Giải thích về nhân quả của chùa Ba Vàng có hợp lý?

  1. Tâm linh

"Nguyên nhân chính chưa phải là nguyên nhân đi ship hàng (gà) khiến bị hiếp như vậy, mà nguyên nhân chính phải do các ác nghiệp của bạn ấy trong tiền kiếp và duyên trong hiện tại bạn ấy lại sát sinh.

Hai cái này cộng vào nhau khiến cho bạn ấy bị như vậy. Ai làm gì cũng phải là do quả báo của chính mình.

 Bạn ấy bị người khác xâm hại về thân thể, hãm hiếp, giết chết, Yến sẽ đưa ra cho quý đạo hữu để chúng ta tư duy.
Bạn ấy trong tiền kiếp phải có hai loại tội: tội thứ nhất là sát mạng chúng sinh dã man; tội thứ hai là về mặt thân thể, trinh tiết của người khác bạn ấy xâm phạm, cho nên bạn mới bị quả báo như vậy...",

Từ khóa: 

chùa ba vàng

,

nhân quả

,

nhân duyên

,

tâm linh

Mình thì suy nghĩ rằng Đạo không sai, đường lối không sai .... nhưng con người thực hiện nó thì còn chưa thật sự đúng!

Trả lời

Mình thì suy nghĩ rằng Đạo không sai, đường lối không sai .... nhưng con người thực hiện nó thì còn chưa thật sự đúng!

Theo ý kiến cá nhân em, ko có kiếp trước kiếp sau, cũng chẳng có ác nghiệp quái gì cả. Toàn là bịa ra để lòe đời, trục lợi cho cá nhân và giai cấp. Có nhân quả, nhưng nó chỉ đơn thuần là cái gì cũng có nguyên nhân của nó, giống như bạn cưa 1 cái thân cây thì cây nó sẽ đổ.

Tuy nhiên, mỗi sự việc xảy ra đều có nguyên nhân chủ quan và khách quan, duyên hay là số mà chúng ta hay gọi là tổng hợp của các yếu tố ngẫu nhiên độc lập với hành động của chúng ta ví dụ như hành động của những người xung quanh, sự biến đổi của thời tiết, hay ngay cả việc chiếc lá có rụng xuống hay ko cũng có ảnh hưởng đến những gì sẽ xảy ra với chúng ta trong tương lai.

Tóm lại, tương lai tồn tại ở dạng mây khả năng, có những thứ có xác suất xảy ra thấp, có những thứ có xác suất xảy ra cao và xác suất này cũng luôn luôn biến đổi liên tục dựa trên những gì xảy ra ở hiện tại. Nói rằng vì cái gọi là "kiếp trước" bạn gái kia làm abcxyz gì đấy đến "kiếp này" chắc chắn sẽ bị defghk là nói nhảm.

Mình có xem tin tức hôm qua về vụ này, không quan tâm báo chí nói gì, quan điểm của mình sau khi xem đoạn clip này như sau:

Nếu mình theo đạo Phật và tin vào nhân -quả của kiếp trước và kiếp sau thì maybe có thể cho rằng sự lý giải này hợp lý. Chưa chắc là hợp tình đâu, nhưng nghe qua sẽ thấy à, thì ra là như vậy. Đúng rồi, cái gì cũng có nhân duyên và nghiệt duyên cả. 

Trường hợp nếu mình không theo đạo Phật, thì cực kỳ bức xúc và lên án. Một câu chuyện đau lòng và khiến chấn động toàn xã hội như vậy, mà bị lên án bão là kiếp trước làm gì sai, thế là làm sao. Kiếp trước là kiếp nào, có ai thấy được nó chưa, sờ nó chưa, trải nghiệm chưa mà dám kết luận như vậy. Quả là vô lý!

Theo suy nghĩ của mình những việc như dâng sao giải hạn xuất phát từ việc muốn được che trở, bảo vệ của con người. Ở nước ngoài họ sẽ đến các nhà thờ, các thánh đường để xưng tội, xin tư vấn từ các Đức cha, các Giáo sỹ,... và cầu xin được Đức Chúa, các vị thánh,... bảo vệ. Ở nước ta cũng thế, mọi người đều mong muốn được an ủi, che trở và bảo vệ, nhưng thay vì đưa ra những lời khuyên răn làm việc thiện thì lại đưa ra những lý lẽ, lập luận đánh vào nỗi sợ tiềm ẩn của mỗi con người (giống như quảng cáo nước mắm ko có 3-MCPD năm nào). Và khi đã sợ thì ai nói gì mà chả nghe, vì khi đó ta chỉ mong muốn làm sao để thoát khỏi việc đó và thế là việc dâng sao giải hạn ra đời. Để tránh việc đó theo mình mọi người nên tìm hiểu thêm nhiều nguồn thông tin, vừa để làm phong phú vốn kiến thức vừa là để bản thân có thể tự lý giải những hiện tượng mà ta gặp phải theo hướng logic và tốt đẹp nhất.
Trong clips dưới đây mình thấy anh này phân tích rất hợp lý, và những việc như chùa Ba Vàng nói là ko có cơ sở.

Cách giải của bà Yến là định mệnh luận hay số mệnh luận. Định mệnh luận là có hơi hướng của China. “Bắt phong trần phải phong trần; Cho thanh cao mới được phần thanh cao”; “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen”...

Cách giảng của bà sẽ không ồn ào nếu không ngồi trên pháp toà, giảng về Phật giáo. Còn ngoài PG ra, cách lý giải của bà của rập khuôn theo lối tư duy cũ, ko có gì ồn ào. Và nếu như cách hiểu và lý giải nhân quả kiểu này lùi về thời kỳ nữa phong kiến nữa thực dân thì biết đâu được hoan nghênh.

Còn đối với PG thì cách hiểu về nhân quả của bà là quá lệch pha. Bà đã đóng khung nhân quả PG theo quan điểm của bà, thay vì phải nhìn sự vật đúng bản chất của nó.

Không chao đảo thì không phải là người lớn, phải ngàn lần tranh đấu mới có thể trưởng thành