Đâu là tiềm năng của ngành bán lẻ xa xỉ trong Metaverse?

  1. Công nghệ thông tin

  2. Marketing

  3. Kinh doanh và Khởi nghiệp

Từ khóa: 

metaverse

,

bán lẻ

,

ngành bán lẻ

,

nft

,

công nghệ thông tin

,

marketing

,

kinh doanh và khởi nghiệp

Nói thật thì việc NFT ngày càng nổi lên trong ngành công nghiệp thời trang là sự thật hiển nhiên chắc chắn xảy ra rồi. Bởi công nghệ tân tiến này cho phép các công ty thời trang thu thập dữ liệu về bản chất sản phẩm cũng như tìm hiểu đặc tính của người tiêu dùng.

Và cho đến nay, công nghệ này đã có tác động sâu sắc lên ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn thấy chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm.

Hiện nay, các thương hiệu thời trang đặt mục tiêu mở rộng chi phí hoạt động, nâng mức độ nhận diện, và hơn hết làm nổi bật bản sắc thương hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận.

Thực chất, xu hướng này dự đoán NFT không chỉ phát triển hơn, mà chắc chắn sẽ tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng trong năm 2022. “Cơ hội biến Metaverse thành hiện thực mang đến giá trị doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ USD và có thể cạnh tranh với các công ty web 2.0 trị giá 15.000 tỷ USD hiện nay”, theo Fortune Magazine.

Thị trường thời trang phải chuẩn bị cho điều tất yếu này. Việc xâm nhập vào thế giới ảo không những là mỏ vàng cho các thương hiệu lớn và nhỏ, mà đó còn là nỗ lực để tạo sự kết nối với khách hàng gen Z.

Theo bà AnneMarie Hayek, người sáng lập và Chủ tịch Công ty tư vấn văn hóa Global Mosaic, gen Z đang mở ra một cuộc cách mạng về danh tính và trong kỷ nguyên của những cư dân kỹ thuật số này, cầu nối đầu tiên với danh tính của họ chính là thông qua những bộ trang phục ảo.

Vì lẽ đó, không có triển vọng công nghệ tiêu dùng nào thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận và đầu tư hơn ngay bây giờ so với metaverse.

Hiếm có tuần nào trôi qua mà không có ít nhất một, thậm chí là nhiều thông tin, về việc các nhãn hàng xa xỉ đầu tư vào “thế giới ảo”.

Tại Tuần lễ thời trang New York, Jonathan Simkhai – nhà thiết kế đầu tiên ra mắt bộ sưu tập Thu – Đông 2022, đã sử dụng công nghệ Metaverse cho phép người dùng tạo hình đại diện cho chính họ và có cuộc sống thứ hai trong thế giới ảo.

Trong khi Gucci đã mua không gian số trên trang video-gaming của Hong Kong – The Sandbox, và đang lên kế hoạch để mang đến “trải nghiệm bước vào thế giới ảo”.

Theo Vogue, Metaverse và NFT là tương lai của làng mốt toàn cầu, kỳ vọng làm tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng. Còn các nhà phân tích tại Morgan Stanley thì cho rằng thị trường hàng xa xỉ ảo có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2030.

Cuối cùng, các chuyên gia đều có niềm tin trang phục ảo là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến cho ngành công nghiệp thời trang bị trì trệ hơn một năm qua cũng như vấn đề chung về tính bền vững trong thời trang. Ý tưởng về NFT và Metaverse giúp cho ngành thời trang thu về lợi nhuận mà không cần đến bất kỳ sản phẩm vật lý nào.

Trả lời

Nói thật thì việc NFT ngày càng nổi lên trong ngành công nghiệp thời trang là sự thật hiển nhiên chắc chắn xảy ra rồi. Bởi công nghệ tân tiến này cho phép các công ty thời trang thu thập dữ liệu về bản chất sản phẩm cũng như tìm hiểu đặc tính của người tiêu dùng.

Và cho đến nay, công nghệ này đã có tác động sâu sắc lên ngành công nghiệp thời trang toàn cầu. Tuy nhiên, tất cả những gì bạn thấy chỉ mới là bề nổi của tảng băng chìm.

Hiện nay, các thương hiệu thời trang đặt mục tiêu mở rộng chi phí hoạt động, nâng mức độ nhận diện, và hơn hết làm nổi bật bản sắc thương hiệu nhằm gia tăng lợi nhuận.

Thực chất, xu hướng này dự đoán NFT không chỉ phát triển hơn, mà chắc chắn sẽ tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng trong năm 2022. “Cơ hội biến Metaverse thành hiện thực mang đến giá trị doanh thu hàng năm hơn 1.000 tỷ USD và có thể cạnh tranh với các công ty web 2.0 trị giá 15.000 tỷ USD hiện nay”, theo Fortune Magazine.

Thị trường thời trang phải chuẩn bị cho điều tất yếu này. Việc xâm nhập vào thế giới ảo không những là mỏ vàng cho các thương hiệu lớn và nhỏ, mà đó còn là nỗ lực để tạo sự kết nối với khách hàng gen Z.

Theo bà AnneMarie Hayek, người sáng lập và Chủ tịch Công ty tư vấn văn hóa Global Mosaic, gen Z đang mở ra một cuộc cách mạng về danh tính và trong kỷ nguyên của những cư dân kỹ thuật số này, cầu nối đầu tiên với danh tính của họ chính là thông qua những bộ trang phục ảo.

Vì lẽ đó, không có triển vọng công nghệ tiêu dùng nào thúc đẩy nhiều cuộc thảo luận và đầu tư hơn ngay bây giờ so với metaverse.

Hiếm có tuần nào trôi qua mà không có ít nhất một, thậm chí là nhiều thông tin, về việc các nhãn hàng xa xỉ đầu tư vào “thế giới ảo”.

Tại Tuần lễ thời trang New York, Jonathan Simkhai – nhà thiết kế đầu tiên ra mắt bộ sưu tập Thu – Đông 2022, đã sử dụng công nghệ Metaverse cho phép người dùng tạo hình đại diện cho chính họ và có cuộc sống thứ hai trong thế giới ảo.

Trong khi Gucci đã mua không gian số trên trang video-gaming của Hong Kong – The Sandbox, và đang lên kế hoạch để mang đến “trải nghiệm bước vào thế giới ảo”.

Theo Vogue, Metaverse và NFT là tương lai của làng mốt toàn cầu, kỳ vọng làm tăng giá trị từ sức mua của người tiêu dùng. Còn các nhà phân tích tại Morgan Stanley thì cho rằng thị trường hàng xa xỉ ảo có thể đạt 50 tỷ USD vào năm 2030.

Cuối cùng, các chuyên gia đều có niềm tin trang phục ảo là giải pháp cho cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng khiến cho ngành công nghiệp thời trang bị trì trệ hơn một năm qua cũng như vấn đề chung về tính bền vững trong thời trang. Ý tưởng về NFT và Metaverse giúp cho ngành thời trang thu về lợi nhuận mà không cần đến bất kỳ sản phẩm vật lý nào.