Đồ gốm thời Nguyễn chỉ toàn "made in China"?

  1. Văn hóa

Hôm qua mình vừa đọc được bài blog nói về nghệ thuật gốm của Việt Nam.


Đọc xong mình cảm thấy rất nể phục sự sáng tạo của người Việt, từ đất, từ cát người ta vẫn có thể biến chúng thành những tác phẩm nghệ thuật, mang đậm đà hồn dân tộc, còn mãi với thời gian…


Đồ gốm đã xuất hiện từ khoảng 2 nghìn năm trước công nguyên ở lưu vực sông Hồng dưới hình thức vuốt trên bàn xoay, đất sét mịn, khắc hoa văn tinh tế.

Đời Lý, Trần, từ thế kỷ 14 có gốm phủ men trắng, men ngọc, nét khắc duyên dáng, với một quan niệm mỹ thuật tự tin và độc lập.

Qua đến thời Hậu Lê - Trịnh, thế kỷ 16 - 18, chúng ta bắt đầu có men rạn, hơi dày và mịn màng như đá trắng, là một trong những thứ men đẹp nhất.

Tuy nhiên, đến thời Nguyễn vua chúa ra lệnh hoàng thành chỉ được dùng gốm sứ men lam được đặt làm từ những lò gốm bên Tàu.

Nhiều người lầm tưởng men lam Huế làm ở Huế, thật ra nó chỉ có nghĩa là gốm hoàng gia, làm ở Tàu.( trích bài viết). Mình không hiểu lắm ở giai đoạn này. Chẳng lẽ triều Nguyễn chỉ có thể dùng hàng “made in China” mà không có nổi đặc trưng cho giai đoạn mình sao?

Từ khóa: 

gốm sứ

,

triều nguyễn

,

đồ gốm

,

gốm sứ việt nam

,

văn hóa

Cần phải làm rõ thế này đồ sứ ký kiểu là những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân, đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa, nhưng đưa về Việt Nam sử dụng. Những đồ sứ này tuy made in China, nhưng nó buộc phải design theo yêu cầu của khách hàng Việt Nam từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, vân vân. Đó cũng là tiêu chuẩn để nhận diện và phân biệt đồ sứ ký kiểu với đồ sứ Trung Hoa.

Hình trang trí trên ĐSKK miêu tả các địa danh Việt Nam như: chợ Thuận Hóa, chùa Thiên Mụ, đầm Hà Trung, núi Thúy Vân,...

Thơ văn trên đó viết bằng chữ Nôm, hoặc viết bằng chữ Hán nhưng tác giả là người Việt như chúa Nguyễn chẳng hạn. Hiệu đề ghi trên đồ sứ ký kiểu mang niên hiệu các vị vua Việt Nam như: Hồng Đức, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định…

Hình trang trí trên đó không theo khuôn mẫu Tàu mà theo phong cách Việt, được thể hiện trên các chất liệu khác như đồng, vải, giấy... từ Lê tới Nguyễn.

Sau cùng, những đồ sứ này được chế tác riêng cho người Việt nên sản phẩm làm ra được bán hết sang Việt Nam, không lưu hành trên thị trường nước Tàu đương thời.

Trả lời

Cần phải làm rõ thế này đồ sứ ký kiểu là những đồ sứ do người Việt Nam, gồm cả vua, quan và thường dân, đặt làm tại các lò gốm sứ Trung Hoa, nhưng đưa về Việt Nam sử dụng. Những đồ sứ này tuy made in China, nhưng nó buộc phải design theo yêu cầu của khách hàng Việt Nam từ kiểu dáng, màu sắc, hoa văn trang trí, vân vân. Đó cũng là tiêu chuẩn để nhận diện và phân biệt đồ sứ ký kiểu với đồ sứ Trung Hoa.

Hình trang trí trên ĐSKK miêu tả các địa danh Việt Nam như: chợ Thuận Hóa, chùa Thiên Mụ, đầm Hà Trung, núi Thúy Vân,...

Thơ văn trên đó viết bằng chữ Nôm, hoặc viết bằng chữ Hán nhưng tác giả là người Việt như chúa Nguyễn chẳng hạn. Hiệu đề ghi trên đồ sứ ký kiểu mang niên hiệu các vị vua Việt Nam như: Hồng Đức, Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định…

Hình trang trí trên đó không theo khuôn mẫu Tàu mà theo phong cách Việt, được thể hiện trên các chất liệu khác như đồng, vải, giấy... từ Lê tới Nguyễn.

Sau cùng, những đồ sứ này được chế tác riêng cho người Việt nên sản phẩm làm ra được bán hết sang Việt Nam, không lưu hành trên thị trường nước Tàu đương thời.

Có thể cho em hỏi về sự khác nhau của chữ nôm và chữ hán không ạ. Em cảm ơn