Đặt điện thoại xuống nào!

  1. Văn hóa

daria-shevtsova-57340-unsplash


Ba hôm trước, tôi có đi vào một quán cafe để ngồi làm việc và đọc sách. 

Một không gian có vẻ không được yên tĩnh cho lắm vì nó khá đông người, mặc dù nó nằm ở trong một ngõ nhỏ.

Khi đã chọn cho mình một chỗ ngồi ổn định, tôi lướt nhìn xung quanh và thực sự giật mình. Cảnh một vài nhóm người ngồi trò chuyện với nhau, nhưng trên tay họ vẫn cứ nhìn chằm chằm vào chiếc điện thoại. Đáng buồn hơn nữa là có những đôi nam nữ, khi đến đó cũng không rời mắt khỏi cái màn hình của họ.

Chuyện gì đang xảy ra vậy? Họ đang làm cái gì vậy? Họ đang gặp mặt trực tiếp, những người bạn xung quanh đang trò chuyện với họ cơ mà? Nếu bận họ có thể không đến, nhưng đã gặp nhau có thể bớt sống ảo đi được không?

Quan điểm cá nhân của tôi rằng nếu họ có thực sự cần thiết dùng đến điện thoại lúc đang nói chuyện, kể cả là ngồi với ai đi nữa, cũng lên lịch sự xin phép, hoặc đi ra ngoài để sử dụng. Nếu không, điều đó chỉ nói lên một điều rằng bạn khá là bất lịch sự, thiếu tôn trọng người đối diện, và thiếu tôn trọng chính bản thân mình.

Bạn thử tưởng tượng, câu chuyện bạn đang định kể với người bạn học của mình lâu ngày chưa gặp, bạn rất hào hứng để bắt đầu, nhưng người bạn đó thì rút chiếc điện thoại ra và lướt, lướt, trả lời và hỏi lại bạn một cách cho có, và chả thèm nhìn về phía bạn? Bạn nên xem lại tình bạn hoặc mối quan hệ giữa hai người.

Tôi thực sự khá dị ứng với những người như vậy, kể cả là bạn bè thân quen hay mới gặp đi chăng nữa. Nếu thân quen tôi sẽ thẳng thắn mà nói, kể cả là mất lòng nhau. Còn xa lạ mới gặp nhau thì cũng không nên kết giao làm gì, tốn thời gian của nhau, mới gặp mà đã không tôn trọng nhau rồi. Chúng ta không có nhiều thời gian để gặp những người như vậy.

Bạn có biết rằng trung bình mỗi người dùng 4 năm cuộc đời để nhìn xuống màn hình điện thoại? Có hay ho gì lắm không? Chính sự kết nối mà những chiếc điện thoại đó lại khiến chúng ta mất kết nối. Chúng ta ngồi cạnh nhau mà chỉ chăm chăm đi vào cái thế giới ảo kia để muốn kết nối.

Thực tế chút đi. Ngưng sống ảo lại.

rawpixel-649910-unsplash



Tôi hy vọng bạn đặt chiếc điện thoại xuống, tham gia vào những khoảnh khắc trong hiện tại, trước mắt bạn. Bạn có quyền lựa chọn. Nhưng hãy tin tôi đi, tôi nhìn thấy một thế giới mà chúng ta sẽ cười khi pin yếu. Vì điều đó có nghĩa là ta sẽ được gần hơn với tình người.

@buihuycuong

Từ khóa: 

richard bùi

,

bùi huy cường

,

văn hóa

Mình có một người bạn, bạn ý luôn không mở điện thoại bất cứ khi nào gặp người khác như là đi với bạn bè hay gia đình. Cũng chính vì vậy mà thành ra hành tung của bạn ý thường được tiết lộ thông qua thời gian online. Cứ hễ bạn bè thấy bạn ý off 2 tiếng hoặc như nào đấy là biết ngay bạn ý đang đi gặp ai đó :))

Trả lời

Mình có một người bạn, bạn ý luôn không mở điện thoại bất cứ khi nào gặp người khác như là đi với bạn bè hay gia đình. Cũng chính vì vậy mà thành ra hành tung của bạn ý thường được tiết lộ thông qua thời gian online. Cứ hễ bạn bè thấy bạn ý off 2 tiếng hoặc như nào đấy là biết ngay bạn ý đang đi gặp ai đó :))

À khi mà chúng mình còn lên viết và cmt với nhau như thế này, xong lại ngóng ngóng hóng hóng xem bao nhiêu lượt view và cmt ấy thì còn lâu mới thấy được thế giới chúng ta cười khi pin yếu, có lẽ lúc đó chúng ta đã cùng cười trong trại thương điên chăng. Cũng có rất nhiều ng ko thích dùng đth, điều ta có thể làm là kết nối cộng đồng ấy với nhau để có thêm thời gian sống thực với nhau hơn thôi chứ còn pin yếu giờ luôn có sạc dự phòng :)

Câu "tôi nhìn thấy một thế giới mà chúng ta sẽ cười khi pin yếu" hay quá <3

Bạn ơi, gen Z (cách gọi những người sinh năm 1996 trở đi) thì internet hay những chiếc smartphone đã là một phần của cuộc sống của họ rồi. Việc làm việc của bạn có liên quan đến những vật dụng hiện đại như laptop, điện thoại và kết nối internet không? Bạn có thể sợ hãi nhưng bạn cũng chính là một phần như thế trong một khoảnh khắc nào đó.

Mình không nghĩ việc vừa nói chuyện chốc chốc xem điện thoại là có vấn đề. Mình cũng không thấy việc đi cafe nhưng mỗi người chăm chăm dt là có vấn đề. Đó là cách giao tiếp của họ. Thà họ còn chịu đi cafe, tốn tiền gọi li cafe 50k, tốn tiền xăng tới, tốn thời gian ở quán cafe chỉ để ngồi chung với những người bạn đủ thấy họ thực sự có để tâm đến những người bạn của mình rồi. 

Mình chỉ thấy tác hại của việc xem điện thoại nhiều là có thể ảnh hưởng tâm lí (một báo cáo chứng minh lướt MXH nhiều sẽ khiến con người stress, tự ti...) và ảnh hưởng mắt, có thể ảnh hưởng cân nặng vì ít vận động. 

Việc kết nối bằng cách nào đi nữa thì cũng có ý nghĩa. Nói kết nối online, mọi thứ đều "giả tạo" thì cực đoan quá. Đồng ý là kết nối trực tiếp tốt hơn nhưng không có nghĩa kết nối online là không tốt.