Dâng sao có giải được hạn hay không?

  1. Tâm linh

Từ khóa: 

dang_sao

,

giai_han

,

tâm linh

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ quan niệm mỗi năm, con người sẽ ứng với một sao chủ trong 9 ngôi sao cửu diệu. Cuộc đời con người phải trải qua các sao Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, Thủy Diệu. Hình thức dâng sao hay đúng hơn là nâng sao theo quan niệm để thay đổi số mệnh của mình. Mình nghĩ đây chỉ là một hình thức trấn an tinh thần, giải hạn đầu năm mới và cũng theo các nhà khoa học và Phật giáo thì điều này đang bị biến tướng và cần phải bác bỏ 

Trả lời

Có nguồn gốc từ Trung Quốc, xuất phát từ quan niệm mỗi năm, con người sẽ ứng với một sao chủ trong 9 ngôi sao cửu diệu. Cuộc đời con người phải trải qua các sao Thái Dương, Thái Âm, Mộc Đức, Kế Đô, La Hầu, Thái Bạch, Thổ Tú, Vân Hán, Thủy Diệu. Hình thức dâng sao hay đúng hơn là nâng sao theo quan niệm để thay đổi số mệnh của mình. Mình nghĩ đây chỉ là một hình thức trấn an tinh thần, giải hạn đầu năm mới và cũng theo các nhà khoa học và Phật giáo thì điều này đang bị biến tướng và cần phải bác bỏ 

Theo Thượng tọa Thích Nhật Từ, người Trung Hoa quan niệm, vận hạn của con người được quản lý bởi 28 vì sao chiếu mạng. Từ quan niệm như vậy, dẫn đến tình trạng phải cung kính, cầu mong các thần sao gia hộ, ngăn họa và ban phúc vào mỗi dịp đầu năm.

"Thực tế hạnh phúc hay khổ đau, thành công hay thất bại và mỗi cảnh huống mà chúng ta gặp trong đời đều do luật nhân quả chi phối và quyết định, không có ngôi sao nào giải được việc này. Con người muốn chuyển họa thì phải gieo nhân tích đức và làm các việc nhân văn. Khi làm được nhiều việc phúc lành, thì những họa cũ sẽ tan biến, còn bản thân việc cúng sao không có giá trị gì mà chỉ chìm sâu vào mê tín và sợ hãi” - Thượng tọa Thích Nhật Từ nói.

Phó Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam chia sẻ thêm thông tin, việc cúng dâng sao giải hạn chỉ là hoạt động trấn an tâm lý, phản Phật giáo, phản khoa học, phản nhân quả và không phải là giải pháp để thoát khổ.