Em có 1 cậu em trai có dấu hiện cực đoan trong tâm lý ạ?

  1. Tâm lý học

Dạ em chào phòng mạch bên mình ạ.
Chuyện là em có một cậu em họ.
Với những trạng thái bất thường như. Hay nghe vài câu nói ác ý nhắm vào mình lặp đi lặp lại bên tai. Như thể bị ám ảnh. Và những hành động của mọi người xung quanh đều bị cậu ấy quy chụp vào là "có vấn đề liên quan tới những câu nói ấy".
Một số chuyện như. Cậu ta hay nghe tiếng người nói xấu mình vào cả ban đêm hay ban ngày.
Cậu ấy cảm giác như mình bị theo dõi một cách hoang đường và cực đoan. Đến độ nghi ngờ những chuyện xung quanh cuộc sống một cách vô lý.
Có một số lần cậu rất dễ hành động quá khích như bám theo mải miết một người vì nghĩ người đấy có liên quan đến mình.
Hoặc tỏ ra hứng thú với hành vi bạo lực tại địa phương như đánh nhau, thanh toán nợ máu, số má các thứ. Và đã từng nghĩ sẽ dùng bạo lực để giải quyết.
Đến những người thân nhất của cậu ta đều bị nghi ngờ. Và thái độ của cậu như thay đổi cách nói năng, xử sự với người bị cậu nghi ngờ. Cậu ta cũng có 1 lần ý thức được có thể mình bị vấn đề về tâm lý.
Nhưng những lần trước thì hoàn toàn chối bỏ. Và cho thái độ bất hợp tác với việc kiểm tra tâm lý.
Chưa kể đã từng thái độ của cậu cũng bất hợp tác đối với chuyện giải quyết vấn đề về những kẻ nói xấu mình, như là điều tra.
Thêm những câu nói ác ý mà cậu ta nghe được đều được liên hệ với một "đoạn ký ức" có thật của mình. Như thể những người xấu đang đọc được suy nghĩ của cậu vậy. Mỗi câu nói cậu ta đều cho rằng có liên quan mật thiết với mình cho dù đó chỉ là vài câu chửi phong long như
"Cái đồ nhà giàu rồi không cần học".
"Nó nghĩ là nó hay nó giỏi rồi".
Cho dù "đoạn ký ức" đó có là rất lâu hay rất ư là "liên quan một cách nhảm nhí" thì cậu ta vẫn cho là chúng có liên quan tới quá khứ của mình thật sự.
Và chính những câu nói này lại văng vẳng bên tai của cậu ấy.
Những nghi ngờ và hành động của cậu em này càng lúc càng trở nên khó đoán, và làm cho em hoang mang đến tột độ khi thấy cậu ta như "chẳng còn tin vào bất cứ ai" , sẵn sàng đáp trả các cá nhân mà cậu cho là có hiềm khích và dựng chuyện theo dõi nói xấu mình.
Em e ngại khi thấy cậu ấy chuẩn bị tinh thần để va chạm với người ngoài. Kể cả đó là những tay anh chị giang hồ máu mặt, kể cả vài tên cộm cán của khu vực.
Hiện giờ gia đình cậu em ấy không quan tâm đến con mình nhiều nữa. Chỉ có em là hi vọng duy nhất. Em sợ là nếu bắt cậu ta đi khám thì cậu sẽ tạo khoảng cách cho 2 bên và dần dần sẽ khó gần gũi để ý hơn.
Chưa kể tệ nhất là trả đũa lại em do nghi ngờ như phía trên. Ngoài đời thì cậu ấy hoàn toàn có khả năng theo dõi em nên ai cũng cảnh giác và sợ không dám đi gặp trực tiếp bác sĩ ạ.
Bây giờ tụi em nên làm gì để giúp cậu ta đây ạ? Em rối quá. Chẳng biết phải tìm ai nên em nhắn cho các bác sĩ.
Thật sự em cảm ơn phòng mạch mình rất rất nhiều vì đã đã quan tâm và đọc những chia sẻ của em.

Từ khóa: 

tâm lý học

Khoảng 10 năm trước mình đã từng tiếp xúc với một cô khoảng 45-50 tuổi có những biểu hiện tương tự như vậy. Cô ấy nghi ngờ có lực lượng lớn toàn cao thủ kiểu FBI theo dõi mình (do chồng là quan chức), mọi dấu hiệu dường như đều chứng minh điều đó. Mình được cô nhờ để điều tra, máy tính, email xem có bị đột nhập không. Lúc đầu mình cũng tin, dành thời gian nghe cô kể các dấu hiệu, nên cô thích kể lắm, gọi mình hoài. Còn sau khi điều tra và nghe cô nói quá nhiều mình mới biết là cô bị hoang tưởng mất rồi.

Theo mình biết hoang tưởng là dạng nặng hơn của trầm cảm rất nhiều, và phải điều trị bắt buộc, có dùng thuốc, trong một thời gian dài đến khi nào gỡ được điều họ tự ám ảnh trong đầu đó ra.

Có thể so sánh hơi đụng chạm, nhưng hoang tưởng có phần nào giống niềm tin tôn giáo. Nó rất rất mạnh! Khi niềm tin được hình thành, mọi nhận thức, suy nghĩ sau đó sẽ được biến đổi, giải thích theo niềm tin đó. 

Trả lời

Khoảng 10 năm trước mình đã từng tiếp xúc với một cô khoảng 45-50 tuổi có những biểu hiện tương tự như vậy. Cô ấy nghi ngờ có lực lượng lớn toàn cao thủ kiểu FBI theo dõi mình (do chồng là quan chức), mọi dấu hiệu dường như đều chứng minh điều đó. Mình được cô nhờ để điều tra, máy tính, email xem có bị đột nhập không. Lúc đầu mình cũng tin, dành thời gian nghe cô kể các dấu hiệu, nên cô thích kể lắm, gọi mình hoài. Còn sau khi điều tra và nghe cô nói quá nhiều mình mới biết là cô bị hoang tưởng mất rồi.

Theo mình biết hoang tưởng là dạng nặng hơn của trầm cảm rất nhiều, và phải điều trị bắt buộc, có dùng thuốc, trong một thời gian dài đến khi nào gỡ được điều họ tự ám ảnh trong đầu đó ra.

Có thể so sánh hơi đụng chạm, nhưng hoang tưởng có phần nào giống niềm tin tôn giáo. Nó rất rất mạnh! Khi niềm tin được hình thành, mọi nhận thức, suy nghĩ sau đó sẽ được biến đổi, giải thích theo niềm tin đó. 

Em có thể động viên người nhà cậu bạn để họ tự đi gặp bác sĩ tâm thần để tư vấn cụ thể hơn nhé và bàn cách giúp đỡ cậu ấy nhé!

Nút thắt của em bạn ở đâu phải gỡ từ đó. Dùng cả hai phương pháp là thuốc uống từ bác sỹ và những người gần gũi nhất với e bạn tâm sự thường xuyên.

Hiện tượng này cần phải kiên trì, và điều trị ngay lập tức. Nếu để thêm time nữa sẽ rất trầm trọng.