Độ ta không độ nàng?

  1. Âm nhạc

Bối cảnh câu chuyện của bài hát "Độ ta không độ nàng":

#Dotakhongdonang

Trước kia có một quận chúa, nhà của nàng nằm ở gần một ngôi chùa. Khi còn bé nàng thường theo cha đến chùa lễ phật, từ đó nàng đã quen biết được một vị tiểu hòa thượng thường ngồi gõ mõ tụng kinh trong chùa.

Mỗi ngày, nàng đều đến chơi với vị tiểu hòa thượng đó, còn đem theo đồ ăn ngon cho chàng. Tiểu hòa thượng tay cầm mõ, dáng vẻ rất ngại ngùng và cẩn thận dè dặt. Khi nàng cười nói vui vẻ thì chàng mỉm cười lắng nghe.

Thứ mà tiểu hòa thượng thích ăn nhất là kẹo hồ lô, tuy chàng chưa từng nói về điều đó, nhưng mỗi lần đến chơi với chàng, quận chúa đều mang cho chàng một xiên kẹo hồ lô.

6 năm trôi qua, tiểu hòa thượng tu vi càng ngày càng cao, nàng cũng ngày càng xinh đẹp. Một ngày nọ, cha của nàng đến tìm sư phụ của tiểu hòa thượng với nét mặt đầy lo lắng. Còn nàng thì tỏ vẻ phản đối, không cười, không gây sự.

Tiểu hòa thượng không hiểu rõ sự tình ra sao, nàng bèn hỏi: "Chàng có thích ta không?". Tiểu hòa thượng không đáp lại nàng.

Nàng nói: "Ta hiểu rồi". Lúc đó cha của nàng trở ra, dự dịnh dẫn nàng đi. Nàng một mực không đi, nhất quyết ở lại bên tiểu hòa thượng. Tiểu hòa thượng lại nói rằng: " Nam nữ thụ thụ bất thân, mời quận chúa về cho". Nàng bèn hét lê với chàng rằng: "Ta thích chàng". Nhưng tiểu hòa thượng lại quay lưng lại với nàng rồi bước về phòng.

Sau đó, nàng không còn đến chùa chơi nữa. Ngày thứ hai, ngày thứ ba, ngày thứ tư.. trôi qua, cũng vẫn không thấy bóng dáng của nàng. Còn tiểu hòa thượng tu vi ngày càng cao.

Một ngày nọ, khi tiểu hòa thượng dự định sẽ truyền bá phật pháp thì nghe được tin dữ - quận chúa đã mất. Nàng mặc bộ váy xuất giá đỏ, treo cổ mà chết.

Thì ra trước đó có một vị hoàng tử tâm địa xấu xa đã nhắm trúng nàng, muốn cưỡng hôn ép nàng làm thiếp. Nhưng nàng không bằng lòng, cha của nàng cũng vì hạnh phúc của nàng, đã cầu xin sư phụ của chàng thương xót mà thành toàn cho hạnh phúc của con gái. Thế nhưng sư phụ của chàng lại nói chàng là hiện thân sống của Phật, không thể để chàng vì chuyện nữ nhi tình trường mà tử bỏ tiền đồ.

Đêm trước ngày thành thân, vị hoàng tử kia đã uống say rồi tìm đến phòng nàng, muốn cùng nàng động phòng trước, đã cưỡng ép chiếm đoạt sự trong trắng của nàng.

Nhìn thi thể nàng trong bộ váy xuất giá, đầu đeo khăn voan đỏ, tiểu hòa thượng nói: "Nếu Phật đã không độ nàng, vậy thì ta sẽ biến thành ma quỷ để bảo vệ cho nàng".

Ngày hôm sau, tiểu hòa thượng tìm đến tên hoàng tử đã bức chết nàng, một kiếm chém đứt yết hầu.

-

Sưu tầm.

Từ khóa: 

âm nhạc

E cứ thắc mắc ko hiểu vụ "Độ ta không độ nàng?" gây bão ầm ầm mấy bữa nay là sao. Giờ thì đã hiểu bối cảnh câu chuyện! Cảm ơn a đã chia sẻ! Một câu chuyện cảm động, tuy hơi buồn. :-)

Buồn ở đây vừa là buồn cho quận chúa nọ, vừa là buồn cho tiểu hòa thượng, đã lỡ mất một kiếp/cơ hội tu hành. Duyên tu thì hiếm có, kiếp này bỏ lỡ ko biết đến bao giờ nó mới trở lại.

do-ta-khong-do-nang

Hôm nay e tình cờ lướt feed Facebook và đọc đc bài post này từ bạn The Golden Ages, cũng về chủ đề "Độ ta không độ nàng" này nhưng với góc nhìn khác, xin đc chia sẻ lại ở đây cho bạn đọc Noron!:

---------------------------------------------------

ĐỘ TA CHỨ KHÔNG ĐỘ NÀNG.

Tác giả bài này một là chả hiểu gì về đạo Phật, hai là hiểu quá rõ về đạo Phật nên viết một bài hát nói xéo những hạn chế trong cách tu hành thời buổi này .

Chuyện tu sĩ dính mắc vào chuyện tình yêu thế gian đã trở thành cảm hứng cho không biết bao nhiêu bộ phim bi và hài. Có 1 bộ phim mà mình thích nhất đó là Xuân, hạ, thu, đông… rồi lại xuân. 1 chú tiểu tu ở chùa xa lánh cách biệt thế gian, từ bé chỉ có dọn chùa với đọc kinh thành ra cứ lớ ngớ như 1 tờ giấy trắng. Vào thời niên thiếu thấy 1 cô gái vào chùa, thế là bị cám dỗ đến mức bỏ chùa ra ngoài để lấy bằng được cô này. Sau đó lại giết cô ấy vì bị phản bội, rồi chạy về chùa trốn lệnh truy nã. Đến khi mãn hạn tù, lại tìm về ngôi chùa năm xưa để tu…. và nghiệm ra có lẽ đời tu hành mới thực sự bắt đầu từ khoảnh khắc này.

Tu là chuyển hóa, mà không có sai lầm thì lấy đâu ra chuyển hóa. Nhìn chung, đâu phải ở trường học truyền thống chúng ta mới bị kìm kẹp về sự cho phép được sai lầm, ngay ở nơi thanh tịnh nhiều người cũng được chỉ dạy là cấm không được tạp niệm, không được phép phạm sai lầm.

Đức Phật Gautama trước khi giác ngộ cũng nếm trải hết mùi đời rồi, sống sung sướng ở trong cung điện, lấy vợ… đầy đủ đến mức ông thèm khát một cuộc sống thiếu thốn, nên phải bỏ cung điện ra đi để trải nghiệm xem thế giới bên ngoài thực sự có gì… từ đó mới tìm được sự giác ngộ. Vậy ai đã đề ra các giới luật để kìm hãm trải nghiệm, sáng tạo, ai đã phủ nhận, bóp méo tình yêu đại chúng để phần đông người tu bị ám ảnh bởi tình yêu thế gian….…. chắc chắn không phải Đức Phật Gautama rồi.

Chỉ có sự độc đoán ở tâm thức cấp thấp mang đầy tính bản ngã mới nuôi dạy nhau dựa trên sự cấm đoán, trong khi “ càng cấm thì người ta càng tò mò, muốn biết”. Sự độc đoán chỉ giỏi cấm chứ không dạy người ta nhìn thẳng vào cám dỗ, hiểu cám dỗ, thậm chí thử cám dỗ để biết nó thực sự có hại hay không. Ngay cả 1 con cá ươn nếu biết nó ươn chỗ nào thì có thể vẫn chế biến được để nó còn có thể trở thành 1 đĩa đồ ăn ngon, chứ cứ để nguyên vậy, thì nó vẫn mãi là 1 con cá ươn. Từ cái “biết” bản chất rồi mới ra cái luận về cách chuyển hóa nó sao cho thành có lợi nhất.

Có nhiều bậc giác ngộ ở trên khi giáng trần họ không chọn chỗ thanh sạch, vì sạch quá nên chẳng có gì để chuyển hóa, mà thế thì cũng không thể kéo nhân loại ngoi lên từ đám bùn. Thế nên, cũng chẳng có phải ngạc nhiên nếu biết 1 bậc giác ngộ đang tái kiếp mà chọn làm 1 kỹ nữ, 1 bợm nhậu, hay 1 người ăn xin…. rồi mới đi thuyết pháp cả.

Người tu đúng đạo sẽ đến một mức nào đó không sợ cám dỗ nữa, không phải vì họ bị cấm để không bị thu hút bởi cám dỗ, mà họ có thể đã trải qua nó hoặc đơn giản là đã ở 1 trạng thái tâm thức hiểu nó quá rồi, để không thể bị hấp dẫn bởi nó nữa.

_((**))_

(The Golden Ages).

Trả lời

E cứ thắc mắc ko hiểu vụ "Độ ta không độ nàng?" gây bão ầm ầm mấy bữa nay là sao. Giờ thì đã hiểu bối cảnh câu chuyện! Cảm ơn a đã chia sẻ! Một câu chuyện cảm động, tuy hơi buồn. :-)

Buồn ở đây vừa là buồn cho quận chúa nọ, vừa là buồn cho tiểu hòa thượng, đã lỡ mất một kiếp/cơ hội tu hành. Duyên tu thì hiếm có, kiếp này bỏ lỡ ko biết đến bao giờ nó mới trở lại.

do-ta-khong-do-nang

Hôm nay e tình cờ lướt feed Facebook và đọc đc bài post này từ bạn The Golden Ages, cũng về chủ đề "Độ ta không độ nàng" này nhưng với góc nhìn khác, xin đc chia sẻ lại ở đây cho bạn đọc Noron!:

---------------------------------------------------

ĐỘ TA CHỨ KHÔNG ĐỘ NÀNG.

Tác giả bài này một là chả hiểu gì về đạo Phật, hai là hiểu quá rõ về đạo Phật nên viết một bài hát nói xéo những hạn chế trong cách tu hành thời buổi này .

Chuyện tu sĩ dính mắc vào chuyện tình yêu thế gian đã trở thành cảm hứng cho không biết bao nhiêu bộ phim bi và hài. Có 1 bộ phim mà mình thích nhất đó là Xuân, hạ, thu, đông… rồi lại xuân. 1 chú tiểu tu ở chùa xa lánh cách biệt thế gian, từ bé chỉ có dọn chùa với đọc kinh thành ra cứ lớ ngớ như 1 tờ giấy trắng. Vào thời niên thiếu thấy 1 cô gái vào chùa, thế là bị cám dỗ đến mức bỏ chùa ra ngoài để lấy bằng được cô này. Sau đó lại giết cô ấy vì bị phản bội, rồi chạy về chùa trốn lệnh truy nã. Đến khi mãn hạn tù, lại tìm về ngôi chùa năm xưa để tu…. và nghiệm ra có lẽ đời tu hành mới thực sự bắt đầu từ khoảnh khắc này.

Tu là chuyển hóa, mà không có sai lầm thì lấy đâu ra chuyển hóa. Nhìn chung, đâu phải ở trường học truyền thống chúng ta mới bị kìm kẹp về sự cho phép được sai lầm, ngay ở nơi thanh tịnh nhiều người cũng được chỉ dạy là cấm không được tạp niệm, không được phép phạm sai lầm.

Đức Phật Gautama trước khi giác ngộ cũng nếm trải hết mùi đời rồi, sống sung sướng ở trong cung điện, lấy vợ… đầy đủ đến mức ông thèm khát một cuộc sống thiếu thốn, nên phải bỏ cung điện ra đi để trải nghiệm xem thế giới bên ngoài thực sự có gì… từ đó mới tìm được sự giác ngộ. Vậy ai đã đề ra các giới luật để kìm hãm trải nghiệm, sáng tạo, ai đã phủ nhận, bóp méo tình yêu đại chúng để phần đông người tu bị ám ảnh bởi tình yêu thế gian….…. chắc chắn không phải Đức Phật Gautama rồi.

Chỉ có sự độc đoán ở tâm thức cấp thấp mang đầy tính bản ngã mới nuôi dạy nhau dựa trên sự cấm đoán, trong khi “ càng cấm thì người ta càng tò mò, muốn biết”. Sự độc đoán chỉ giỏi cấm chứ không dạy người ta nhìn thẳng vào cám dỗ, hiểu cám dỗ, thậm chí thử cám dỗ để biết nó thực sự có hại hay không. Ngay cả 1 con cá ươn nếu biết nó ươn chỗ nào thì có thể vẫn chế biến được để nó còn có thể trở thành 1 đĩa đồ ăn ngon, chứ cứ để nguyên vậy, thì nó vẫn mãi là 1 con cá ươn. Từ cái “biết” bản chất rồi mới ra cái luận về cách chuyển hóa nó sao cho thành có lợi nhất.

Có nhiều bậc giác ngộ ở trên khi giáng trần họ không chọn chỗ thanh sạch, vì sạch quá nên chẳng có gì để chuyển hóa, mà thế thì cũng không thể kéo nhân loại ngoi lên từ đám bùn. Thế nên, cũng chẳng có phải ngạc nhiên nếu biết 1 bậc giác ngộ đang tái kiếp mà chọn làm 1 kỹ nữ, 1 bợm nhậu, hay 1 người ăn xin…. rồi mới đi thuyết pháp cả.

Người tu đúng đạo sẽ đến một mức nào đó không sợ cám dỗ nữa, không phải vì họ bị cấm để không bị thu hút bởi cám dỗ, mà họ có thể đã trải qua nó hoặc đơn giản là đã ở 1 trạng thái tâm thức hiểu nó quá rồi, để không thể bị hấp dẫn bởi nó nữa.

_((**))_

(The Golden Ages).

Có bài này cũng hay
Cho mình hỏi là câu trong hình trích từ đâu được không? Thắc mắc bữa giờ