể xứng đáng. Tuy nhiên, hành trình đến CNXH không là con đường bằng phẳng trơn tru. Thực tiễn đang có nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó xu hướng toàn cầu hóa với việc mở cửa, hội nhập đang đòi hỏi mỗi dân tộc cần thiết phải khẳng định bản lĩnh của mình. Trong tất cả những sức mạnh cần khẳng định, sức mạnh văn hóa cần thiết phải đặt vào vị trí hàng đầu, vì “văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là tầm cao, chiều sâu về trình độ phát triển của dân tộc, kết tinh những giá trị tốt đẹp nhất trong quan hệ giữa người với người, người với xã hội, với thiên nhiên. Văn hóa là động lực, mục tiêu của sự nghiệp cách mạng”. Nói tóm lại, tư tưởng HCM có ý nghĩa và vai trò vô cùng to lớn đối với không chỉ Việt Nam mà còn với quốc tế. Là một hệ thống các quan điểm toàn diện. Có nắm được các giá trị lý luận và thực tiễn của tư tưởng HCM mới hiểu thấu được đường lối cách mạng Việt Nam. Chúng ta cần học tập và phát huy tư tưởng của Người.