Đạo Trung Dung là gì?

  1. Kiến thức chung

Từ khóa: 

kiến thức chung

“Trung dung” là một từ ghép đẳng lập, cho nên trung và dung cần tách ra để hiểu. - Thế nào là trung trong “trung dung”? Tử Tư đã nói rất rõ ràng: “Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra, gọi là “trung”, biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ mức độ, thì gọi là “hoà””. Nghĩa là, khi không mang theo tư tưởng tình cảm của cá nhân mà nhìn nhận vấn đề và làm việc thì đều là trung. Khi mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân để nhìn nhận vấn đề và làm việc nhưng ở mức độ phù hợp thì chính là hòa. Vậy thì khi không mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân thì là trạng thái thế nào? Lấy cái gì làm tiêu chuẩn đo lường? Đương nhiên là lấy Thiên đạo làm tiêu chuẩn, lấy giáo hóa của Thần làm tiêu chuẩn. Điểm này ngay trong phần mở đầu của sách “Trung Dung” đã chỉ ra rất rõ rồi: “Mệnh trời gọi là tính, phát triển thuận theo tính gọi là đạo, tu dưỡng theo đạo gọi là giáo. Đạo là cái không thể rời xa dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể rời xa được thì cũng không còn là đạo. Bởi thế quân tử đặc biệt cảnh giác thận trọng ở chỗ người ta không nhìn thấy, lo lắng sợ hãi ở chỗ người ta không nghe thấy. Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân tướng hơn những việc nhỏ bé. Cho nên người quân tử đặc biệt thận trọng khi chỉ có một mình mình vậy.”
Trả lời
“Trung dung” là một từ ghép đẳng lập, cho nên trung và dung cần tách ra để hiểu. - Thế nào là trung trong “trung dung”? Tử Tư đã nói rất rõ ràng: “Mừng, giận, buồn, vui khi chưa biểu hiện ra, gọi là “trung”, biểu hiện ra mà phù hợp với quy củ mức độ, thì gọi là “hoà””. Nghĩa là, khi không mang theo tư tưởng tình cảm của cá nhân mà nhìn nhận vấn đề và làm việc thì đều là trung. Khi mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân để nhìn nhận vấn đề và làm việc nhưng ở mức độ phù hợp thì chính là hòa. Vậy thì khi không mang theo tư tưởng tình cảm cá nhân thì là trạng thái thế nào? Lấy cái gì làm tiêu chuẩn đo lường? Đương nhiên là lấy Thiên đạo làm tiêu chuẩn, lấy giáo hóa của Thần làm tiêu chuẩn. Điểm này ngay trong phần mở đầu của sách “Trung Dung” đã chỉ ra rất rõ rồi: “Mệnh trời gọi là tính, phát triển thuận theo tính gọi là đạo, tu dưỡng theo đạo gọi là giáo. Đạo là cái không thể rời xa dù chỉ trong chốc lát, nếu có thể rời xa được thì cũng không còn là đạo. Bởi thế quân tử đặc biệt cảnh giác thận trọng ở chỗ người ta không nhìn thấy, lo lắng sợ hãi ở chỗ người ta không nghe thấy. Chẳng có gì rõ hơn vật che giấu, chẳng có gì làm hiển lộ chân tướng hơn những việc nhỏ bé. Cho nên người quân tử đặc biệt thận trọng khi chỉ có một mình mình vậy.”