[DEBATE GAME] Trầm cảm ngày càng trẻ hoá, do GenZ chịu áp lực kém hay do sự khốc liệt của xã hội 4.0?

  1. Tâm lý học

Vào năm 2000, tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm tại Việt Nam là 2,47% dân số, thế nhưng theo nghiên cứu năm 2022 của viện sức khỏe tâm thần có khoảng 30% dân số Việt Nam mắc các bệnh rối loạn tâm thần, trong đó trầm cảm chiếm 25%. Theo thống kê của bệnh viện tâm thần trung ương thì trong số 5.000 người có biểu hiện bất bình thường đến khám thì có đến 30% là học sinh, sinh viên, con số đó đã và đang tiếp tục gia tăng không ngừng nghỉ.

Những con số nêu trên cho ta thấy được rằng bệnh trầm cảm đang dần trở thành một trong những vấn đề đáng lo ngại nhất hiện nay, và nguy hại hơn nữa khi nạn nhân của căn bệnh sống ngầm trong cơ thể ấy chính là thế hệ trẻ. Hệ quả cao nhất mà trầm cảm để lại là tự tử khi trầm cảm chiếm tới 75% nguyên nhân của các vụ tự tử tại Việt Nam.

Để ngăn chặn kịp thời vấn đề cấp bách này, trước hết ta cần phải tìm ra được nguyên nhân sâu xa và gốc rễ của vấn đề - do đâu mà số người mắc bệnh trầm cảm gia tăng liên tục ở thế hệ học sinh, sinh viên? Do xã hội đang đè nặng lên vai thế hệ trẻ quá nhiều trọng trách, hay Gen Z mang trong mình “sức đề kháng quá yếu” để có thể chống chọi lại những điều bình thường và cấp thiết của xã hội?

-------

Luật chơi của series DEBATE GAME có tại câu hỏi:

Từ khóa: 

genz

,

ap_luc

,

tram_cam

,

debate_game

,

tâm lý học

Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, theo đó là sự mở rộng hơn bao giờ hết về nhận thức và các mối quan hệ.

Và tư duy thượng đẳng thế hệ luôn tồn tại, các thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt hơn thế hệ sau.

Tư duy thế hệ từ trước đến nay luôn bao quát kiểu người già và người trẻ, và thường người ta luôn cho rằng người già đại diện cho kinh nghiệm, thông thái, lão thành. Ngược lại người trẻ đại diện cho xốc nổi, cần vâng lời người lớn tuổi, cần học hỏi nhiều hơn. Vì thế người già luôn mang theo một "con mắt" đánh giá với người trẻ.

Những sự kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau sẽ quyết định đến tầm nhìn tư duy và triết lý sống khác nhau. Những sự kiện họ tham gia trong lịch sử sẽ khiến họ có ảo tưởng rằng: Ngay tại thời điểm đó, họ là khổ nhất, và bây giờ, sau khi sống sót qua họ thấy rằng, những sự kiện ghi vào sử sách họ có thể sống sót, vậy những người trẻ bây giờ hở một chút là áp lực thì chắc chắn là do chúng yếu đuối. Mỗi thế hệ luôn gặp phải những tình huống khủng hoảng khác nhau.

Những người chiến thắng qua số phận dùng con mắt của kẻ chiến thắng nhìn những đứa trẻ gục ngã trước cuộc sống. Đừng dùng tiêu chuẩn khủng hoảng của thế hệ này để đánh giá thế kia, đừng nghĩ rằng thế hệ này phải trải qua khủng hoảng như thế hệ trước.

Ví dụ thế hệ 1960-1970, khó khăn đương nhiên là chiến tranh đói nghèo, nhưng cho đến khi thời điểm họ trưởng thành tham gia vào lao động tầm 1980-1990 thì đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định phát triển, thêm vào đó là đổi mới kinh tế 1986 dẫn đến thị trường mới cần nhiều nhu cầu lao động, những người ở thế hệ này phần lớn chỉ cần học giỏi, chăm chỉ theo khuôn mẫu là có thể kiếm được tiền và ổn định. Đây là giai đoạn ít cạnh tranh nhất. Nhưng thế hệ 00 sau này, lúc họ trưởng thành đã bước vào giai đoạn bão hòa nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động nâng cao, vì thế áp lực của các thế hệ sau về con đường thành công càng khó khăn trắc trở hơn các thế hệ trước.

Chính vì những người trong giai đoạn 60-70 ảnh hưởng từ môi trường dẫn đến tư duy thành công của họ khá đơn giản: học giỏi, chăm chỉ, làm việc cần mẫn là có được thành công. Sự chi phối của tam quan khiến họ không thấu hiểu được áp lực của những người trẻ tuổi về vấn đề thành công của bây giờ, sự cạnh tranh, kì vọng của xã hội với thế hệ 00 sau này.

Và ở thế hệ đó, tính bình quân chủ nghĩa đã giảm áp lực giai cấp cho các thế hệ đi trước, nghèo tất cả cùng nghèo, vất vả tất cả cùng vất vả, ảnh hưởng chiến tranh tất cả đều có... Đúng là có khó khăn, nhưng những khó khăn này không làm mất cân bằng trong lòng xã hội, có nghĩa là những năm đó khó khăn ấy như là một điều tự nhiên, một mức sống "hiển nhiên", một kẻ thù "bên ngoài" vòng xã hội, tất cả mọi người đều có cùng suy nghĩ như nhau, nó không tạo nên sự bất lực và thua thiệt, sự tự ti ở trẻ. Và hiện nay, cấu trúc xã hội đã được hình thành, sự phân chia giàu nghèo, mức sống được rõ ràng đã đào sâu sự bất lực thua thiệt của những đứa trẻ cùng thế hệ. 

Vì thế áp lực thế hệ này sẽ vô cùng khác với áp lực thế hệ trước.

Trả lời

Cuộc sống ngày càng phát triển hơn, theo đó là sự mở rộng hơn bao giờ hết về nhận thức và các mối quan hệ.

Và tư duy thượng đẳng thế hệ luôn tồn tại, các thế hệ luôn hình dung rằng mình khôn ngoan hơn thế hệ trước và sáng suốt hơn thế hệ sau.

Tư duy thế hệ từ trước đến nay luôn bao quát kiểu người già và người trẻ, và thường người ta luôn cho rằng người già đại diện cho kinh nghiệm, thông thái, lão thành. Ngược lại người trẻ đại diện cho xốc nổi, cần vâng lời người lớn tuổi, cần học hỏi nhiều hơn. Vì thế người già luôn mang theo một "con mắt" đánh giá với người trẻ.

Những sự kiện lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội khác nhau sẽ quyết định đến tầm nhìn tư duy và triết lý sống khác nhau. Những sự kiện họ tham gia trong lịch sử sẽ khiến họ có ảo tưởng rằng: Ngay tại thời điểm đó, họ là khổ nhất, và bây giờ, sau khi sống sót qua họ thấy rằng, những sự kiện ghi vào sử sách họ có thể sống sót, vậy những người trẻ bây giờ hở một chút là áp lực thì chắc chắn là do chúng yếu đuối. Mỗi thế hệ luôn gặp phải những tình huống khủng hoảng khác nhau.

Những người chiến thắng qua số phận dùng con mắt của kẻ chiến thắng nhìn những đứa trẻ gục ngã trước cuộc sống. Đừng dùng tiêu chuẩn khủng hoảng của thế hệ này để đánh giá thế kia, đừng nghĩ rằng thế hệ này phải trải qua khủng hoảng như thế hệ trước.

Ví dụ thế hệ 1960-1970, khó khăn đương nhiên là chiến tranh đói nghèo, nhưng cho đến khi thời điểm họ trưởng thành tham gia vào lao động tầm 1980-1990 thì đất nước đã bước vào giai đoạn ổn định phát triển, thêm vào đó là đổi mới kinh tế 1986 dẫn đến thị trường mới cần nhiều nhu cầu lao động, những người ở thế hệ này phần lớn chỉ cần học giỏi, chăm chỉ theo khuôn mẫu là có thể kiếm được tiền và ổn định. Đây là giai đoạn ít cạnh tranh nhất. Nhưng thế hệ 00 sau này, lúc họ trưởng thành đã bước vào giai đoạn bão hòa nguồn lao động, chất lượng nguồn lao động nâng cao, vì thế áp lực của các thế hệ sau về con đường thành công càng khó khăn trắc trở hơn các thế hệ trước.

Chính vì những người trong giai đoạn 60-70 ảnh hưởng từ môi trường dẫn đến tư duy thành công của họ khá đơn giản: học giỏi, chăm chỉ, làm việc cần mẫn là có được thành công. Sự chi phối của tam quan khiến họ không thấu hiểu được áp lực của những người trẻ tuổi về vấn đề thành công của bây giờ, sự cạnh tranh, kì vọng của xã hội với thế hệ 00 sau này.

Và ở thế hệ đó, tính bình quân chủ nghĩa đã giảm áp lực giai cấp cho các thế hệ đi trước, nghèo tất cả cùng nghèo, vất vả tất cả cùng vất vả, ảnh hưởng chiến tranh tất cả đều có... Đúng là có khó khăn, nhưng những khó khăn này không làm mất cân bằng trong lòng xã hội, có nghĩa là những năm đó khó khăn ấy như là một điều tự nhiên, một mức sống "hiển nhiên", một kẻ thù "bên ngoài" vòng xã hội, tất cả mọi người đều có cùng suy nghĩ như nhau, nó không tạo nên sự bất lực và thua thiệt, sự tự ti ở trẻ. Và hiện nay, cấu trúc xã hội đã được hình thành, sự phân chia giàu nghèo, mức sống được rõ ràng đã đào sâu sự bất lực thua thiệt của những đứa trẻ cùng thế hệ. 

Vì thế áp lực thế hệ này sẽ vô cùng khác với áp lực thế hệ trước.

Thực ra theo mình thì không chỉ có GenZ bị trầm cảm đâu mà rất nhiều người cũng mắc phải căn bệnh này. Phân tích theo nguyên do chung thì là do áp lực đè nặng của xã hội như trong thời buổi hiện nay thì thất nghiệp nhiều hay luôn phải đau đầu kiếm miếng cơm manh áo... Mọi thứ khiến ta cảm giác mệt mỏi, cảm giác như mình đang gồng gánh thế giới dẫn đến suy nghĩ tiêu cực và mắc bệnh trầm cảm.

Còn về GenZ thì có lẽ vấn đề này phổ biến hơn cả. Bệnh trầm cảm của các bạn trẻ bây giờ như một "xu hướng". Như bạn nói để ngăn chặn vấn đề này thì cần tìm được nguyên nhân sâu xa và gốc rễ của nó. Theo mình trong xã hội công nghiệp hóa hiện nay đối với các học sinh, sinh viên hay bậc phụ huynh thì việc học là ưu tiên hàng đầu. Ta không chỉ xác định học để thi mà còn là nền tảng để mai này chắp cánh ra ngoài đời. Chính vì vậy đã rất nhiều bố mẹ đầu tư cho con học ngay từ rất nhỏ. Điều đó khiến việc lịch học quá dày đặc không còn chỗ trống cho thời gian nghỉ ngơi, vui chơi, thư giãn. Và do vậy nên dẫn tới căng thẳng, cảm giác bị gò bò. Hay phần lớn nữa là áp lực thi cử. Chúng ta đều biết mỗi năm có hàng nghìn thí sinh đăng ký dự thi nhưng thành phần trượt cũng rất nhiều. Yếu tố này cũng "góp phần" không nhỏ trong công cuộc của bệnh trầm cảm.

Ngoài những yếu tố chính ấy thì còn có một phần thuộc về gia đình, xã hội. Hầu như giai đoạn trầm cảm rơi nhiều nhất vào các em học sinh đang trong giai đoạn phát triển tâm lý. Trong giai đoạn ấy phải chịu nhiều áp lực hay tổn thương tâm lý, tình cảm gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển về tâm lý dẫn tới trầm cảm.

Mình nghĩ còn một lý do nữa là lối sống thiếu lành mạnh của 1 số bạn GenZ. Ví dụ như thức khuya hay uống rượu bia, hút thuốc lá sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe giảm sút và liên lụy tới kết quả học tập. Cơ thể mệt mỏi thì bộ não sẽ thấy uể oải và nếu tình trạng này kéo dài cũng sẽ gây ra bệnh trầm cảm.

Có lẽ còn 1 lí do nữa mà mình thấy đa số các bạn học sinh, sinh viên thời nay dễ vấp phải. Như đã nói ở trên thì bây giờ chuyện thi cử rất áp lực và đè nặng. Những vấp ngã về các thành tích không được như kỳ vọng cũng khiến ta mệt mỏi, tiêu cực hơn. Cũng có thể là do việc yêu đương quá sớm dẫn tới thất tình và tâm trạng không tốt. 

Đặc biệt là vấn đề bạo lực học đường ngày nay. Bạo lực bây giờ có rất nhiều hình thức, không cứ nhất thiết là phải đánh đập nhau. Có thể là bạo lực tinh thần thông qua việc nói xấu trên lớp hay bạo lực ngôn từ trên mạng xã hội rồi bằng các hành vi cụ thể. Điều này ảnh hưởng vô cùng lớn đến tâm lý của các bạn khiến họ sợ hãi, lo lắng, ám ảnh khi tới trường, phải tìm cách chịu đựng, đối phó với lũ bạn. Lâu dần cứ thế lại bị trầm cảm. 

Nói tóm lại trầm cảm ở GenZ có rất nhiều nguyên do và các hệ lụy nó kéo theo sau này cũng không hề tốt. Thậm chí có những trường hợp đã tự sát. Cần ngăn chặn căn bệnh này càng sớm càng tốt. 

https://cdn.noron.vn/2022/06/14/48613217878133542-1655195708.png

Cuộc sống áp lực vì sự so sánh, kỳ vọng. Vì người ta có cái này mà mình không có.

Tôi từng đi nhiều nước trên thế giới. Ở vùng đất Châu Phi nghèo khó thiếu thốn nhất, tôi lại thấy người ta có vẻ ung dung tự tại, hạnh phúc nhất!!!

Cuộc sống hiện đại cho chúng ta cơ hội để kết nối, giao lưu mạnh mẽ hơn thời trước rất nhiều. Mọi người tranh nhau chia sẻ, tô vẽ bản thân, và vô tình tạo áp lực lên những người khác.

Một cô gái hơi xấu trong luỹ tre làng ngày xưa sẽ ít mặc cảm vì trong làng cô, ai cũng đen và xấu vì lam lũ. Ngày nay cô gái ấy sẽ cảm thấy tuyệt vọng vì follow hàng tá người đẹp trên mạng.

 

 

Cám ơn bạn #Lê Hương Mai đã mời mình trả lời câu hỏi này. Thật sự nó hơi khó với mình vì mình không có nhiều dữ liệu cũng như trải nghiệm thực tế vấn đề trầm cảm của các em gen Z. Tuy nhiên, với góc nhìn của một người thuộc thế hệ Millennial bị trầm cảm gần hai mươi năm và đã khỏi bệnh hoàn toàn thì mình có thể chia sẻ một chút quan điểm chủ quan của bản thân. Hy vọng sẽ có thêm một chút giá trị tham khảo cho mọi người. 

Mình tin rằng người có ảnh hưởng nhiều nhất đến chúng ta chính là cha mẹ mình. Bằng cách này hay cách khác, ngoài mang trong cơ thể vật chất gen di truyền của họ thì chúng ta luôn có xu hướng phát triển theo cái hướng bị tác động bởi họ. Suốt những năm đầu đời chúng ta sống dựa vào cha mẹ, và hiếm khi có đứa trẻ nào được là chính nó khi vẫn còn sống chung với cha mẹ, đặc biệt là sau giai đoạn dậy thì nhiều sóng gió nữa. Trầm cảm đa số đều bắt nguồn từ hai mẫu số chung là thiếu kết nối lành mạnh và đánh mất giá trị bản thân. Nếu bạn có một người thân thiết tin cậy luôn chia sẻ được mọi điều trên thế giới này và bạn hiểu ưu khuyết điểm của bản thân, hiếm khi so sánh với ai và luôn trân trọng được những gì mình đang có thì bạn sẽ khó mà bị trầm cảm lắm. 

Nhưng đâu phải đứa con nào cũng ngoan và cha mẹ nào cũng tâm lý. Và cũng đâu phải đứa trẻ nào cũng có đủ cha đủ mẹ trên đời để hy vọng. Còn xã hội thì vẫn thiếu nhiều nguồn lực để tác động đến vấn đề giáo dục cách làm phụ huynh đúng đắn. Một bạn đồng nghiệp có lần nói mình: "Nuôi nó ăn thì không có khổ, mà khổ nhất là dạy nó, mệt!" Đời mình thân mình còn chưa nên chuyện nay lại gánh vác thêm việc dạy dỗ một con người. Quả là khó tưởng tượng nỗi cho đến khi thật sự nhúng chân vào. Nên mình thấy rất hoan nghênh những chương trình ý nghĩa như chuỗi radio mới nhất của thầy Minh Niệm là Dìu Con Vào Đời hỗ trợ nâng cao nhận thức của các bậc làm cha mẹ. 

Có lẽ các em ấy cũng như mình ngày còn nhỏ, chỉ thầm ao ước cha mẹ hãy cho mình được tự do sống là chính mình, chứ không phải mang vác trên vai những trách nhiệm học thật giỏi, kiếm thật nhiều tiền làm nở mày nở mặt cha mẹ với bà con họ hàng bạn bè dòng tộc. Xin đừng áp đặt con phải sống thế nào, vì cách con học nhanh nhất chính là nhìn vào cách sống của cha mẹ. Xin hãy lắng nghe và đừng phán xét điều gì như các em là những tên tội đồ. Hãy là người bạn tin cậy để các em nương tựa vào và được thương yêu. 

Tại sao em chọn cái chết? Vì với em, cha em, mẹ em là người em yêu thương nhất, là những người em muốn thấy họ hạnh phúc nhất. Nhưng nay vì em mà họ ăn không ngon, ngủ không yên, họ thất vọng, bẽ bàng, xấu hổ. Em chọn cái chết vì em thấy mình là gánh nặng của cha mẹ hoặc chỉ là, em đã không có đủ tình yêu thương để dũng cảm hơn. 

Cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia, mình xin phép tổng kết lại chủ đề Debate tuần này ạ:

1. Giải thưởng 100 coin cho câu trả lời Mai ấn Tượng nhất

 

2. Giải thưởng 70 coin cho câu trả lời nhiều Cảm ơn nhất (42 Trái tim) 

 3. Giải thưởng 50 coin cho câu trả lời nhiều Cảm ơn thứ hai (36 Trái tim)
 
Hy vọng mọi người sẽ tiếp tục ủng hộ series Deabate Game của Mai hàng tuần!!!!
Trầm cảm thực sự là một vấn đề nghiêm trọng trong xã hội ngày nay cần mọi người quan tâm nhiều hơn. Căn bệnh này đang khiến cho rất nhiều người (kể cả già lẫn trẻ) chết dần chết mòn từng ngày. 
Bỏ qua những yếu tố liên quan đến tâm lý con người như nhạy cảm, yếu đuối...Vì đó vốn là những cảm xúc sẵn có trong mỗi con người, chỉ khác nhau ở người ít người nhiều. Tôi tin rằng nguyên nhân thực sự khiến trầm cảm gia tăng là do sự kỳ vọng của xã hội. Khi xã hội càng phát triển, thì kỳ vọng càng tăng lên. Con người ta cũng vì thế mà phải lao theo những chuẩn mực của xã hội để làm hài lòng những kỳ vọng đó. Dần dần khiến bản thân họ mệt mỏi đến hao mòn. 
Những kỳ vọng lớn cùng những áp lực dồn nén là thứ khiến nhiều người cảm thấy khó vượt qua được. Do đó mà giới trẻ luôn ủng hộ việc thể hiện bản thân và đi ngược lại số đông. Đó giống như một tâm lý phản kháng trước thời cuộc. 
Dù sao chăng nữa, khi đã sinh ra ở thời đại khắc nhiệt như vậy, thứ chúng ta phải làm đó là buộc phải đối mặt và chấp nhận. 

Nhìn những con số thống kê trong câu hỏi của bạn thật sự mình cũng khá ngạc nhiên. Mình chỉ ấn tượng là ngày càng có nhiều người trẻ đặt câu hỏi về vấn đề tinh thần trên Noron cho thấy nhiều vấn đề không ổn với GenZ hiện nay. Thời trẻ của bọn mình và các anh chị trước bọn mình khá bình an, đơn thuần và không có nhiều suy nghĩ trăn trở hay gánh nặng trong tâm trí như vậy. Thật sự rất chia sẻ với các bạn trẻ bây giờ và mong muốn có thể dùng kinh nghiệm sống của bản thân để giúp các bạn nhiều nhất có thể. 

Vấn đề này cũng tương tự một câu hỏi mình từng trả lời trên Noron nên xin được repost lại phần trả lời của mình. Mình nghĩ các bệnh tâm lý tăng do hai nguyên nhân chính là môi trường sống và ý thức của con người.

Về môi trường sống thì càng ngày càng đô thị hóa, nhất là ở thành phố. Các gia đình quen lối sống co cụm, không gần gũi với thiên nhiên, không lao động hàng ngày, ít tập thể dục, có điều kiện hơn để được ăn ngon và nhiều. Mỗi người lại bị vây quanh bởi các thiết bị điện từ như điện thoại, máy tính, TV và vô vàn cám dỗ làm cho tâm bị nhiễu động.

Về ý thức con người thì do suy thoái về đạo đức và ý chí rèn luyện bị kém đi nên người ta mất định vị cho bản thân mình và dần bị mất khả năng tự chủ trong hành động, mất khả năng tương tác trong các mối quan hệ như những người bình thường khác.

Chính vì vậy tại một số quốc gia trên thế giới trào lưu chữa lành đang phát triển mạnh mẽ. Đơn giản và dễ thực hiện nhất là nối đất và kết nối với thiên nhiên để chữa lành. Ngoài ra một số hội nhóm còn phát triển để bổ phố rủ nhau về rừng hay biển sống, dạy và thực hành thiền định, chia sẻ tài liệu về tâm lý, tâm linh.

Nói về tìm hiểu nguyên nhân và gốc rễ của các bệnh trầm cảm thì khá phức tạp và tùy thuộc vào hoàn cảnh riêng của từng người. Nên mình nghĩ tốt hơn là các bạn trẻ nên có giáo dục thường thức về vấn đề này, và phải có định hướng nhất định để tìm hiểu, tự giải quyết vấn đề của mình kết hợp với sự giúp đỡ từ bên ngoài. Trong Phật giáo ứng dụng có bài tập đưa Tứ diệu đế để giải quyết những vấn đề trăn trở trong cuộc sống. Các bạn có thể tham khảo kiến thức của bậc giác ngộ đã chỉ ra cho chính mình. Phần lý thuyết tham khảo mình để trong video gửi kèm. 

Mình nghĩ những con số tăng trưởng này không nhất thiết thể hiện một sự gia tăng trầm cảm của dân số và trẻ hoá của trầm cảm, tuy nhiên mình không phủ nhận rằng xã hội đang có những vấn đề của nó và những vấn đề về trầm cảm không chỉ ở riêng Gen Z mà có thể xảy đến với bất kì nhóm đổi tượng nào trong xã hội.

Nhiều khi việc gán mác GenZ với sự trẻ hoá trầm cảm và "sức đề kháng quá yếu" làm giảm sức đề kháng của các bạn trẻ với những khó khăn trong cuộc sống, mà trong một đời người chúng ta phải đối diện với rất nhiều những giai đoạn khó khăn như vậy. Việc trầm trọng hoá một vấn đề có thể làm nhiều người có suy nghĩ của một nạn nhân, và điều đó càng khiến họ rơi vào vòng luẩn quẩn và khó để có động lực tìm sự giúp đỡ từ bên ngoài.

Mình viết ở đây mang thông điệp là chúng ta có thể bình thường hoá những khó khăn và rối loạn tâm thần hơn như là một phần của cuộc sống, để mọi người không ngại chia sẻ và trao đổi tìm cách giúp đỡ bản thân và những người xung quanh nhé!

“Cơ thể con người không được sinh ra để sống trong môi trường hậu công nghiệp hiện đại.

Não bộ từ thời kỳ đồ đá của chúng ta không được lập trình để sống một cuộc-sống-thế-kỷ-XXI nghèo nàn, ít vận động, thích ở trong nhà, thiếu ngủ, cách ly xã hội và có nhịp độ điên cuồng”

Trầm cảm có liên quan đến môi trường sống của chúng ta. Chính xác hơn là lối sống của chúng ta. Mặc dù trầm cảm có thể liên quan đến gen hoặc những biến cố không thể chữa lành trong quá khứ, nhưng lối sống là thứ tác động mạnh mẽ đến tình trạng sức khỏe tinh thần của người mắc chứng trầm cảm.

Càng ngày chúng ta càng hạn chế vận động hơn, thời gian ở trong nhà cũng kéo dài hơn bởi nhiều lý do. Tuy nhiên, ở nhà nhiều hơn không có nghĩa là cuộc sống trở nên nhàn nhã hơn. Mọi người thường làm gì khi ở nhà? Câu trả lời thuộc về các thiết bị công nghệ.

Tiện ích của các thiết bị công nghệ ngày càng cao thì thời gian con người hiện đại dành cho chúng càng nhiều. Thời gian dành cho các hoạt động trên thế giới ảo càng nhiều, thì con người ta lại càng thiếu ngủ, ngại tương tác trực tiếp, mất kết nối xã hội. Không ít người lạm dụng công nghệ để làm việc, học tập, giải trí một cách thiếu điều độ.

Đây là quan điểm của mình, mình trích từ bài review sách "Phương pháp điều trị trầm cảm":

Chưa nói đến Gen Z, thể hệ chuyển giao như mình cũng đang khốn đốn với những áp lực cuộc sống. 

Mình sinh năm 93, tức là tính ra là đội giao giữa 8x và gen Z ( theo 1 số định nghĩa), cơ mà dù hiện tại những gì mình có cơ bản đã là ước mơ của nhiều người: 1 công việc ổn định và thăng tiến đều theo năm tháng, 1 mức lương dù dưới mức trung bình của giới lao động nhưng đủ để ăn chơi và tiết kiệm, 1 ngôi nhà sắp hoàn thiện nhưng áp lực về cuộc sống, công việc, tình yêu, hôn nhân và tỷ thứ thật là đau đầu nhiều lúc chỉ muốn đặt dấu chấm hết cho tất cả